Giữ chân người tài bằng văn hoá

07:04 CH @ Thứ Ba - 04 Tháng Tư, 2006
Phần nhiều những doanh nhân tham dự toạ đàm "Giữ chân người tài" do CLB Doanh nhân Sài Gòn tổ chức chiều 31.3 tại TPHCM đều có chung ý kiến giữ chân người tài (NT) bằng văn hoá công ty...

Các công ty, xí nghiệp, các doanh nhân đã phác hoạ chân dung chung về NT trong một DN như sau: Đó là người có chuyên môn nổi bật trong đám đông, có nhu cầu được thừa nhận khả năng (tài) làm việc của mình, là người cần thiết, đáng tin cậy, gắn bó, trung thành với doanh nghiệp... Các DN cũng cùng chia sẻ quan điểm, chủ doanh nghiệp là NT hay có thể chưa... tài lắm, nhưng nhất thiết là người tinh mắt phát hiện, sử dụng NT đúng lúc, đúng chỗ. Một điều khá lý thú: Điểm kết của câu chuyện giữ chân NT là văn hoá. đặc điểm tính cách của người Việt trọng tình, vì vậy, không thể không thiết lập văn hoá công ty (VH CT) trong đó nổi bật lên vấn đề xây dựng văn hoá ứng xử (VH UX).

Theo ông Giản Tư Trung - Phó Chủ nhiệm CLB Doanh nhân SG, các doanh nhân có thể tham khảo kinh nghiệm tuyển nhân sự của các công ty nước ngoài, chẳng hạn, như Microsof: Tuyển người giỏi nhất trong những người dự tuyển chứ không tuyển người cần hay phù hợp với công ty; công ty có văn hoá phù hợp với NT. Các doanh nhân tham dự toạ đàm cho rằng, VH UX trong DN được thực hiện, thể hiện tốt thì dẫn đến văn hoá ra đi của NT trong trường hợp NT nhất quyết dứt áo ra đi cũng sẽ tốt, chủ cũ trở thành đối tác cũ hay bạn làm ăn trong cùng một lĩnh vực; VH CT là để cho nhân viên dưới quyền của mình được lên tiếng, tạo sự đồng thuận trong DN...

Tuy nhiên, ông Trần Tô Tử - chuyên viên kinh tế, Phó Tổng giám đốc Công ty Kinh Đô và bà Ngọc Yến - Giám đốc điều hành Công ty YÁ Ngọc hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật - lại lật ngược vấn đề: Liệu có cần giữ chân NT hay không nếu đó là người tài nhưng có tật (đặc biệt là những NT hoạt động trong lĩnh văn hoá nghệ thuật); Làm thế nào để đuổi NT? Theo ông Tử, trong khi NT đối với các DN VN hiện vẫn hiếm như lá mùa thu trên cành vẫn nên đặt câu hỏi này bởi chứng bệnh ngôi sao - một trong những đặc điểm, cá tính xấu của người Việt. "Trong trường hợp đó, cần đưa lên bàn cân giữa tài năng cá nhân và đội ngũ". Không có một DN nhà nước nào hiện diện tại toạ đàm.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ảnh hưởng của văn hoá tới việc ra quyết định

    11/01/2016Nguyễn Thu HàChúng ta cần phải hiểu được quá trình đưa ra một quyết định và nhất là những yếu tố mang tích chất văn hoá ảnh hưởng đến qúa trình này...
  • Con tàu tổ chức và văn hóa của người lãnh đạo

    13/10/2014Nguyễn Tất ThịnhNếu ví doanh nghiệp như con tàu và vai trò của người lãnh đạo như thuyền trưởng, chúng ta có thể xem xét sự thành công và phát triển của doanh nghiệp nhìn từ phương diện vai trò của người lãnh đạo...
  • Thay đổi văn hóa công ty

    31/03/2006Trong nghiên cứu khảo sát của chúng tôi về văn hóa công ty, chúng tôi đã phát hiện thấy một vài giá trị cốt yếu - đó là sự đổi mới, tính công bằng, sự tôn trọng, khả năng thích ứng với những thay đổi, chú trọng vào khách hàng và tinh thần trách nhiệm. ...
  • Đi tìm một phong cách lãnh đạo phù hợp trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

    23/03/2006Phạm Mạnh HàBối cảnh mới của sự phát triển đất nước, nền kinh tế thị trường đã đặt ra những yêu cầu mới đối với các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh. Bên cạnh việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo cần phải có những tư duy mới trong công tác lãnh đạo - quản lý...
  • Làm sao để thuyết phục lòng người

    28/02/2006Nguyễn Thu HàKhông ai là hoàn hảo cả, hãy độ lượng trong việc đáng giá người khác dù đôi khi điều đó không dễ dàng. Dù bạn thấy những quy luật này rất đơn giản nhưng không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của nó và nhất là không sử dụng được nó khi cần...
  • Văn hoá doanh nghiệp

    17/02/2006Võ Đắc KhôiDoanh nghiệp nào đều phải đối mặt với bài toán hợp tác giữa các cá nhân và giữa cá nhân và tập thể. Trong khi doanh nghiệp nỗ lực để tối đa hóa lợi nhuận, cá nhân có thể có mối quan tâm khác và sẵn sàng hy sinh quyền lợi tập thể để theo đuổi mục đích riêng.
  • Xây dựng văn hóa mạnh trong doanh nghiệp

    10/01/2006Trung Dung & Xuân HàTrong những năm gần đây, khái niệm văn hoá doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến, vấn đề văn hóa doanh nghiệp đã và đang được nhắc đến như một “tiêu chí” khi bàn về doanh nghiệp. Vậy thực chất văn hóa doanh nghiệp là gì? Tại sao lại phải xây dựng nó? Làm thế nào để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp có giá trị?
  • Bàn về “văn hóa doanh nhân”

    03/01/2006Dương Trung QuốcNói đến “Văn hóa doanh nhân” hay “Văn hóa doanh nghiệp” chúng ta rất dễ sa vào một xu thế đang thời thượng là dường như toàn xã hội đang đi tìm cái căn cước văn hoá của mình. Đã có văn hoá ẩm thực, văn hoá làng xã, văn hoá đô thị... nay lại có văn hóa doanh nhân...
  • Kỹ năng & đặc tính của các nhà doanh nghiệp

    24/10/2005Trương Thu HàĐể xây dựng một doanh nghiệp thành đạt cần phải có một số kiểu người nhất định và thật không dễ dàng để điều hành công việc kinh doanh một mình. Các dự án mới bao giờ cũng rất mạo hiểm và đòi hỏi rất nhiều thời gian cũng như sức lực của bạn. ...
  • Ở lại hay ra đi?

    21/10/2005Bill Gates và Larray Ellison được đánh giá là những sáng lập viên kiêm giám đốc điều hành (CEO) doanh nghiệp thành đạt hiếm có trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, có không ít các CEO, mặc dù rất năng nổ trong bước đầu khởi nghiễp, đã sớm phải khăn gói ra đi khi doanh nghiệp vẫn đang trong thời kỳ trứng nước.
  • Văn hóa công ty & những người xin việc

    29/10/2005“Việc tìm hiểu được phong thái làm việc của công ty là một nhiệm vụ khó khăn đối với những người tìm kiếm việc làm.” - Tiến sỹ Randall S. Hansen. ...
  • Văn hóa doanh nghiệp hình thành theo thời gian

    06/08/2005Ths. Nguyễn Huy Hoàng"Lâu nay chúng ta cứ nghĩ rằng ta viết ra một khẩu hiệu: chúng ta phải thế này, chúng ta phải thế kia, để treo lên phòng làm việc, treo ngoài cổng, hay treo trong công ty... như thế đã là văn hoá. Tôi nghĩ văn hoá doanh nghiệp không đơn giản như vậy. Đó mới chỉ là khẩu hiệu là ý muốn của ban lãnh đạo công ty hay của người chủ doanh nghiệp.
  • Gắn văn hóa doanh nghiệp với đời sống người lao động

    06/08/2005Ts. Phan Quốc Việt"Tại sao ta thành lập doanh nghiệp? Doanh nghiệp hoạt động có phải chỉ vì tiền hay vì nhiều mục đích khác nữa? Theo tôi, xây dựng doanh nghiệp là để làm cho đất nước hưng thịnh. Như vậy, xây dựng văn hoá doanh nghiệp cũng không nằm ngoài mục đích đó.
  • Sức cuốn hút của những nhà lãnh đạo

    22/07/2005"Công việc là sự tìm kiếm ý nghĩa cho mỗi ngày cũng như kế sinh nhai hàng ngày, để được công nhận mình cũng như là vì đồng tiền, vì sự ngạc nhiên nhiều hơn là sự uể oải; tóm lại, vì ý nghĩa cuộc sống hơn là vì những ngày Thứ 2 đến Thứ 6 buồn tẻ" - Studs Berkel ...
  • Văn hóa ứng xử = sức mạnh doanh nghiệp

    09/07/2005“Người giỏi hay đi, làm sao giữ chân được họ? Chỉ có họ mới tự giữ được nhau. Và sự ràng buộc này không phải bằng tiền lương, chức vụ, vì những thứ này thường không có nhiều, mà phải tạo được sự liên kết bằng văn hóa doanh nghiệp”.
  • Triết lý 3 P trong văn hoá kinh doanh

    28/01/2004Trang Nhung FTUNhiều người thường cho rằng văn hoá kinh doanh là chuyện “màu mè“, là cái đến sau - khi doanh nghiệp đã lớn mạnh, thành đạt. Liệu có đúng như thế chăng? Trong cuộc trao đổi với phóng viên Thời báo Kinh tế Sài gòn, giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm - Tiến sĩ chuyên ngành Xã hội học kinh tế, hiện đang giảng dạy tại trường Quản trị Doanh nghiệp Brussels, Bỉ đã trình bày kiến thức về triết lý 3 P: con người, sản phẩm và lợi nhuận...
  • Văn hoá doanh nghiệp tại Nhật

    11/11/2003Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động của doanh nghiệp, thành tựu của doanh nghiệp và nội dung văn hóa của doanh nghiệp đó. Họ nhận thấy rằng hầu hết các công ty thành công đều duy trì, gìn giữ nền văn hóa doanh nghiệp của mình. Có sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong các công ty. Mỗi nền văn hóa khác nhau có thể đưa ra một hệ thống văn hóa doanh nghiệp khác nhau.
  • xem toàn bộ