"Giáo trí”- cuộc cách mạng đầu tiên để nâng cao dân trí

07:51 SA @ Thứ Ba - 02 Tháng Năm, 2006

“Muốn phát triển kinh tế xã hội phải nâng cao dân trí. Việc đầu tiên để nâng cao dân trí là nâng cao “giáo trí”. “Giáo trí”, “dân trí” được nâng cao, đây chính là nền tảng để nâng cao “quan trí”. Quan trí được nâng lên xứng tầm là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề về kinh tế xã hội”

Đó là lời của ông Lê Doãn Hợp- Bí thư tỉnh uỷ Nghệ An trong cuộc trao đổi với VietNamNet mới đây.

- Là một tiến sỹ kinh tế, lý do nào để ông quan tâm đến lĩnh vực giáo dục như vậy?

- Làm nghề gì trình độ yếu cũng nguy hiểm, nhưng giáo viên trình độ yếu là nguy hiểm nhất vì sẽ đẻ ra các thế hệ học trò yếu kém khác. Thay một giáo viên kém bằng một giáo viên giỏi có thể nói là một cách đầu tư rất hiệu quả. Muốn nâng cao dân trí, cách đầu tư có hiệu quả nhất là nâng cao giáo trí.

- Nâng cao giáo trí bằng cách nào thưa ông?

- Cạnh tranh là động lực của sự phát triển. Quy luật này không chỉ đúng trong nền sản xuất hàng hoá mà còn có thể vận dụng trong nhiều lĩnh vực xã hội khác. Không thể có giáo viên tốt khi không có cạnh tranh, không có sự sàng lọc và đào thải. Cũng như học sinh, giáo viên sẽ trưởng thành hơn qua mỗi cuộc thi tuyển, sát hạch. Đã một thời gian dài, Nghệ An không có một cuộc sát hạch lớn nào đối với giáo viên. Dạy tốt hay dở đều có thể yên tâm đứng lớp mà không sợ bị mất chỗ. Muốn nâng cao giáo trí phải sát hạch và sàng lọc giáo viên.

- Ông giải thích thế nào với ngành giáo dục và với dư luận khi tiến hành sàng lọc lực lượng giáo viên?

- Vấn đề quan trọng là nhận thức. Có thể coi là một tội ác đối với thể hệ trẻ nếu duy trì quá lâu đội ngũ giáo viên dạy yếu, dạy kém. Trước yêu cầu của chất lượng giáo dục hôm nay, sẽ không khó khi phân biệt giáo viên nào đáp ứng được yêu cầu, giáo viên nào không đáp ứng được. Có thể nói, đổi mới chương trình, thay sách giáo khoa tốt đến đâu, đầu tư nhiều kinh phí để nâng cấp cơ sở vật chất trường học tốt đến đâu nhưng đội ngũ giáo viên bất cập thì chất lượng giáo dục cũng không thể cải thiện được. Trong vòng hai tháng tôi làm việc với bảy trường phổ thông và nhận thấy muốn nâng giáo trí lên như một cuộc cách mạng trong chính ngành giáo dục phải chọn giải pháp đầu tiên là sàng lọc giáo viên.

- Lực lượng giáo viên yếu kém cần phải sàng lọc hiện nay là bao nhiêu?

- Không dưới 30%. Nghệ An sẽ bắt đầu triển khai ngay từ năm học này với việc thay thế 10%, năm học sau giảm tiếp 10%, năm sau nữa giảm nốt 10%. Đội ngũ giáo viên của Nghệ An hiện có khoảng 50.000 người, 10% tương đương khoảng 5.000 giáo viên. 30% trong ba năm tổng cộng là trên 15.000 giáo viên.

- Mỗi năm thay thế 5.000 giáo viên, liệu có tạo ra một hiệu ứng phụ khác cho xã hội?

- Khi đưa ra kế hoạch này, nhiều người cũng đặt câu hỏi “Ai sẽ làm?” với không ít ngần ngại vì sợ đụng chạm. Mà đúng là dễ đụng chạm thật. Từ trước đến nay chưa có những tiền lệ như vậy, số lượng không nhỏ... Vấn đề lại nhạy cảm vì liên quan đến con người, hơn nữa lại là những người thầy. Tỉnh chủ trương ngành giáo dục phải làm, bằng bốn kênh, đều thông qua con đường rất dân chủ, công bằng là bỏ phiếu: giáo viên bỏ phiếu tín nhiệm, HS, phụ huynh bỏ phiếu nhận xét và cuối cùng là hội đồng chuyên môn bỏ phiếu phân loại đánh giá. Phân loại chính xác là nhiệm vụ của ngành giáo dục. Tôi yêu cầu phải phân loại rõ: ai dạy được, ai dạy kém nhưng nếu được bồi dưỡng thêm thì có thể tiếp tục và ai không thể dạy được.

Nguyên tắc giải quyết: kỷ cương ở phân loại, tình nghĩa ở chính sách. Còn tồn tại nhiều giáo viên không đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay là vấn đề của lịch sử. Nói gì thì nói những người dạy yếu dạy kém này cũng đã hoàn thành nhiệm vụ của một giai đoạn lịch sử, đáp ứng yêu cầu của những giai đoạn đất nước khó khăn, thiếu giáo viên. Do không đào tạo kịp, không đào tạo được đầy đủ phải “chấp nhận” những giải pháp tình thế, trình độ 10+1, 10+2, thậm chí cả 7+1, 7+2 cũng đứng lớp. Nhưng nay vì tương lai của các thế hệ trẻ, vì yêu cầu phát triển của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung, Nghệ An cương quyết: đã trình độ kém thì dứt khoát không được đứng lớp. Đấy là kỷ cương.

Còn tình nghĩa ở chỗ không dạy nhưng vẫn được lĩnh lương: số giáo viên này chỉ bị cắt phụ cấp đứng lớp, nghỉ dạy chờ đủ năm để được hưởng lương hưu, trong lúc nghỉ được đóng đầy đủ các loại bảo hiểm. Ngay từ khi bắt đầu thực hiện, tôi khẳng định với các cán bộ của tỉnh, của ngành giáo dục: nếu mình có giải pháp đảm bảo những quyền lợi chính đáng cho người giáo viên đã có cống hiến nay không còn phù hợp với yêu cầu công tác, chắc chắn người ta sẽ chấp nhận.

Lúc đầu dư luận trong tỉnh cũng có "sốc". Thậm chí, có nhiều cán bộ e ngại sợ bị quần chúng phản ứng. Tôi tuyên bố: nếu ai phản đối cứ mời về Nhà văn hóa Lao động, tôi sẽ đến nói chuyện, giải thích rõ chủ trương đến tâm phục khẩu phục thì thôi. Thà kết thúc bằng một nỗi đau còn hơn để nỗi đau không bao giờ kết thúc. Nỗi đau đó là những thế hệ trẻ tiếp tục phải học tập bằng phương pháp giảng dạy yếu kém. Phải kết thúc để thế hệ trẻ không còn phải trả giá cho những non yếu, thiếu dũng khí của người làm quản lý.

Trong việc này, không chỉ những người làm quản lý, mọi người đều phải nhận thức lại. Đối với bản thân người giáo viên yếu kém phải coi đây là một việc làm đầy tấm lòng và trách nhiệm với nền giáo dục, với con em. Cách rút lui này là rút lui có trách nhiệm, trong danh dự. Người kém tự lùi lại nhường chỗ cho những người trẻ hơn, đủ năng lực. Đó là một tư duy mới và tiến bộ cần áp dụng triệt để trong công tác tổ chức cán bộ. Đến nay Nghệ An đã triển khai chương trình sàng lọc giáo viên được ba tháng, dư luận ngày càng ủng hộ.

- Để làm cuộc cách mạng về “Giáo trí”, tỉnh đã chi ra khoảng bao nhiêu tiền thưa ông?

- Đây chính là lúc cần cả xã hội phải vào cuộc, xã hội hóa để giải quyết cùng ngành giáo dục. Ngành giáo dục chỉ phải lo sàng lọc cho chuẩn xác, còn tiền trả lương cho những giáo viên nghỉ dạy do tỉnh lo, ngoài ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục. Để làm được cuộc “cách mạng” về giáo viên, Nghệ An phải dành ra 20 tỉ đồng mỗi năm. Chúng tôi xác định phải tự vận động, có thêm nguồn thu, tiết kiệm các khoản chi để đầu tư cho giáo dục. Với mức tăng trưởng GDP trong năm 2003 đạt xấp xỉ 12%, Nghệ An đã có thể tích luỹ ít nhi

Nguồn:VietNamNet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà trường xưa và nay

    25/03/2019Bác sĩ Nguyễn Khắc ViệnXã hội mới đòi hỏi có một nhà trường mới, luận điểm dĩ nhiên ấy, nói lên thì dễ nhưng suy nghĩ cho ra và thực hiện được một nhà trường mới lại rất khó. Có thể nói những nhược điểm của nhà trường hiện nay là do tiếp tục thực hiện một kiểu mẫu nhà trường cũ trong một xã hội mới. ...
  • Tư duy sáng tạo và phê phán trong giáo dục Mỹ

    30/09/2014Dương Ngọc DũngCó lẽ trong tất cả giảng trình tạo Đại học Harvard không có giảng trình nào thu hút nhiều sinh viên ghi danh học như giảng trình 101 tư duy về tư duy (101 thinking about thinking – 101 là mã số chung cho tất cả các giáo trình nhập môn tại đại học Mỹ).
  • ''Phải tiến hành cuộc cách mạng giáo dục''

    16/06/2014''Nền giáo dục của chúng ta đang thực sự xuống cấp'', ''phải nhìn những tiêu cực trong giáo dục hiện nay như là một khối u nguy hiểm để triệt bỏ tận gốc''; ''đã đến lúc phải tiến hành cuộc cách mạng giáo dục''... Đó là những ý kiến thẳng thắn của các giáo sư trong buổi làm việc lấy ý kiến về dự thảo đề án ''Triển khai, thực hiện cuộc vận động toàn dân xây dựng - cả nước trở thành một xã hội học tập'', do Trung ương Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tổ chức hôm qua (4/9/2003)...
  • “Emile, hay vấn đề giáo dục”

    22/08/2013Dương Thị Ngọc DungEmile, hay vấn đề giáo dục chính là "tuyên ngôn giải phóng tuổi trẻ " với lý luận đòi tự do cho con người cá nhân ở lứa tuổi thiếu niên. Xuyên suốt năm quyển - tương ứng với năm giai đoạn phát triển khác nhau của thời kỳ niên thiếu, từ lúc mới sinh ra cho đến khi trở thành một công dân trong xã hội - tư tưởng của Rousseau đều nhằm vào một mục đích duy nhất là tạo ra mẫu người công dân tự do cho một xã hội dân chủ lý tưởng...
  • Nghĩ về chuyện dạy và học

    10/04/2006Khi nền giáo dục Phương tây quan tâm chú trọng tới phương thức học gọi là "tấn công não" - tức lấy người học làm trung tâm, thì ở Việt Nam điều đó còn thật mới lạ và nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức...

  • Trường Đại học duy lý và ý tưởng tự trị Đại học

    19/02/2006Ngô Tự Lậpcha đẻ thực thụ của trường Đại học hiện đại chính là Immanuel Kant (1724 -1804), người đã kết hợp triết học duy lý (rationalism) của Descartes với triết học duy nghiệm (empiricism) của Bacon và mở đầu cho thời kỳ Khai Sáng...
  • Muốn trường tốt phải có thầy hay

    16/11/2005Hồ Tú Bảo (GS. Tin học, Viện Khoa học & Công nghệ tiên tiến Nhật Bản - JAIST)Chúng ta đang bàn đến xây dựng ĐH chất lượng cao, nhưng tên gọi chính xác nên như thế nào, tiêu chí cụ thể ra sao, và đặc biệt đội ngũ giáo sư giảng dạy ở đó có thực sự là chất lượng cao hay không? Bài viết ngắn này bàn về một chuyện theo tôi là cốt tử nhất trong việc xây dựng đại học chất lượng cao ở nước ta, nhưng chưa được bàn thảo kỹ lưỡng.
  • Xã hội hoá giáo dục

    15/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupGiáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp được đặt ra sôi nổi nhất. Phải khẳng định, xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục?
  • Mặt bằng xây dựng...và người hưởng thụ

    19/07/2005Hồ Ngọc ĐạiNgười thiết kế toà nhà phải có trong tay các cứ liệu của mặt bằng, gồm có phần lộ thiên (diện tích, danh giới, phương hướng...) và phần chìm sâu trong lòng đất, độ rắn của chất đất.
    Mặt bằng cho toà nhà giáo dục có phần lộ thiên là nền sản xuất hiện đại (kinh tế tri thức) có tính toàn cầu và phần chính trị hội nhập. Phần chìm của nó là nền văn hoá bản địa và chất nhà trường hiện hành...
  • Giáo dục đại học: Khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham học

    12/07/2005Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, AustraliaGần đây, nhân dịp được tham dự vài buổi giảng tại một trường đại học trong nước (theo lời mời của vài đồng nghiệp), tôi chợt nhớ đến kinh nghiệm của chính mình trong thời còn theo học đại học hơn 30 năm trước đây. Thời đó, mối quan hệ giữa người giáo sư và sinh viên chủ yếu là “thầy giảng trò chép”. Ở các trường đại học Tây phương từ hơn 50 năm trước giới nghiên cứu giáo dục đã chứng minh rằng một phương pháp giảng dạy như thế không đem lại hiệu quả cao cho người học, vì nó mang tính thụ động quá. Ngày nay, qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong nước và trực tiếp tham dự nghe giảng, tôi cảm thấy mối quan hệ thụ động như thế vẫn còn tồn tại. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách giảng dạy để đem lại hiệu quả tốt cho sinh viên và cả người dạy.
  • Kiến nghị: Chấn hưng, cải cách, hiện đại hoá giáo dục

    02/07/2005Bản kiến nghị này gồm ba phần. Phần đầu phân tích thực trạng của giáo dục để tìm ra cái gốc các khó khăn và bất cập hiện nay. Phần thứ hai đề xuất phương hướng hiện đại hoá giáo dục để khắc phục các khó khăn và bất cập một cách cơ bản. Phần thứ ba trình bày một số giải pháp cấp bách cần thực hiện để trả lại môi trường hoạt động bình thường cho giáo dục, và mở đường chuyển dần sang cải cách, hiện đại hoá toàn hệ thống.
  • Phải thay cách làm giáo dục

    21/12/2003Đây là bài phát biểu của GS-TSKH Hồ Ngọc Đại tại hội thảo “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo?” với chủ đề: tiếp tục giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển qui mô, vừa phải đảm bảo chất lượng với điều kiện hạn hẹp về nguồn lực, do Bộ Giáo dục - đào tạo và báo Nhân Dân phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 23-12-2003...
  • Để củng cố quan hệ thầy - trò, hãy củng cố chính nền giáo dục!

    20/11/2003Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn là tấm gương lớn về một nhà khoa học, một nhà giáo gương mẫu, lao động không biết mệt mỏi vì sự nghiệp "trồng người". Câu chuyện với ông xoay quanh chủ đề: quan hệ thầy trò và đạo đức nhà giáo - một trong những vấn đề đang gây sự chú ý của toàn xã hội...
  • Để có chất lượng cần nhất là cái tâm của người thầy

    20/11/2003Tại cuộc gặp mặt với các đại biểu Quốc hội trong ngành giáo dục (GD) ngày 29-10-2003, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Minh Hiển đã cho biết quy mô học sinh (HS) ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông đều tăng hơn năm trước và sẽ tiếp tục tăng nữa. Như vậy, ngành GD-ĐT sẽ vẫn phải tiếp tục giải một bài toán khó và ngân sách dành cho GD, cơ sở vật chất trường lớp cũng như đội ngũ giáo viên ...
  • Để xây dựng một xã hội học tập

    18/11/2003Mới đây, Hội Khuyến học Việt Nam cùng với Bộ Giáo dục – Đào tạo và một số ngành liên quan đã có đề nghị lên Chính phủ về việc triển khai cuộc vận động "Toàn dân xây dựng cả nước trở thành một XHHT". Sau khi đã xem xét, ngày 27/10/2003, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã có ý kiến chỉ đạo về đề án "Xây dựng XHHT ở Việt Nam". Theo đó Thủ tướng nhấn mạnh: Việc xây dựng XHHT là hết sức cần thiết. Bộ GD-ĐT chủ trì cùng Hội Khuyến học và các bộ, ngành có liên quan xây dựng đề án về xây dựng XHHT trình Chính phủ trước ngày 30/12/2003...
  • Giáo dục Việt Nam: ngôi nhà cần đổ lại móng

    11/11/2003Ông lão 79 tuổi gầy nhom, tóc điểm bạc, ngày ngày còng lưng trước chiếc máy tính đời cũ để vào mạng kiếm thông tin. Lúc nào học trò ông cũng nườm nượp đến xin thụ giáo. Nhiều người vẫn ngạc nhiên hỏi đi hỏi lại: "Từ lúc nghỉ hưu thầy dạy 20 năm nữa mà sao chưa hết vốn?". Vị giáo sư già tủm tỉm cười: "Tôi học nhờ Internet cả đấy". Vị giáo sư ấy là tiến sĩ khoa học Dương Thiệu Tống.
  • Cần thay đổi cơ bản và toàn diện

    23/07/2003Giáo dục Việt Nam trước hội nhập toàn cầu: Báo Bangkok Post vừa qua có đăng một mẩu tin đáng suy ngẫm: Xuất khẩu lao động của Thái Lan ngày càng trở nên một ngành thu ngoại tệ đáng kể về cho đất nước. Hàng năm Thái Lan xuất khẩu khoảng 350.000 lao động, họ gửi tiền về cho gia đình khoảng 1.200 triệu USD...
  • Tẩy chay tích luỹ kiến thức?

    14/02/2003TS. Vũ Thị Phương AnhBước sang thiên niên kỷ thứ 3, nhìn lại những thành tựu của nhân loại, người ta phải thừa nhận rằng những nước đạt được nhiều thành tựu khoa học vĩ đại nhất vẫn là những nước ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giáo dục. Vậy thì, chúng ta hãy điểm qua các dự báo về tương lai của nền giáo dục thế giới trong thế kỷ 21.
  • Dạy và học theo phương pháp mới

    11/02/2003Ra đời được 3 năm (1999), đến nay trường tiểu học dân lập Quốc Tế đã thu hút được hơn 1.000 học sinh. Với phương pháp dạy và học khá mới mẻ, trường đang được nhiều phụ huynh học sinh quan tâm. Trang thông tin TPHCM xin giới thiệu đôi nét về ngôi trường này.
  • Một định hướng giáo dục mới: phát triển kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề

    10/02/2003Một trong những vấn đề ta thường gặp ở Việt Nam là sinh viên học sinh ra trường chưa đủ khả năng sẵn sàng để đảm nhận được các công tác, chức vụ mà đáng lẽ họ phải có khả năng ứng xử độc lập. Họ phải qua một thời gian bỡ ngỡ, chới với rất dài so với thời gian cần thiết cho một sinh viên phương Tây.
  • Chuyển biến chiến lược cơ bản toàn diện về giáo dục

    10/02/2003Từ nay đến năm 2010, trên cơ sở những bài học đắt giá của 15 năm đổi mới giáo dục, những chuyển biến nào mới thật sự là "cơ bản toàn diện" cần phải tạo ra trong sự nghiệp học - hành suốt đời của toàn dân?
  • Cần "giảm" triệt để cả những sai sót

    09/02/2003...về chương trình tiểu học, việc giảm thời lượng là đã rõ nhưng về chất lượng những tiêu chí nào cần tăng giảm là một việc không đơn giản.
  • xem toàn bộ