Khát vọng dân chủ

10:57 SA @ Thứ Năm - 19 Tháng Tám, 2010

Dân chủ nằm ngay trong tên nước được khai sinh với Tuyên Ngôn Độc Lập 2.9.1945, nhằm xác định rõ tính chất và nội dung qua chính thể “cộng hoà” mà Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước thế giới. Trên nền tảng dân chủ đó, độc lập, tự do, hạnh phúc được xác lập vững chắc, với nội dung dân là chủ, dân làm chủ.

Cả ba mục tiêu đó được ghi ngay dưới tên nước nhu là sự khẳng định về tiêu chí của chế độ mà "Toàn thể dân tộc Việt Nam” quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

Giữ vững lời thề, sáu mươi năm qua, dân tộc ta đã trải qua những chặng đường gian truân, vượt qua mưa bom bão đạn để quyết giành lại độc lập, tự do, để mưu cầu hạnh phúc trên cái nền dân chủ đó; rồi lại phải vào qua những rào cản trong tư duy nhắm tiến ra con đường có thể thực sự đem lại hạnh phúc cho mỗi một con người Việt Nam. Xét đến cùng, hạnh phúc của con người mới là mục tiêu cụ thể, thiết thực mà từng người trong mọi tầng lớp xã hội có thể cảm nhận được. Chính vì thế mà chỉ một tháng rưỡi sau khi đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, Chủ đích Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập công không có nghĩa lý gì!".

Thật ra, dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc vốn là tư tưởng trong học thuyết "tam dân" mà Bác Hồ đã từng nhận định: “Chủ nghĩa Tôn Dạt Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta...“!

Lịch sử đã chứng minh ánh sáng suốt của nhận định ấy đã dẫn đến những hành động sáng tạo và táo bạo của Hồ Chí Minh với Đảng của mình và dân tộc mình làm nên nghiệp lớn. Cách mạng dân chủ thành công ở nước ta từ Cách mạng Tháng Tám 1945 với những đặc điểm rất riêng của Việt Nam, đúng như nhận xét của một người Pháp: Lịch sử cổ xưa và hiện đại của dân tộc này cho thấy họ luôn tìm thấy những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải. Đó cũng là cuộc cách mạng dân chủ đầu tiên thành công ở khu vực này. Và rồi mục tiêu của cuộc cách mạng dân chủ ấy được xác định rõ ràng cách ghi ngay dưới tên nước, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau này. Phải ghi rõ để có tín tâm và quyết tâm đấu tranh thực hiện như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Ta phải có, và phải làm cho dân ta có Tín tâm và Quyết tâm"*. Tín tâm và quyết tâm của dân, mà nhất là tín tâm và quyết tâm của người lãnh đạo, "công bộc của dân".


Duyệt đội quân du kích ở các chiến khu về Hà Nội ngày 30-8-1945

Tự dohạnh phúc đi sau độc lập. Vì có dân tộc có độc lập thì dân mới có tự do để làm ăn sinh sống, tự do suy nghĩ và hành động để mưu cầu hạnh phúc cho mình được. Phải có độc lập và tự do đã, rỏi mới có thể có điều kiện mưu cầu hạnh phúc. Cho nên hạnh phúc là cái đến sau. Đến sau, nhưng hạnh phúc mới là mục tiêu thiết thực nhất, cụ thể nhất đáng quan tâm nhất trong mỗi người dân.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung đó luôn luôn thiết thực, luôn luôn cụ thể và trước sau như một. Bác không ngần ngại để nói rõ rằng: “Tục ngữ có câu “Dân dĩ thực vi thiên", nghĩa là dân lấy ăn làm trời, nếu không có đủ là không có trời. Lại có câu: "có thực mới vực được đạo" , nghĩa là không có ăn thì chẳng làm được việc gì cả . Vì vậy, chính sách của Đảng và chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng Người đã căn dặn: " Chính phủ ta đã hứa với dân sẽ gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc. Trong việc kiến thiết nước nhà, sửa sang mọi việc phải làm dần dần, không thể một tháng, một năm mà làm được hết. Song ngay từ bước đầu chúng ta phải theo đóng phương châm... Việc gì tin cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân thì dân mới yêu ta, kính ta...". Trong suốt cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh thực hiện đúng phương châm ấy, luôn luôn nhắc nhở Đảng và Nhà nước đừng quên phương châm ấy.

Nhưng Hố Chí Minh không chỉ nghĩ đến miếng cơm, manh áo cho người dân đang đói khổ, không chỉ nói đến những nhu cầu về vật chất, Người hiểu rõ những quyền lợi về tinh thần mà nhân dân cân phải có. Cho nên, trong sáu vấn đề cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề ra một ngày sau Tuyên bố Độc lập, ngày 3.9.1945, sau vấn đề trước tiên: chống đói, là vấn đề thứ hai: chống dốt , vì Hồ Chí Minh thấy rõ "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, rồi tiếp liền sau đó vấn đề thứ ba là quyền tự do, dân chủ, và Người xác định rõ: “Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ”. Người đòi hỏi “tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do dạy học, thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ Pháp luật”! Và ta hiểu vì sao, trong hoàn cảnh cực kỳ phức tạp của giặc ngoài, thù trong, Hồ Chí Minh vẫn kiên quyết tổ chức Tổng Tuyển cử bầu ra Quốc Hội đầu tiên của nước Việt Nam mới, một nước dân chủ, biểu tỏ tín tâm và quyết tâm dân là chủ, dân làm chủ!

Khát vọng dân chủ là biểu hiện ý thức về độc lập và tự do của người Việt Nam. Phải trên cái nền dân chủ đó thì độc lập mới được củng cố bền vững và tự do mới có được nội dung cụ thể. Không trên cái nền tảng dân chủ đó, không thể hiểu được vì cái lẽ gì mà nhân dân ta sẵn sàng hành động theo lý tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Ngày nay, cũng phải trên cái nền tảng đó mới thật sự tạo ra động lực cho Đổi Mới và phát triển, tạo ra được nội lực để chủ động hội nhập, đương đầu với thách thức tận dụng cơ hội và chủ động tạo ra cơ hội để bứt lên.


*Hồ Chí Minh toàn tập. NXB CTQG. Hà Nội 1995. Tập IV, tr. 433

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Năm cánh sao vàng

    02/09/2016TS. Nguyễn Sĩ DũngGần 70 năm đã trôi qua, cờ đỏ sao vàng Cách mạng Tháng Tám mãi còn vẫy gọi. Và ngôi sao năm cánh vẫn còn toả sáng dẫn đường cho dân tộc ta đi về phía trước...
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Cách mạng tháng Tám

    19/08/2016Lê Đăng DoanhCách mạng Tháng Tám là bước nhảy vọt vĩ đại của tư tưởng phát triển, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Độc lập, tự do, hạnh phúc, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đó là những chân lý có sức mạnh mãnh liệt phát huy và khơi dậy sức mạnh của một dân tộc bị nô dịch, áp bức, bị chiến tranh và nạn đói tàn phá. Chính những tư tưởng bất hủ này đã trở thành sức mạnh vật chất của cả một dân tộc, chắp cánh cho dân tộc Việt Nam làm nên những kỳ tích trong chiến đấu và dựng nước...
  • Tính trễ của cải cách chính trị

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtTừ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sân khấu chính trị thế giới có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của thời đại, nhiều chính đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập dân tộc, thay thế chế độ thuộc địa hà khắc bằng những chính thể tiến bộ. Dân chúng thế giới thứ ba đói khổ mơ ước về một cuộc đổi đời vĩ đại, được sống trong một xã hội phồn vinh về vật chất và tươi đẹp về tinh thần, nhưng cho đến nay dường như tất cả vẫn ngoài tầm tay và thực tế vẫn là một thế giới thứ ba nghèo khổ và bất hạnh. Lý do trước hết là thế giới thứ ba bị lạc hướng trong vùng xoáy của Chiến tranh Lạnh, nhưng một nguyên nhân khác, chủ yếu hơn, là do không ý thức được sự cần thiết hoặc không tìm được giải pháp đúng cho đổi mới và cải cách xã hội....
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Cuộc giải phóng thứ hai

    01/03/2014Nguyễn Trần Bạt“… Có thể coi cuộc giải phóng con người như là một cuộc cách mạng. Và cuộc cách mạng thứ hai này còn khó khăn hơn nhiều so với cuộc cách mạng lần thứ nhất. Bởi vì trước đây ai cũng trông thấy sự hiện diện của ngoại bang và đó là lý do hiển nhiên để tập hợp lực lượng. Còn giải phóng con người là một bước thay đổi căn bản nhưng vô hình về nhận thức, về tất cả các cấu trúc xã hội. "
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • Cần có đôi mắt mới

    05/09/2005Tương LaiKỷ niệm 30 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ôn lại những chiến công lịch sử chói lọi là điều tuyệt đối cần hành trình đã đi qua, những giá trị cũ và những kinh nghiệm đã sống”. Thế nhưng, điều còn quan trọng hơn là nhìn lại xem, với chặng đường 30 năm ấy, chúng ta đã làm được gì xứng đáng với đỉnh cao chói lọi của chiến công của ngày 30/4/1975 lịch sử...
  • xem toàn bộ