Giàu mà tiền nằm im là thua

06:19 SA @ Thứ Tư - 28 Tháng Sáu, 2006
Tại sao tìm những người giàu ở Việt Nam lại khó hơn so với Trung Quốc đã làm thành công hơn 10 năm qua? Tại sao những người có tiền ở nước ta không dám công khai tài sản của mình? Đây là nội dung cuộc trao đổi của Bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, với chúng tôi.

Bà đánh giá thế nào khi báo Thanh Tra mở chuyên mục "Đi tìm người giàu nhất Việt Nam"?

Trong thời gian gần đây, tôi thấy sự quan tâm nhiều hơn của xã hội và báo chí để tìm những người giàu nước ta là ai. Có lẽ báo chí làm theo cách của Trung Quốc, Mỹ, Nga hay một số nước khác đã làm.

Tôi nghĩ cách làm, cách tìm tòi như thế là tốt. Báo chí viết vấn đề này một mặt khuyến nghị nhà nước quan tâm hơn nữa, đưa ra các công cụ để khuyến khích làm giàu, bảo vệ người giàu và, kế đó, tạo ra sự đồng thuận ủng hộ trong xã hội. Đây là điều quan trọng nhất.

Tại sao tìm người giàu nhất của Việt Nam khó hơn so với các quốc gia?

Cách tính tài sản để đánh giá người giàu của các nước khác với nước ta.

Ở Việt Nam hễ nói đến giàu, thường mọi người tính theo cách cộng sơ bộ tiền, nhà, ô tô và những cái này cái khác.

Các nước khi đánh giá về tài sản của một người, họ tính đến những sở hữu khác như cổ phần chiếm giữ bao nhiêu phần trăm ở những công ty khác, hay tài sản đầu tư vào lĩnh vực nào đó. Tất cả, những giá trị đó đều tính vào tài sản của họ.

Ở Việt Nam tìm và tính được những thứ đó không dễ dàng. Việc đóng góp cổ phần vào doanh nghiệp chẳng hạn.

Doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá danh nghĩa là bán trong nội bộ và bán ra ngoài bao nhiêu phần trăm. Song trên thực chất những ai mua và những ai sở hữu cổ phần của doanh nghiệp nhiều khi khó có câu trả lời thích đáng.

Thực tế khác là hệ thống đánh giá tài sản cho doanh nghiệp còn khó khăn. Đơn cử, việc cổ phần hoá của doanh nghiệp vướng do việc định giá giá trị doanh nghiệp vẫn bất cập.

Và đến nay việc định giá luôn có những độ vênh cao hoặc thấp phụ thuộc vào mục đích định giá.

Hay như định giá của ngân hàng. Ngân hàng là nơi trước khi quyết định cho vay yêu cầu phải có tài sản thế chấp. Định giá tài sản thế chấp thế nào để cho vay tương xứng từ phía ngân hàng cũng là vấn đề gây tranh cãi.

Tôi đưa ra ví dụ trên để nói rằng, những cơ chế chính thức để định giá chưa có hoặc chưa hoàn thiện nên không chỉ không thuận cho doanh nghiệp mà càng khó để đánh giá tài sản về người giàu, tức là tài sản của cá nhân.

Bà có thể nói rõ hơn ý này được không?

Đành rằng, chúng ta có những vấn đề về luật pháp bảo vệ quyền tư hữu về tài sản. Đến nay về luật đăng ký tài sản, chúng ta mới bàn về đăng ký bất động sản. Những văn bản khác về đăng ký tài sản lại chưa rõ ràng.

Về yếu tố thứ hai tôi xin nói thế này. Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nhưng nhiều khi không muốn công bố lãi hay quy mô của mình nhiều. Bởi song hành với điều này, cơ quan nhà nước, tổ chức hỏi thăm nhiều thêm. Doanh nghiệp vất vả với chuyện này.

Họ là đối tượng đầu tiên trong những dịp Tết, lễ, những đợt quyên góp, ủng hộ. Đóng góp tự tâm, phần nhiều doanh nghiệp ai cũng làm vì người Việt ăn sâu bén rễ trong đầu ý nghĩ “lộc bất tận hưởng”.

Doanh nghiệp sẵn sàng làm phúc nhưng cái đó để họ tự nguyện làm thì rất hay. Tình trạng hiện nay, họ như con bò sữa để người này, người khác đến vắt.

“Xã hội nên hoan nghênh người giàu để người giàu giàu hơn nữa và dùng cái sự giàu thiết thực đóng góp cho xã hội giàu có lên. Ở những nước tiên tiến, người giàu có tài dùng tài để kinh doanh, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, công ăn việc làm cho những người khác cùng cải thiện đời sống. Chí ít thì họ gửi tiền vào ngân hàng để ngân hàng dùng tiền đó để kinh doanh cho xã hội. Đó là cách làm cho nguồn vốn xã hội tăng lên”.

Với doanh nghiệp còn khó như vậy. Với cá nhân giàu có, khó từ chối hơn vì khi đó là quyền tài sản cá nhân họ có thể quyết định được.

Yếu tố thứ ba là trong xã hội Việt Nam nhiều người nhìn nhận người giàu không thiện cảm, không hoan nghênh. Đâu đó trong cuộc sống, vẫn còn có những người ghen ăn tức ở, làm cho người có tiền không thoải mái khi để xã hội biết họ giàu có.

Thuế thu nhập cá nhân chúng ta đang thực hiện là chưa khuyến khích người giàu?

Luật về quyền tài sản rất cần. Khi thiết kế về luật tài sản, ngoài luật tài sản của các tổ chức, cần lưu ý đến tài sản của cá nhân. Tài sản của tổ chức ít nhiều thể hiện qua Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp theo đó, nhà nước đảm bảo quyền cho nhà đầu tư và doanh nghiệp quyết định trên tài sản của mình.

Tài sản của cá nhân cũng quan trọng không kém. Nói sự giàu, nghèo là nói đến các cá nhân. Tìm người giàu nhất là nói đến các cá nhân chứ không phải các tổ chức.

Như tôi nói ở trên, vẫn còn hiện tượng che giấu tài sản vì thế rất cần công nhận chính thức tài sản của cá nhân để bảo vệ. Đây cũng là một trong những quyền cơ bản của công dân. Hiến pháp quy định nhưng chưa được luật hoá.

Gắn với một số luật khác, nên có những chính sách khuyến khích nhân dân làm giàu bằng kinh doanh, hoạt động nghiên cứu, bảo hộ tài sản trí tuệ hay những cách khác. Miễn là bằng lao động và tài năng xứng đáng thì bảo hộ. Nhưng phải dấn thêm một bước nữa ví như bằng chính sách về thuế.

Đúng là thuế thu nhập cá nhân hiện nay là điển hình chưa khuyến khích người giàu. Đánh thuế thu nhập quá cao với những người thu nhập cao, không tính đến gia cảnh của người phải đóng thuế. Đây là cách làm mà không ở quốc gia nào thực hiện.

Phía xã hội, đừng nên tạo ra thế đối địch về quyền lợi giữa người nghèo với người giàu. Nghèo như nhau, có thể có trong xã hội trước đây. Giàu như nhau thì không thể có, ngay cả ở những nước nhân dân có thu nhập cao.

Hơn nữa, người nghèo cần nhận ra rằng, trong khi làm giàu bằng tài năng, những người giàu đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

Nguồn:Netnam
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Doanh nhân, anh là ai?

    13/10/2016Nguyễn Đức ThạcDoanh nhân - nhà doanh nghiệp anh là ai? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho tư duy học thuật, phản ánh những yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội đang vận động, biến đổi phức tạp, đan xen những cơ hội và thách thức...
  • Bệnh kinh doanh

    05/03/2006Đoàn Sĩ HiểnĐã bao giờ bạn gọi được thành tên 2 căn bệnh mà nhiều doanh nghiệp nước ta hiện nay mắc phải chưa?
  • Nhàn đàm về Chữ nhân và doanh nhân

    04/03/2006Hoàng LêChữ Nhân: thêm ngã thành nhẫn, thay sắc thành nhấn, dấu nặng thành nhận. Thế là đã có bốn chữ khác nhau cùng một gốc. Ngẫm một chút, thấy mấy chữ này thật quý, thật hay, không chỉ doanh nhân mà mỗi chúng ta đều nên chú trọng...
  • Đạo kinh doanh cũng là đạo làm người

    02/02/2006Vốn là cán bộ đoàn, học sư phạm, tôi làm doanh nhân do… thời thế. Gọi nôm na là nghề chọn mình. Không được đào tạo bài bản, chỉ qua trường đời. Từ thực tiễn tôi có một góc nhìn riêng về đạo đức kinh doanh...
  • Tăng Trưởng Doanh nghiệp: Lớn phải đi đôi với mạnh

    13/11/2005Khi lập chiến lược tăng trưởng (hay trong những kế hoạch kinh doanh), doanh nghiệp có thể nhắm đến những mục tiêu như tăng vốn, tăng doanh số, tăng số lượng khách hàng/thị trường, mở rộng mạng lưới công ty con và/hoặc chi nhánh, tăng số lượng nhân viên...
  • 3 điểm yếu của doanh nhân Việt Nam

    02/07/2005Chưa đoàn kết, làm việc thiếu chuyên nghiệp nhưng lại hưởng thụ sớm quá, phung phí, tự mãn sớm quá là ba điểm yếu của giới doanh nhân trong nước dưới góc nhìn của ông giám đốc công ty dầu thực vật Cái Lân (Lâm Đồng). Ông có lối nói chuyện chân thành, thẳng thắn nhưng hết sức cẩn trọng. Suy nghĩ thật lâu và chọn lọc từng lời nói trước khi trả lời.
  • Đọc sách "Kinh doanh theo tốc độ của tư duy"

    21/04/2004Cuốn sách "Business @ the Speed of Thought" của Bill Gates giúp những người lãnh đạo hiểu rõ hơn hiệu quả và cách thức tận dụng, những sự thay đổi lớn lao đang diễn ra trong lĩnh vực công nghệ thông tin. ...
  • Triết lý 3 P trong văn hoá kinh doanh

    28/01/2004Trang Nhung FTUNhiều người thường cho rằng văn hoá kinh doanh là chuyện “màu mè“, là cái đến sau - khi doanh nghiệp đã lớn mạnh, thành đạt. Liệu có đúng như thế chăng? Trong cuộc trao đổi với phóng viên Thời báo Kinh tế Sài gòn, giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm - Tiến sĩ chuyên ngành Xã hội học kinh tế, hiện đang giảng dạy tại trường Quản trị Doanh nghiệp Brussels, Bỉ đã trình bày kiến thức về triết lý 3 P: con người, sản phẩm và lợi nhuận...
  • Kinh doanh chỉ có một mục đích: phát triển và giữ được khách hàng

    28/01/2004Không có một công thức cụ thể nào cho thành công cả nhưng có một số cách thức mà bạn có thể thực hiện giúp cho việc kinh doanh tiến triển và phát đạt. Theo Micheal Reagan, một trong những cách thức đó là vận dụng logic và khoa học dự án và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Ông luôn vững tin mình có đủ chuyên môn và các kỹ năng cần thiết để quản lý và điều hành công việc kinh doanh mà mình đã chọn. ..
  • 10 nguyên nhân thất bại của doanh nghiệp

    29/10/2003Các nhà doanh nghiệp khi thất bại trong kinh doanh thường chỉ biết đổ tại cho nguyên nhân dẫn đến phá sản là nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái và do mình thiếu vốn. Để chống lại sự thất bại hay phá sản, thực tế chỉ có một phương thức duy nhất: nhà doanh nghiệp phải có ý thức nhanh chóng rút ra bài học từ những thất bại, không phạm những sai lầm đã dẫn đến phá sản doanh nghiệp...
  • xem toàn bộ