Giàu có nhưng không thành người

10:55 SA @ Thứ Hai - 29 Tháng Năm, 2017

Trong số những cách hành xử của đám nhà giàu trọc phú khiến dân tình phải bàn tán, tôi nhớ mấy năm trước có chuyện họ mang việc đấu giá làm từ thiện ra đùa cợt. Đùa cợt trên sự cùng cực của người nghèo.

Nhìn lại thời xưa, tôi vẫn nghĩ, cùng với giới trí thức, đám người giàu có thuộc về bộ phận ưu tú của xã hội họ có khá hơn thì xã hội mới được nhờ.

Nhưng đến thời ta, cả hai đám người ấy bị thù ghét và thù ghét vô lối bất công đến mức ai người muốn trở thành ưu tú cũng nản lòng luôn .

Phải qua chiến tranh rồi những ngày hậu chiến đầy ảo tưởng đến nay sự tôn trọng đám người ưu tú đó mới được khôi phục.
Nhưng làm sao mà có ngay được những người ưu tú chân chính khi những chuẩn mực xã hội hoàn toàn lệch lạc.

Để chuyện trí thức vào một dịp khác, hôm nay ta hãy nói về người giàu thời nay.

Câu chuyện tôi nêu ở đầu bài không phải "cá biệt ,ngẫu nhiên' Trong những cuộc trao đổi với đám người cùng tuổi nhất là những người có kinh nghiệm về xã hội cũ, chúng tôi vẫn lắc đầu hoài,

Tôi muốn nói riêng trong phạm vi Hà Nội, nơi những cuộc cải tạo tư sản khét tiếng một thời, và chủ nghĩa nghèo khó bình quân được triệt để thực hiện, việc một số người giàu có, tự nhiên phất lên chiến tranh là hạng người nào, không ai còn phải lấy làm lạ !


2. Cũng như mọi phán đoán khác, tôi biết ở đây tôi phải có lời xin lỗi nếu cố tình tuyệt đối hóa nhận xét của mình.
Một trong những thói quen của thời bao cấp là thói ghen tị không thích ai hơn mình, và tôi tin sang thời mới (?) rồi mà cái đó nay vẫn còn.

Nhưng trên đại thể, tôi vẫn tin tôi đúng.

Sự kém cỏi mọi đường của lớp người giàu thời nay là lý do khiến sự giàu có chung của xã hội không chắc chắn mà cũng không tự nó nhân lên nhiều lần như chúng ta cùng mong ước.

Dưới đây tôi muốn nói thêm về những ảnh hưởng của lớp giàu tới sự suy nghĩ của cả xã hội.

Một người Đức đã viết trên mạng về “người Việt xấu xí’. Ông ta bảo hình như nhiều người Việt hiện nay cũng biết mình hư hỏng nhưng lại có lối đổ thừa cho hoàn cảnh.
Tức là bảo rằng tại chúng tôi nghèo quá nên chúng tôi mới hư hỏng thế này, còn nếu giàu có lên thì chúng tôi sẽ tử tế ngay.

Còn theo kinh nghiệm của người Đức, và nhiều cộng đồng khác, con người phải tử tế thì mới có được sự giàu có chắc chắn.
Có vẻ như các vụ việc gần đây cho thấy người Đức kia nói đúng.

Sự giàu có hiện nay của một số người ở VN chỉ là sự giàu có giả tạo. Họ vẫn chưa thành người.

.

3. Tại sao đám dân có máu mặt -- đúng hơn là đám người ưu tú thời nay -- lại có bộ mặt như vậy?

Câu trả lời có thể là:

  • đi qua chiến tranh người ta sống cảm giác kẻ sống sót, không thấy cuộc đời có ý nghĩa gì ngoài sự hưởng thụ và muốn làm gì thì làm cốt nổi trội hơn người.
  • chiến tranh không đào tạo người ta thành người lao động bình thường, trước cuộc mưu sinh ngày nay, mỗi người hoàn toàn bất lực. Nhưng họ lại quá nhiều kinh nghiệm trong việc bất chấp pháp luật, hoặc lợi dụng khe hở của pháp luật để mưu cầu tham vọng riêng.


Nên nhớ là dưới bom đạn, ảo tưởng lại được nuôi nấng, và đến nay khi ảo tưởng đó tiêu tan, thì con người ta như con trâu đứt mũi, thả mình phiêu lưu trong sự hư hỏng.

4. Một nguyên nhân khác: Nguyên nhân căn cốt cộng đồng. Ngay từ hồi chiến tranh, tôi nhớ một người như nhà văn Đỗ Chu đã có lúc trầm ngâm nói với tôi rằng đọc lại sách vở xưa, bên cạnh rất, rất nhiều tự hào, nhiều khi chợt thấy dân mình có quá nhiều tính chất của một đám đông lêu lổng(?!).

Không biết bây giờ anh Chu có còn nghĩ như thế, nhưng mấy chục năm nay, nó cứ khiến tôi phân vân mãi
Có đúng thế không? Không đúng hẳn, cũng đúng một phần?

Hay đây chính là mặt chủ yếu trong cái bộn bề tính cách người mình?


5. Đọc trên mạng thấy có người thắc mắc, tham nhũng, ở giới quan chức Trung quốc cũng khủng khiếp lắm, nhưng sao đất nước họ vẫn phát triển đến mức thế giới cũng phải hoảng.

Theo sự tìm hiểu của tôi, CON NGƯỜI NGHỀ NGHIÊP ở người Trung quốc -- cả người bình thường lẫn các bộ phận ưu tú -- nói chung rất phát triển.

Làm nghề gì họ cũng nghiên cứu cẩn thận cũng chép thành sách vở để phổ biến cho nhau.
Việc làm quan được đưa thành quy trình quy tắc và sang đến thời nay, những kinh nghiệm xưa vẫn được áp dụng.

Còn người mình thì ngược lại.
Tính cách vô nghệ nghiệp ở cả quan lẫn dân khiến cho người mình nhiều khi giống như cái cây không có một loại quả nào đặc sắc. Nó cũng làm cho chúng ta năng động mà vẫn nghèo đói , tức nó là cái ý lêu lổng mà nhà văn Đỗ Chu nói ở trên

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người giàu có sang không?

    04/08/2019Xuân BaSau 42 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và 30 năm Ðổi Mới, nhiều vấn đề nảy sinh, nhiều hiện tượng cần được đánh giá và nghiêm túc kiến giải. Cuộc trò chuyện của chuyên gia Nguyễn Trần Bạt và nhà báo Xuân Ba ngõ hầu giúp bạn đọc thêm thông tin, thêm cách tiếp cận về những vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra...
  • Đồng tiền dễ chà đạp lên phẩm giá, đạo đức

    15/09/2019Nhật Minh (thực hiện)Dường như xã hội càng phát triển thì văn hoá, đạo đức càng xuống cấp. Nghịch lý đó khiến nhiều người bi quan...
  • Đồng tiền hai mặt

    08/07/2019Nguyễn Khắc PhêThực ra thì ở đời, hầu như mọi sự đều có hai mặt với cả nghĩa đen và nghĩ bóng. Như đồng tiền luôn có hai mặt khác nhau về họa tiết và chúng ta vẫn thường bảo đồng tiền này “trong sạch” còn đồng tiền kia là “nhơ bẩn”. Khi xã hội đang có một số mặt sa sút, nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “mặt trái” của đồng tiền xuất hiện ở mọi nơi cũng là điều dễ hiểu...
  • Sự giàu có mang lại bất hạnh

    19/12/2018Maria AtasanovCó lẽ tất cả chúng ta đều mơ một ngày nào đó sẽ trở nên giàu có, trừ những người sinh ra trong những gia đình khá giả...
  • Hậu khủng hoảng nghĩ về triết lý ứng xử với đồng tiền

    02/10/2017Diệu Linh (từ Ucraine)Khủng hoảng kinh tế là quy trình thông thường. Quan trọng là phải rút ra được những kết luận đúng từ lịch sử và không phí thời gian vô ích...
  • “Người giàu có xu hướng thiếu đạo đức”?

    26/06/2017Đoan TrangTheo một kết quả nghiên cứu được công bố gần đây của các nhà nghiên cứu ĐH California và ĐH Toronto, thì những cá nhân ở tầng lớp thượng lưu - những người có nhiều tiền nhất, có thu nhập cao nhất, học vấn tốt nhất và công việc danh tiếng nhất - lại có xu hướng thể hiện hành vi thiếu đạo đức hơn. (VietNamNet, ngày 1-3)
  • Ăn ở với đồng tiền

    18/06/2017TS. Phạm Duy NghĩaChuyện tiền nong thường khó nói. Khi ta nghèo, tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, thoảng qua nhanh đâu còn thời giờ để nghĩ ngợi làm gì. Khi ta có chút của ăn của để, tiền ở lại với ta lâu hơn, ấy là lúc ta tập nghĩ tới cách ứng xử với đồng tiền. Từ một xứ nghèo, vươn lên kiếm lấy đồng tiền là nhu cầu rất tự nhiên và chính đáng, song cách ứng xử tiêu dùng tiền ấy có thể cũng là chuyện nên bàn...
  • Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có

    21/10/2016Nguyễn Tất ThịnhGiàu có trong sự nghèo khó của người khác, trong sự lụi bại của xã hội thì cái sự giàu có đó rất không yên ổn...
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Tham lam là tột bậc của sự bần cùng, ban tặng là sự giàu có chân thực nhất

    30/04/2016Hoàng Long biên soạnTrước kia có một người bị mất phương hướng trên sa mạc mênh mông, anh ta vừa đói vừa khát, cận kề đến cái chết. Nhưng anh vẫn cố lê bước chân nặng nhọc, từng bước từng bước tiến về phía trước, cuối cùng anh phát hiện thấy một căn nhà mục nát. Căn nhà này không còn có ai ở, gió thổi nắng chiếu làm cho nó dường như lung lay sắp đổ...
  • Sự khác biệt mới làm giàu có tâm hồn

    16/10/2015Hà Anh (thực hiện)“Người đọc có tìm những “khác biệt” để đọc hay còn có những yếu tố khác nữa? Người kinh doanh có quan tâm đến giá trị tinh thần khi lựa chọn “kinh doanh” tác phẩm văn học? Điều gì tạo nên giá trị của tác phẩm văn học Việt Nam?”- đó là những nội dung nhỏ trong buổi trao đổi giữa phóng viên báo điện tử Tổ Quốc với nhà văn Ngô Tự Lập, một nhà văn tiếp xúc nhiều với văn học nước ngoài...
  • Sự vô hình hệ trọng giữa những đồng tiền

    05/10/2015Nguyễn Quang ThiềuChúng ta liên tục có những chính sách đột phá về kinh tế để phát triển đất nước. Nhưng chúng ta lại quên đi sứ mệnh của tinh thần thơ ca trong đời sống. Chính vì thế mà chúng ta không lý giải được những bất ổn của chúng ta, những tổn thương trong chúng ta, những mâu thuẫn trong chúng ta và cả những thất bại hiện hữu trong đời sống và công việc của chúng ta.
  • Suy nghĩ lớn và gương mặt của đồng tiền

    18/02/2014Hoàng Độ (thực hiện)Suy nghĩ là tự định hướng cho số phận ở nhiều cấp độ: nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng, bản thân. Suy nghĩ, hành động và kết quả thường là một thể thống nhất: gieo như thế nào, gặt như thế ấy...
  • Trò chuyện với đồng tiền

    12/09/2013Xuân Sách“Tiền tài như phấn thổ. Đạo nghĩ trọng thiên kim”. Hãy coi đồng tiền như bụi như đất. Còn đạo nghĩa đáng trọng như ngàn vàng. Chị thấy không để đánh giá sức nặng của đạo nghĩa vẫn phải đem so sánh với nghìn vàng, với đồng tiền...
  • Ngợi ca... đồng tiền

    04/08/2012Bùi Quang MinhNgợi ca! Không thể như thế được. Loài người chỉ ngợi ca những giá trị mang tính nhân văn, nhân tính, thiên về tinh thần bởi có ích lâu dài cho con người, cho xã hội và nhân loại như tình yêu, sự dũng cảm, yêu lao động, sáng tạo... Đồng tiền con người nghĩ ra trung tính. Nó phải kết hợp với các giá trị khác để đem lại lợi ích hay tác hại, từ đó mới đánh giá được là tốt hay xấu...
  • Đừng bác bỏ sự giàu có của mình

    29/06/2007TS Vương Quân HoàngXưa giờ chuyện người giàu ở Việt Nam nói ra khó khăn vô cùng. Hình như ít ai muốn nói. Chuyện cũng lạ là vào năm 2006, khi bỗng báo giới có người muốn thử nghiệm chút khả năng cộng và nhân, phát hiện ra một số “nhà giàu chứng khoán", thì nhiều âm thanh la ó nổi lên...
  • Giàu có, phải cần Hạnh phúc

    27/02/2007Nguyễn Lan AnhVới tâm trạng lạc quan hiện nay, Việt Nam được đánh giá là quốc gia hạnh phúc nhất. Liệu chúng ta có giữ mãi được cảm giác ấy không? Gần đây, Chính phủ Anh đã đặt ra một mục tiêu mới không phải là phát triển kinh tế, mà là hạnh phúc của công chúng. Hóa ra, những quốc gia giàu nhất châu Âu (Anh, Pháp, Đức) lại là những quốc gia kém hạnh phúc nhất.
  • Hạnh phúc = Giàu có?

    07/07/2005Phương ĐôngTheo nghiên cứu của các nhà kinh tế và các chuyên gia về gia đình thì tiền bạc, tài sản và những yếu tố tài chính khác chỉ đem lại cho con người khoảng 15% hạnh phúc, phần còn lại bắt nguồn từ những nhân tố khác như thái độ sống, khả năng làm chủ cuộc sống và những mối quan hệ xung quanh...
  • xem toàn bộ