Hoan hô Bóng Đá & nghĩ về Xã hội

07:20 CH @ Thứ Tư - 13 Tháng Bảy, 2016

Xem thêm: Tại sao bóng đá lại hấp dẫn?

Tôi đã có bài viết rằng: Cuộc sống thực ra là trò chơi lớn…Bóng Đá lại là một trò chơi của Cuộc sống…Điều hay ở chỗ : không những phản ánh hiện thực Cuộc sống mà còn Phản ánh lí tưởng Xã hội của Con người …

Xưa nay các học giả, các Chính khách thường hay hô hào...nào là ‘Người ta sinh ra đều có quyền bình đẳng..’ / nào là ‘ Tứ Hải giai huynh đệ’ / rồi thì ‘ chống phân biệt chủng tộc, giàu nghèo, sắc tộc, chế độ chính trị…’ v.v…

Nói là hay như thế, nhưng ở đâu và lĩnh vực nào đã thể hiện được như thế ? Chỉ có Bóng Đá Quốc tế ( World Cup ) mới làm được như thế ! Vậy chẳng phải là tuyệt vời đó sao, mà ‘sự hoan hô’ mới chỉ nói lên được một phần nhỏ cái thực chất làm nên hào hứng, rộn ràng và say đắm của Nhân Loại đến thế…cho dù là nhi đồng đến các Nguyên Thủ Quốc Gia…

Trên sân cỏ, trước quả bóng tròn và trước hàng tỉ cặp mắt hâm mộ dõi theo trên toàn Hành Tinh, hãy dẹp đi tất cả ( màu da, thể chế, sắc tộc, tôn giáo, giàu nghèo, cộng sản hay Tư Bản…) chỉ còn anh và tôi và chúng ta với khát vọng chiến thắng của tinh thần Mạnh hơn, nhanh hơn, cao hơn, đẹp hơn mà thôi. Đẳng cấp thực sự thể hiện ở những nấc thang đạt được trên con đường đó

Trên Thế giới mỗi công dân phải hiểu Luật pháp của nước mình và Luật lệ của Thế giới, hiểu và thực hành nó không hề đơn giản. Nhưng Luật Bóng Đá thì vô cùng dễ hiểu và phổ cập đến mức một nhi đồng cũng nắm được thể thức của nó một cách rất nhanh chóng và tự nhiên, gần như không có phản đối xung đột của con người, các quốc gia về Luật đó – chẳng cần tuyên truyền giáo dục gì cả ! Các Cầu thủ thực hành nó không hề khó khăn, không đội nào có thể chiến thắng cao nhơ vi phạm Luật cả, chẳng có một điều gì trên đời này công bằng hơn, công khai minh bạch hơn Bóng Đá cả…. cho dù cũng có vài sơ xuất giám sát của Trọng tài!

Bóng Đá như Cuộc sống, nhưng thật độc đáo : không có đội nào được nghiễm nhiên coi là số 1, cúp Vàng đương nhiên thuộc về họ cả. Không có chỗ cho sự độc tôn, yên vị an hưởng vinh quang suốt cho bất kì đội bóng nào cho dù là Braxin, Achentina, Pháp hay Anh…Không có chuyện tham quyền cố vị, cha truyền con nối, con ông cháu cha ở trong một đội bóng và trong cuộc chơi….Nhưng hành vi gian lận, ăn cắp, tham nhũng, vô văn hóa, ăn trên ngồi chốc… là tối thiểu dù ở lĩnh vực nào khác nào cũng có thể gặp những ‘lũng đoạn và tệ nạn thuộc về con người’ như thế với mức độ trầm kha. Dân chủ, Nhân Quyền, Công lý…đều có thể gặp được rõ ràng trong Bóng Đá ! Điều đó lãng mạn đến phi thường khiến ta ngây ngất…nhưng lại rất thật !

Đội Á Kim Pháp lần này chơi tồi tệ nhất, kể cả về chiến thuật, nghệ thuật và tinh thần…Về nước họ phải chịu trách nhiệm không thể một lời chối cãi về kết cục đó. Tổng Thống Sakozy bỏ cả nhiều việc quan trọng có kế hoạch từ trước, gặp đội bóng và người có trách nhiệm để sát phạt, yêu cầu phải kiểm điểm….Và Chính Quyền ngỏ ý sẵn sàng một cách mạnh mẽ can dự điều tra nguyên nhân, thay đổi nhân sự…. Lập Tức Tổng Thống Pháp nhận được Điện thư của FIFA, đại ý rằng : Một đội bóng Quốc Gia là đại diện màu cờ sắc áo…khi kết cục không tốt thì mọi công dân có quyền quổ trách, yêu cầu…nhưng xin nhớ cho Đội bóng Pháp, Liên đoàn Bóng Đá Pháp trong khuôn khổ tổ chức của FIFA ( một Tổ chức Phi Chính phủ ) không đặt mình vào sự quản lý hành chính của Chính Phủ, xin mọi việc để cho FIFA giải quyết, và mọi việc sẽ đầu ra đó. Sự việc này còn cho thấy một điều thú vị khác : Xã hội Dân chủ và trong đó trách nhiệm Công Dân, trách nhiệm thành viên của một Tổ chức quấn quít vào nhau…Mỗi người phải được định vị / chịu trách nhiệm về chuyên môn với Tổ chức và Đạo đức nghề nghiệp với Xã hội mà không cần sự can dự mang tính Hành chính – trong cách hành xử với Công chức / Viên chức. Ví như Một Cao Tăng phạm lỗi thì điều trước hết, cao nhất can dự và ảnh hưởng đến xét xử họ phải là Đạo Pháp của họ chứ không phải, không cần đến Hành pháp & Luật Pháp ( vì nếu Đạo của họ không xử được thì thực ra thứ Đạo đó rất yếu ). Một Nhà Sư chỉ cần mặc một cái áo Cà Sa ngay ngắn là đủ, Một Hồng Y đội trên đầu chiếc Mũ Đỏ của Giáo Hội là đủ…nhưng nếu họ phải cài trên đó những ‘Huy Hiệu Khác’ thì rất có vấn đề về Xã hội rồi – Nếu mọi việc trong Xã hội xảy ra được đúng thế thì tuyệt vời ! Nhưng rất khó thay ! Ấy thế mà trong Bóng Đá lại xảy ra được như thế ! Bảo không tuyệt vời sao được !!!

Và đây mới thực sự là cái ý nghĩa mà tôi hoan hô Bóng Đá !!!!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tại sao bóng đá lại ... hấp dẫn?

    17/06/2018Nguyễn Tất ThịnhTrong những ngày cả thế giới cùng hướng về nước Brazil, tận hưởng và cổ vũ cho không khí sôi động của World Cup 2014, có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi vì sao trái bóng tròn trên sân lại khiến hàng tỉ người phải thức đêm vì nó? vì sao bạn yêu bóng đá? Một câu hỏi giản đơn nhưng có lẽ không thật dễ để trả lời đầy đủ...
  • Bóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ

    22/06/2006Trà ĐoáBóng đá ra đời ở Anh hay ở Trung Quốc, chắc chẳng quan trọng gì. Ngày nay, nó đã trở thành môn thể thao có đông người hâm mộ nhất, và vì thế được các chính phủ “quan tâm” nhiều nhất. Một nơi bóng đá chẳng được bao nhiêu người ưa thích như Mỹ mà trước World Cup 2006, tổng thống G. Bush còn gọi điện động viên tinh thần cho huấn luyện viên Bruce Arena...
  • Vì sao các nhà làm luật yêu bóng đá?

    17/06/2018Nguyễn Quang ThânCó lẽ có rất ít người không yêu thích bóng đá. Các nhà làm luật và những người có tinh thần thượng tôn pháp luật có cái thích riêng của mình. Bởi bóng đá là một môn chơi thể hiện tính luật pháp chặt chẽ, nhưng không quá máy móc...
  • Thư của ông cá độ bóng đá 1,8 triệu USD gửi Văn Quyến, Quốc Vượng

    15/06/2014Lê HoàngCác chú thân mến!
    Nhận được tin các chú “dính”, anh rất đau lòng. Vừa thương vừa giận. Thương vì các chú còn trẻ quá, tuy mấy năm nay có tập tễnh ăn chơi nhưng suy cho cùng chưa hưởng thụ gì nhiều, có lẽ từ giờ chả còn cơ hội...
  • Bóng đá Việt Nam và khoảng trống văn hóa

    23/12/2005Thanh Thảo... phải ngẫm nghĩ rất nhiều khi muốn cắt nghĩa tại sao bóng đá Việt Nam lại nhiều tiêu cực như vậy, tại sao cầu thủ VN lại "bán mình" một cách dễ dàng và rẻ rúng như vậy ? Câu trả lời chính là cái "khoảng trống văn hóa" ấy đang cư ngụ ngay trong lòng bóng đá VN, trong hành trang vào đời và vào nghề của nhiều cầu thủ.