Internet: Bắt đầu cuộc cách mạng thứ hai

11:19 SA @ Chủ Nhật - 06 Tháng Mười Một, 2005
Thời đại Internet đang dịch chuyển những trào lưu mới trong xã hội và đặt ra những thách thức lớn lao cho các ngành công nghiệp truyền thống.

Google, hãng chuyên dịch vụ tìm kiếm trên mạng, gần đây đề xuất lập hệ thống Wi-Fi miễn phí cho toàn bộ thành phố San Francisco của Mỹ, trung tâm của cuộc cách mạng Internet với các ngành công nghiệp hàng đầu tại Silicon Valley.

Nhìn qua sân kinh doanh trực tuyến, eBay đã làm ngỡ ngàng giới kinh doanh khi quyết định mua lại toàn bộ dịch vụ điện thoại mạng Skype. Máy tính Apple trình làng chiếc iPod nano nhỏ xíu, lọt thỏm trong túi áo sơmi.

Hãng truyền thông Anh (BBC) thông báo sẽ bắt đầu phát hình các chương trình truyền hình trực tuyến. Và như vậy, chúng ta có thể thấy Internet đang bước vào cuộc cách mạng lần thứ hai.

Không hoàn toàn giống như đợt bùng nổ dot-com vào cuối thập niên 1990, với sự kiện chứng khoán của các công ty dot-com trượt giá khủng khiếp, cuộc cách mạng lần hai này, theo nhiều chuyên gia, sẽ làm rung chuyển các ngành công nghiệp từ phát hành cho đến viễn thông kèm theo một tin tốt lành: người tiêu dùng sẽ luôn hưởng lợi trực tiếp từ cuộc cách mạng lần hai này.

Theo Brooks Gray, tổng giám đốc của Technology Business Research (Mỹ), cuộc cách mạng lần này đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn cho các công ty nếu họ không thay đổi kịp.

Những thách thức đó là:

* Giá cả và kích thước sẽ giảm đáng kể. Hãy nhìn những ổ data “flash memory” di động, iPods nano, điện thoại đi động chụp ảnh và sắp tới đây sẽ là điện thoại di động có thể xem truyền hình được.

* Thông tin theo hướng số hóa. Sự khác biệt giữa máy tính cá nhân, điện thoại di động, TV, sách, báo sẽ ngày càng thu hẹp. Và rồi sẽ xuất hiện sự “hợp nhất số hóa” mà người tiêu dùng đang sử dụng hiện nay: điện thoại di động kiêm máy chụp hình, ổ flash kiêm radio, đồng hồ đeo tay kiêm ổ flash...

* Tính di động mở rộng. Kinh doanh, làm việc, học tập sẽ ứng dụng tính di động này ở mức độ sâu rộng.

* Mức lợi nhuận giảm. Khi thông tin được số hóa, mức lợi nhuận có thể bị thắt chặt. Internet có thể phát triển, nhưng điều đó không có nghĩa là các công ty sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.

* Các ngành công nghiệp truyền thống bị rung chuyển. Trong ngành viễn thông chẳng hạn, công ty và người tiêu dùng Mỹ hiện đang đổ xô đăng ký dịch vụ điện thoại của Vonage với mức chi phí chỉ bằng 1/100 so với điện thoại truyền thống.

Ngay cả Rupert Murdoch, tổng giám đốc của Tập đoàn truyền thông News Corp, từng tuyên bố: “Tôi tin rằng điện thoại miễn phí qua mạng sẽ có mặt khắp mọi nơi, không phải trong 10 năm mà chỉ 2-3 năm nữa thôi.”

Và Google xem ra là đối thủ cạnh tranh ngang hàng với Microsoft, theo Joe Wilcox, nhà phân tích hàng đầu tại Công ty nghiên cứu Jupiter Research, Mỹ. Tham vọng của Google là biến Internet thành một máy tính khổng lồ mà máy tính để bàn chỉ là một cách để bước vào thế giới web mà thôi.

Chắc hẳn chúng ta còn nhớ đến băng Betamax và VHS? Ngày nay, mọi người đang đổ xô đi mua iPod nano với mức giá những 299 USD. Hay thật!

Nguồn:Tuổi Trẻ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • Thách thức và triển vọng mới cho CNTT

    25/10/2005Tuyết MaiNhững năm gần đây, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) đang trở nên héo tàn. Nhiều ý kiến cho rằng cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã kết thúc. Một số người còn hoài nghi rằng, lĩnh vực công nghệ đã làm xoay chuyển cả nền kinh tế và nắm bắt những ý tưởng sáng tạo của con người trong nhiều năm nay giờ đây đã trải qua giai đoạn đỉnh điểm của nó
  • Những nghịch lý trong ứng dụng CNTT

    15/10/2005Một cuộc nghiên cứu trên quy mô toàn cầu do tập đoàn khảo sát thị trường IDC thực hiện mới đây cho kết quả đáng kinh ngạc: Mọi đối tượng người dùng phần mềm từ các nhà quản lý cao cấp cho tới những nhân viên "quèn" trung bình chỉ khai thác chưa tới 15% các tính năng của phần mềm
  • 12 quy luật của nền kinh tế số

    30/09/2005TS. Lê Trường TùngCác chuyên gia dự kiến nền kinh tế số sẽ kéo dài không quá một hoặc hai thế hệ. Khi mạng số lấp đầy mọi lĩnh vực trong đời sống của chúng ta thì sẽ xuất hiện nền kinh tế khác, với những quy luật hoàn toàn mới. Những quy luật mô tả sau đây nên xem như quy luật thời kỳ quá độ...
  • CNTT biến đổi xã hội: 9 viễn cảnh và thách thức

    19/07/2005Việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu phục vụ lợi ích riêng. Thách thức lớn nhất cho mọi thành viên xã hội là hiểu được mình cần tận dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào...