Hãy tự xét mình

12:30 CH @ Thứ Hai - 01 Tháng Hai, 2010

Năm 1943, nhà giáo dục Hoàng Đạo Thúy viết cuốn sách “Trai nước Nam làm gì?” để kêu gọi thanh thiếu niên rèn luyện chờ ngày giúp nước. Mặc dù bị kiểm duyệt của Pháp gạch đi tới 1/3 rồi mới cho in, cuốn sách nhanh chóng nổi tiếng, in không kịp bán, ở Hà Nội giá có 5 hào, vào tới Sài Gòn người ta bán tới 50 đồng một cuốn.

Chính quyền Pháp lo sợ ảnh hưởng của cuốn sách, mỗi lần tái bản lại kiểm duyệt, lại cắt thêm. Chúng lại định làm mất tác dụng của cuốn sách và ảnh hưởng của tác giả bằng cách đề nghị trao giải thưởng Alexandre de Rhodes, nhưng tác giả từ chối. Đến năm 1975, nhiều gia đình ở miền Nam, ở Huế, ở Sài Gòn vẫn còn giữ cuốn sách đó như cẩm nang giáo dục trong gia đình.

Năm 1995, sau khi cụ Thúy mất, Nhà xuất bản Lao Động tái bản cuốn sách này, sách bán hết ngay trong vài ngày, vì giá trị giáo dục, và vì cả tính thời sự của nó nữa. Trong một bài báo, dịch giả Trịnh Lữ viết tâm sự của một ngườiViệt ở Mỹ lâu năm về nước: Đọc “Trai nước Nam làm gì?” của ông Hoàng Đạo Thúy viết 60 năm trước mà thấy như vừa mới viết đây.

Trong tác phẩm này, sau khi nhắc đến những tấm gương sáng của Tổ tiên, Hoàng Đạo Thúy viết:

Xem qua từ nay về trước ta có thể tự hào là người Nam, nhưng tình huống lúc này ta nên tự ngẫm nghĩ mà tự sỉ. Biết xấu hổ đã là gần bậc mạnh”. Ta hãy xét mình ta. Biết mình, biết người mới làm được việc.

Mình có cái hay gì?

- Trí tuệ thì sáng nhanh.
- Học tài lắm, sáng dạ, ham học, trọng học thức.
- Khéo tay chân.
- Bắt trước khéo.
- Nhớ lâu.
- Lễ phép.
- Trọng đạo đức.
- Giữ được liêm sỉ (ở khu vực mình)
- Khí dân mạnh.
- Yêu gia đình.
- Quấn quýt làng mạc
- Dám làm.
- Hay nhớ ơn.
- Biết thương người.
- Ưa hoà bình.
- Trên chiến trường có can đảm, kỷ luật
- Cả nòi giống một tiếng nói.
- Đàn bà đảm đang, tiết nghĩa, cần kiệm
- Bền chí

Nhưng cũng nhiều thói xấu lắm:

- Trốn trách nhiệm.
- Hay quên nước.(Quên việc chung)
- Ra ngoài khu vực mình thì hay quên liêm sỉ.
- Khoe khoang.
- Dối trá quỷ quyệt
- Cờ bạc
- Không đúng giờ, đúng phân tấc
- Không rõ ràng
- Đến đâu hay đến đó, xong thì thôi
- Làm việc thì ham mê, ít vì chí muốn
- Bướng mà không cả quyết.
- Không lương tâm.
- Hay ghen ghét, không đồng lòng.
- Rượu.
- Thuốc phiện.
- Không giữ mình.
- Bài bác chế nhạo.
- Xa hoa.
- Thanh sắc
- Tham.

Phần hỏng cơ hồ lấn phần được. Xem kỹ, hai tấm sổ trên này thì đức công có nhiều, đức-tư có ít. Khi thường thì tình thường thắng, khi biến thì những tính mạnh mẽ di truyền vẫn phát ra được. Những cái cốt vẫn có, nếu chịu chữa chạy bỏ được những cái ham muốn một lúc (nhất thời) thì có thể mong mỏi được."

Hoàng Tám - 2004

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bạch Thái Bưởi - Khẳng định doanh tài nước Việt

    28/08/2015Bộ sách Đạo kinh doanh Việt Nam và Thế giớiCó lẽ, Bạch Thái Bưởi chưa phải là nhà tư sản giàu nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhưng ông lại chính là nhà buôn nổi danh nhất và được nhiều người kính trọng, ngưỡng mộ lẫn công kích nhất. Người ta chẳng truyền tụng nhiều về gia sản của ông, sử sách cũng chỉ ghi chép khá tản mạn về những công ty, nhà xưởng và công việc của ông. Nhưng cho đến mãi tận ngày nay, người ta vẫn tôn vinh Bạch Thái Bưởi vì ông chính là người đầu tiên khẳng định vị thế của doanh nhân Việt, người làm kinh doanh với khát vọng to lớn là cải tạo xã hội, mà cụ thể là ước vọng có thể xây dựng một Hà Nội lung linh hoa lệ như Paris . . .
  • Trai nước Nam làm gì?

    30/01/2010Hoàng Đạo ThúyHoàng Đạo Thúy là nhà Hà Nội học hàng đầu của Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực giáo dục, xã hội, chính trị, quân sự, lịch sử, văn hóa... đặc biệt là những tác phẩm về lĩnh vực nghiên cứu lịch sử văn hóa Hà Nội. Năm 1943, Hoàng Đạo Thúy viết cuốn sách "Trai nước Nam làm gì?" để kêu gọi thanh thiếu niên rèn luyện trí tuệ, đạo đức, ý chí và thể lực, chờ ngày giúp nước. Cuốn sách được viết cách đây hơn 60 năm, nhưng tính thời sự và giá trị giáo dục của tác phẩm vẫn còn có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống ngày hôm nay. Chungta.com xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn "Trai nước Nam làm gì?" của nhà Hà Nội học Hoàng Đạo Thúy.
  • Giới thiệu tác phẩm Nguyễn Khắc Viện

    31/08/2009Nhiều tác phẩm của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cho đến nay vẫn còn những giá trị lớn lao. Bất cứ đối tượng nào, từ người già, thanh niên đến trẻ em đều có thể thấy qua tác phẩm của ông bóng dáng một người bạn, một người thầy, một người ông với kiến thức uyên thâm và tấm lòng nhân ái.
  • Đọc hồi ức Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    25/08/2009Bùi Duy Tâm (California)Bốn tập Hồi ức Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một pho lịch sử chiến tranh rất hấp dẫn và rất thuyết phục với nhiều tài liệu đối chiếu của hai bên. Mọi chiến dịch đều được chuẩn bị và nghiên cứu kỹ càng về địa dư, nhân văn, hậu cần, tâm lý, tinh thần của địch và ta. Đọc Hồi ức Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng say mê như đọc Tam quốc. Cũng như Khổng Minh, Võ Nguyên Giáp rất thận trọng việc bày binh bố trận, đồng thời chăm sóc đến cả việc ăn ở của binh sĩ.
  • Phạm Quỳnh - Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932

    08/08/2009Cái văn bản Phạm Quỳnh mấy chục năm qua đã thoát hình hài trần thế để được thoả sức yêu cái đẹp thiên giới, nơi đó không còn triết học và thực dụng, không còn lo âu và toan tính, không còn ảo tượng và vỡ mộng. Văn bản đó sẽ để lại trong lòng người những tác phẩm như thế nào đây? Điều đó hoàn toàn là của riêng bạn đọc. Mấy lời giới thiệu phiến diện này cũng chỉ là một trong vô vàn tác phẩm mà thôi.
  • Cội nguồn cảm hứng

    17/06/2009Bùi Quang MinhĐến nay, còn rất nhiều người chưa đạt tới trình độ nhận thức rằng tự do là nền móng để họ trở thành Con Người, là trình độ làm người ở mức cao nhất. Do truyền thống, do mức muộn mằn tiếp cận khái niệm tự do, do tư duy ấu trĩ chưa được tự do soi rọi vào cuộc đời mình, mà số đông chúng ta không tự trau dồi về tự do, không phát hiện ra hiện tượng nào quanh ta tự do không được coi trọng, thiếu tự do. Cũng không thiếu người bị chà đạp lên tự do, mất quyền cơ bản của mình mà không mảy may nhận ra, phản ứng lại...
  • Khuyến học: tự nhận thức để thành công

    11/05/2009Phạm Hữu Lợi dịch, tác giả Fukuzawa YukichiKhuyến học giúp độc giả không chỉ thấy thông tin không chỉ thấy thông tin hay hiểu về việc vì sao Nhật Bản đạt được những kỳ tích như ngày nay, mà thậm chí xa hơn có thể rèn luyện suy nghĩ, có được nhân sinh quan mới, phương pháp tư duy và hành động mới, khoa học hơn, quyết liệt để thành công trong cuộc sống.
  • Những giá trị sống cho tuổi trẻ

    07/05/2009Với mong muốn làm phong phú thêm vốn sống cho các bạn trẻ - học sinh, sinh viên và các đối tượng thanh niên khác - bằng cách trang bị cho họ những giá trị tích cực và kỹ năng sống thiết thực, hữu ích trong hành trình vào đời, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn quyển sách Những Giá trị Sống cho Tuổi trẻ.
  • Chân trời có người bay

    08/12/2008Đỗ Lai ThúyĐây là tập tùy bút chân dung viết về các nhà nghiên cứu những người âm thầm làm việc trong bóng tối. Một công việc nặng nhọc, khổ sai. Những đóng góp học thuật của họ, dẫu có tác động tới hành trình tư duy dân tộc đi nữa, thì cũng ít được bạn đọc rộng rãi biết đến, hoặc hiểu đúng, kể cả trong giới hẹp...
  • xem toàn bộ