Hạnh phúc vẫn hơn là “cái đúng”
Thước đo để đánh giá chất lượng ứng xử của một người không phải là nói đúng, mà là hiệu quả của lời nói hay không. Ngay cả khi bạn đúng mười mươi và người khác sai hoàn toàn thì chứng minh cho cái đúng của mình thắng thế vẫn rất khó khăn. Để có cuộc sồng nhẹ nhàng, thoải mái, mọi quyển sách tâm lý đều khuyên chúng ta hãy gạt qua một bên việc làm cho người khác thấy là họ sai và ta đúng, tránh được những tranh luận không cần thiết.
Tuy nhiên, trong gia đình thì tình hình lại không được dễ dàng giải quyết như thế. Đàn ông vốn thích chứng tỏ mình đúng và rất ghét bị chỉ cho biết trước sai lầm có thể gặp phải, nhất là từ những người phụ thuộc vào mình. Trong khi đó, với bản năng của người nuôi dưỡng thế hệ kế tiếp phữ nữ lại thích chỉnh sửa hoặc hướng dẫn để "đối tượng của họ" phát triển theo một quy cách nào đó.
Việc chung sống của hai phái dường như đã chứa đựng mâu thuẫn có tính di truyền khi cả hai bên đều có nhu cầu về cái đúng. Khoa học còn phát hiện tâm lý con người hiện đại có khuynh hướng tập trung vào "nửa còn lại của mình" hơn là vào chính mình, đơn giản vì đó là tình yêu! Tình yêu quyết định ai là "một nửa" của ai, cũng là nguyên nhân làm phát sinh và điều khiến một khuynh hướng sai, khiến người ta tìm cách tránh cho "nửa của mình" những cái sai càng nhiều càng tốt, để được thành công và hạnh phúc. Vì thế, người ta hăng hái đưa ra những lời khuyên và giải pháp (dù không được yêu thì cầu!) cố gắng chứng minh với người bạn đời của mình là nên làm theo những gì họ đề xuất để không sai lầm nữa.
Nhưng tình cảm ít nhiều xuất phát từ "cảm giác sở hữu” khác trong quan hệ gia đình như cha mẹ với con cái chẳng hạn, cũng dễ khiến người ta làm theo khuynh hướng này. Vì vậy, một cách vô thức, gia đình trở thành môi trường mà tính đúng sai đôi lúc được chứng minh theo kiểu nếu chồng đúng thì vợ sai, hoặc ngượclại nếu cha đúng thì con cái sai (nhưng không có chiều ngược lại!!??). Một người cha là luật sư nổi tiếng, quen ăn mặc nghiêm túc, nói năng thân trọng, quan điểm sống rõ ràng hẳn sẽ có quyền và nắm cái đúng để chỉnh sửa cậu con trai 16 tuổi chỉ khoái mặc đồ hip-hop và sống với thái độ "tới đâu hay tới đó". Người chồng là kiến trúc sư, có khiếu thẩm mỹ, tất nhiên phải thuộc loại có trình độ. Theo anh, sử dụng chất liệu vải màu trơn trong trang phục đi làm thì vừa nhã nhặn, vừa sang trọng. Anh tỏ ra bất mãn với tủ quần áo "hoa lớn, hoa nhỏ" của vợ anh. Một lần cô vợ "mang" về được một bộ trang phục sặc sỡ thích thú mặc vào, xoay qua xoay lại ngắm nghía trước gương thì anh ta lại thở ra, cố giữ giọng nhẹ nhàng nhất, bảo: “Nói đúng mà sao em không nghe, quần áo bông hoa mau quê lắm!” Ngay cả một cặp rất hiểu nhau cũng vẫn lục đục chuyện đúng sai. Người chồng đam mê kinh doanh xuất bản, còn người vợ rất hiểu mọi quyết đinh đầu tư của chồng đều dựa vào duy nhất mỗi giác quan đặc biệt mà anh ta vẫn nói là "khả năng ngửi được sách". Thực tế có quyển anh in ra "thắng đậm", có quyển anh "thua đau" ra trò. Với những ấn phẩm "thua", vợ anh đã "cảnh báo" trước, nhưng anh vẫn muốn chứng minh khả năng "ngửi" sách chính xác của mình. Lúc lâm vào tình thế quá khó khăn, và anh sốt ruột đề nghị giải pháp cứu vãn anh đành phải nhượng bộ trong sự khó chịu.
Xem ra, con người khá là tham lam, luôn vừa muốn mình đúng, vừa muốn hạnh phúc. Đôi lúc hai điều này triệt tiêu nhau: cậu bé chịu bỏ đồ hip-hop, ăn mặc cho vừa mắt, cha mẹ liệu có là đứa con sống hạnh phúc hay không? Quan niệm màu sắc của người chồng dù chắc là đúng, nhưng cô vợ xịu mặt mất hết cả vui. Nói chung, nếu người bạn đời hoặc con cái của chúng ta thay đổi để trở lên “đúng” (thật ra là đúng như ý chúng ta), tránh được sai lầm chăng nữa mà họ không thoải mái hoặc không còn là chính họ, thì “đúng” cũng trở thành “sai”, nếu đối chiếu với đích cuối cùng là hạnh phúc.
Trong gia đình, làm cho mình và các thành viên khác hạnh phúc hơn mới là đúng nhất! Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên tránh né mọi cuộc tranh luận, hay ngoan ngoãn đi theo sự dẫn dắt của người bạn đời, hày chiều chuộng mọi sở thích của con cái. Đúng hơn, nó có nghĩa là sự chọn lựa thái độ: thái độ tranh luận tích cực, thái độ biết sống độc lập trong không gian của riêng mình trong một cuộc sống chung, thái độ lạc quan tin tưởng mọi thành viên trong nhà và phân biệt được đâu là vấn đề cần quan tâm và bỏ qua tiểu tiết.
Thay vì buông ra những câu ngán ngẩm, ông chồng muốn thay đổi thẩm mỹ thời trang cho vợ một cách tế nhị thông minh thì có thể dí dỏm, khôi hài một chút: “Nào fan hâm mộ phim Hàn Quốc, thử để ý cách ăn mặc của các cô trong phim xem màu nào đẹp nhất, anh sẽ tìm mua tặng em ngay!”.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần Bạt