Hãy mạnh dạn đặt câu hỏi

08:02 SA @ Thứ Sáu - 14 Tháng Mười, 2005

Gần đây trong cuộc mạn đàm về vấn đề sáng tạo trong nhà trường. Giáo sư Lee Yuan Tseh - nhà hóa học đoạt giải Nobel đã đề cập đến vấn đề được xem là "cực kỳ nhạy cảm"...

Cần phải phân biệt giữa "huấn luyện” và "giáo dục". Huấn luyện là sự rèn giũa, đào tạo về tri thức; còn giáo dục là sự dạy dỗ theo một tinh thần cởi mở và tích cực hơn, qua đó sinh viên, học sinhcó thề mạnh dạn đặt câu hỏi và tự tìm các giải pháp cho tương lai.

Nguyên do sự thiếu sáng tạo trong nhà trường Châu Á là ở chỗ sinh viên, học sinh ở đây được huấn luyện để giải toán thi và để lọt qua các kỳ thi, chứ ít ai quan tâm đến việc giải quyết các bài toán trên thực tế có thể dẫn đến nhưng bước đột phá khoa học. Mà sự hoài nghi thì bao giờ cũng cần phải nuôi dưỡng. Bước khởi đầu tốt đẹp nhất ở mỗi học sinh, sinh viên là khi bạn trẻ đó lần đầu tiên dám phát biểu: " Thưa thầy (cô) em nghĩ là thầy (cô) chưa đúng…"

Môi trường giáo dục cũng là yếu tố rất quan trọng. Điều này giải thích vì sao nhiều học giả châu Á không mấy thành công ở nước mình nhưng lại đoạt giải Nobel khi sang Mỹ. Sau đây là một kinh nghiệm của bản thân tôi khi còn theo học ở trường Đại học Berkeley (Mỹ): Thầy tôi khi đó là giáo sư Bruce Mahan. Khi lần đầu tiên tôi tham gia phòng thí nghiệm của ông, tôi vô cùng thất vọng vì mỗi lần hỏi câu gì ông đều trả lời: "Làm sao tôi biết được? Nếu tôi biết thì tôi đã tự giải quyết lấy, cần gì nhờ anh”. Lúc đầu tôi nghĩ ông ta sẽ chẳng dạy được gì nhiều cho mình. Nhưng tôi đã lầm, tôi đã học được cách tự mình giải quyết lấy công việc của bản thân. Cho nên các bạn giáo viên hãy đừng ngại nói với học trò của mình câu... "Tôi không biết!". Bởi lẽ khoa học có đầy rẫy nhưng điều chưa phát hiện và rất cần sự tò mò của tất cả những người nào thực lòng muốn tìm hiểu nó.

Trong chuyến tham quan Israel gần đây, tôi nhận thấy một điều rất thú vị: khi trẻ em lxrael đi học về mỗi ngày, cha mẹ của chúng thường hỏi hôm nay con đã hỏi thầy cô câu gì?" Còn các phụ huynh Châu Á chúng ta thì sao? Ở Châu Á, học sinh, sinh viên thường không dám đặt câu hỏi vì họ cảm thấy thầy, cô điều gì cũng biết. Chính vì vậy các bậc thầy, cô cần phải tạo ra một không gian đối thoại, khuyến khích chúng đặt những câu hỏi tốt và trả lời chúng một cách nghiêm túc. Hay nói với chúng tất cả nhưng gì mà bạn biết, đồng thời “thành thật khai báo" tất cả nhưng gì bạn không biết!

Theo kinh nghiệm của bản thân tôi các giảng viên nào có vẻ như trả lời được tất cả các câu hỏi đặt ra thường là giảng viên không tốt lắm. Những người này thường không có những nghiên cứu riêng của chính bản thân mà hay cóp nhặt, sao chép từ công trình của người khác. Ngược lại, các giảng viên nào thường nói câu "Tôi không biết!" thường lại là những người đi tiên phong trong khoa học.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chân dung người học suốt đời

    14/04/2014Học tập suốt đời trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân vì mục tiêu cuối cùng của các chính sách hay chương trình hành động giáo dục dù ở cấp độ quốc gia hay toàn cầu là giúp cho mỗi cá nhân đạt được những kiến thức, kỹ năng và thái độ mới để đối phó với những thay đổi nhanh chóng của hoàn cảnh xã hội...
  • Không phải chấn hưng mà là cách mạng giáo dục

    20/11/2013Hoàng VănVào năm 2005, nhiều người đã từng tạm yên lòng với đề xuất mới: Năm 2005, năm chấn hưng giáo dục... Nay, rõ ràng cần có một cuộc cách mạng giáo dục, thoát ly hẳn với suy nghĩ cũ về đào tạo con người như một cách sản xuất công cụ!
  • Cần một phương pháp học ở đại học

    31/08/2005Nguyễn PhanĐã nộp xong luận văn và chỉ hơn một tuần sau sẽ bảo vệ tốt nghiệp tại khoa xây dựng (ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM), nhưng SV Đ.H.T. (khóa 99) đã đột ngột ra đi. Kết luận sau khi giám định pháp y cho thấy SV T. đã chết vì nhồi máu cơ tim. Hậu quả tất yếu của việc học căng thẳng và không khoa học. “Bình thường T. học đến 3g30 sáng và hôm sau ngủ bù đến khi ăn cơm trưa.
  • Giáo dục phải có cuộc cách mạng đồng bộ

    12/07/2005Lê Văn Kiên (Thanh Hóa)Tôi rất đồng tình với các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, họ đã có những bài phát biểu rất tâm huyết và phản ánh rất đúng thực trạng hiện nay của nền giáo dục nước nhà. Tôi đặc biệt quan tâm tới một số ý kiến quan tâm tới vấn đề giáo dục và chủ thể của giáo dục (đối tượng của giáo dục) có thể nói đây là vấn đề chưa được nhắc tới nhiều khi đề cập tới sự yếu kém của nền giáo dục của chúng ta.
  • Sự thất bại của giáo dục rập khuôn kiểu Mỹ

    07/07/2005Phan Hùng, Cát Yên dịchNhững trường công lập ở nước ta còn là gì ngoài một công cụ của nhà nước? Học sinh không được dạy cách suy nghĩ mang tính phê phán để tự giúp họ như những công dân của một xã hội tự do trong suốt cuộc đời. Giáo dục rập khuôn chú trọng vào học thuộc lòng và thành tích thi cử. Trường học không khuyến khích tư duy hay hành động độc lập mà dạy sự tuân theo và phục tùng đám đông.
  • Lụt thông tin

    07/12/2003Kiều DiễmThông tin đã tràn ngập làm ảnh hưởng đến cuộc sống con người, có thể gây ra stress...
  • Dạy học theo tình huống

    24/11/2003Đó là hai trong những vấn đề mà ngành giáo dục (GD) Nhật Bản đặt ra cho học sinh (HS) của họ từ cách đây hơn nửa thế kỷ. Trong quản lý GD và quản lý dạy học, ngành GD Singapore và Hàn Quốc cách đây rất lâu cũng đề ra một yêu cầu chặt chẽ: “cần có cái gì đây để phân biệt một bên là thợ dạy, bên kia là thầy giáo; một bên là thợ học, bên kia là HS”. Với họ, không thể đánh đồng giữa thợ với thầy, giữa người học theo lối “cầm tay chỉ việc” với người học theo kiểu tìm tòi nghiên cứu...
  • Tẩy chay tích luỹ kiến thức?

    14/02/2003TS. Vũ Thị Phương AnhBước sang thiên niên kỷ thứ 3, nhìn lại những thành tựu của nhân loại, người ta phải thừa nhận rằng những nước đạt được nhiều thành tựu khoa học vĩ đại nhất vẫn là những nước ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giáo dục. Vậy thì, chúng ta hãy điểm qua các dự báo về tương lai của nền giáo dục thế giới trong thế kỷ 21.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác