Học với con

06:13 CH @ Thứ Ba - 05 Tháng Mười Hai, 2006

Gia đình trẻ hiện nay thường ít con, đứa bé trở thành hạt nhân trong hầu hết mọi nhà. Chuyện học hành của con cái bao giờ cũng là đề tài được quan tâm hàng đầu. Nhưng không phải ai cũng đạt được điều mong muốn trong sự học của con dù tốn nhiều công sức, tiền bạc.

Kềm con quá chặt

Vợ chồng anh B.T.N. đều là chuyên viên vi tính. Mỗi tối đến đúng bảy giờ đứa con gái 9 tuổi đều phải ngồi vào bàn học. Chị N. săm soi từng nét chữ viết, điểm số mỗi ngày của con. Hôm nào bé Lan lỡ mang về điểm 8 là chị khó chịu ra mặt, truy đi xét lại vì sao bị điểm “kém”. Chị quy định với con không được phép bị điểm dưới 9 cho tất cả các môn. Nhìn mặt bé ngơ ngẩn trước những lời chì chiết của mẹ mới thấy thật đáng thương: “Sao con đần thế, đã cho làm trước ở nhà mà vào lớp vẫn làm sai!” . Điệp khúc đó lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần đã làm cho bé mất dần tự tin vào chính bản thân mình. Không rõ tâm trạng bé lúc đó ra sao, trong khi mắt và hồn cứ dán vào màn hình xem trò chơi Hugo. Còn chị N. luôn luôn than vãn mình mất quá nhiều thì giờ cho con, đến nỗi chị thuộc lòng từng bài tập đọc, ngữ pháp, cả cách giải các bài toán mẫu của con mà chẳng bao giờ bé Lan được lọt vào top ten của lớp.

Phó thác cho gia sư

Chị H., chồng làm giám đốc lo chuyện kinh doanh thường xuyên xa nhà, mọi việc học hành của con được khoán trắng cho chị. Trình độ chỉ mới học hết cấp 3, lại phải quần quật cả ngày với việc nhà và lo chuyện ăn uống cho ba đứa con nhỏ khiến chị không còn thì giờ ngó ngàng đến việc học của con. Vì thế chị chỉ còn cách khoán trắng mọi chuyện cho gia sư. Có lần cô con gái lớn học lớp bảy đưa sổ báo điểm về để phụ huynh ký tên, chị mới phát hiện các bài kiểm tra môn tiếng Anh của con toàn điểm 1, điểm 2. Chị tá hỏa và trút hết cơn thịnh nộ lên đầu cô gia sư sinh viên đang dạy kèm cả 4 môn Anh, Toán, Lý, Hóa cho con mình: “Cô dạy kiểu gì mà con tôi ra nông nỗi này, tôi không tiếc tiền mà sao cô không tận tình?”. Thế là trong vòng hai tháng chị thay đến 3 lần gia sư và tình cảnh cũng không tiến triển gì hơn. Vì con chị không bao giờ tự giải bài tập mà tất cả đều trông chờ vào cô giáo dạy kèm “hướng dẫn”, hơn nữa thời gian chơi game trên máy tính của bé thường nhiều hơn thời gian học bài.

Tạo niềm say mê cho con

Em M.C., vừa đoạt giải 2 học sinh giỏi cấp thành phố môn Tiếng Anh lớp 9 mà không hề phải đến trường học thêm. Mẹ em kể cũng không phải mất nhiều thời gian kèm cặp con học. M.C. làm quen với môn tiếng Anh từ những đĩa nhạc thiếu nhi, những phim hoạt hình, các game trò chơi vui nhộn. Cả một thế giới mới lúc nào em cũng khao khát khám phá, thôi thúc em tự tìm học từ mới để có thể thâm nhập, tìm hiểu. Em nói rằng bố mẹ chỉ trao cho em công cụ, chìa khoá là những bộ từ điển phù hợp với trình độ rồi hướng dẫn cách tra cứu, tìm tòi chứ không làm thay. Khi em mắc mứu điều gì bố mẹ không bao giờ nói ngay đáp án hay cách giải mà chỉ gợi ý: “Con nên xem kỹ chỗ này, đọc thêm chỗ kia… sẽ tìm thấy hướng gỡ”. Cứ mỗi lần tự mình làm được bài tập khó em rất thích thú và có điều kiện là thích dấn thân vào những vấn đề khó để tìm hứng thú. Dần dần em tự hệ thống lại những điều đã học để dễ tra cứu khi cần và tích luỹ thêm những kiến thức mới cho riêng mình mà bố mẹ, thầy cô không đủ thời gian hướng dẫn. Có điều kiện em lại xin phép bố mẹ mua thêm sách, đĩa để tự học.

Xem ra sự học của các em, ngoài phần trách nhiệm lớn nhất từ nhà trường thì vai trò của những người làm cha làm mẹ cũng không kém phần quan trọng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo dục gia đình - những thách đố mới

    13/03/2017Nguyễn KiênKhông thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó...
  • 6 bước để có gia đình bền vững

    25/11/2016Lê NgânMọi vinh quang của cá nhân sẽ không thể được nói là trọn vẹn nếu đằng sau đó không phải là một “hậu phương” vững chắc. Hơn hết thảy, xây dựng một gia đình bền vững vẫn nên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi người.
  • Giáo dục văn hoá cho con cái

    16/09/2013Quế PhươngNgày nay trong rất nhiều gia đình, nếu các nếu các vấn đề học tập, ăn mặc, vui chơi, giải trí của con cái đều được chú trọng thì hầu như việc giáo dục văn hoá chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù co khi nó vẫn diễn ra một cách tự phát. Thậm chí có những bậc cha mẹ cho rằng chính nhà trường và xã hội chịu trách nhiệm về giáo dục văn hoá còn gia đình hoàn toàn không làm gì được trong lĩnh vực này. Nhận định này không chính xác vì thật ra gia đình là môi trường tốt nhất cho việc giáo dục văn hoá và cần phải bắt đầu áp dụng càng sớm càng tốt một cách có ý thức.
  • Sỉ nhục con cái - chuyện không nhỏ

    17/11/2006Vì bất lực và nóng giận, không ít bậc cha mẹ tuôn ra những lời nhục mạ, xúc phạm con cái. Họ tưởng như vậy là đang răn dạy con, song những lời độc địa, chua cay ấy có sức phá hoại ghê gớm, còn hơn cả đòn roi
  • Gia đình thời @

    16/09/2006Thủy Hương
  • Quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ

    29/07/2006Trình độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc hiện đại hoá, công nghịêp hoá đất nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam...
  • Gia đình, họ hàng, một cái nhìn còn bỏ ngỏ

    10/07/2006Nguyễn Quang ThânTrong nhiều nămgần đây, người Việt có khuynh hướng quay trở về với gia đình, họ hàng, mộ tổ tiên, làngxóm và quê hương như để bù lại là năm tháng xao lãng. Nhà văn hóa Phan Ngọc có nhận xét lạc quan: "Đây là một tập quán hay, nó giáo dục con người phải sống xứng đáng với cha ông, từng người một rời khỏi cương vị xã hội, quay trở về với cương vị thành viên của dòng họ”...
  • Bảo vệ gia đình trong thế giới online

    06/07/2006Triệu Tú Vân (tổng hợp)Những đứa trẻ lớn lên trong thời đại Internet đều không xa lạ với những ngôn từ đặc trưng của thế hệ @: Bluetooth, ipods, MSN, lướt web, chat, webcam...
  • Cảm nhận gia đình

    24/08/2005Tương LaiCó những giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải bất cứ lúc nào người ta cũng cảm nhận đầy đủ về nó. Nhưng rồi trong những bối ảnh nào đó, tự nhiên giá trị ấy lại nổi trội hẳn lên, cuốn hút và vẫy gợi sức chủ ý của toàn xã hội. Gia đình, giá tri vĩnh hằng của gia đình đang có súc cuốn hút và vẫy gọi ấy đang hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc gây dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên...
  • Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo

    04/07/2005Một gia đình thực sự là gì? Với Tiến sĩ Philip Mc Graw, ông tin rằng gia đình phải là trung tâm, là giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuốn sách "Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo", ông sẽ chỉ ra cho chúng ta những vấn đề phức tạp của cuộc sống gia đình, những vấn đề mà có thể chúng ta đã chưa bao giờ nhận thức được một cách rõ ràng...
  • xem toàn bộ