Khi “sếp” mê chứng khoán

05:21 CH @ Thứ Năm - 22 Tháng Ba, 2007

Khi “sếp” đã mê thì còn “máu” hơn cả nhân viên, sẵn sàng bỏ việc để theo sàn và thậm chí còn “giải tán” luôn Công tyđể rảnh tay ngang dọc trên thị trường.

Điện thoại đến một Công ty tư nhân tìm vị Giám đốc để xin cuộc hẹn phỏng vấn thì người nhận điện thoại đầu dây đằng kia không ai khác đó chính là cô Thư ký, cô cho hay: “Sếp em đi công tác bên ngoài”, điện di động cho anh thì nghe chữ được chữ mất vì không khí xung quanh có vẻ rất ồn ào, náo nhiệt. Với giọng điệu gấp gáp anh kết thúc nhanh: ”Anh đang ở sàn SSI trên đường, phố…. em có rảnh thì chạy đến đây”!

Và cho dù đã “bắt cóc” được anh ra khỏi sàn chứng khoán thì cũng không có được thông tin như mong muốn vì anh cho biết thời gian gần đây phần lớn công việc anh đã bàn giao cho Phó Giám đốc và Thư ký. “Mọi việc ở Công ty đã đi vào ổn định, vận hành tốt nên anh không cần trực tiếp làm nữa”, anh biện bạch.Sau đó, anh rất hào hứng khi nói về giá cổ phiếu sẽ tăng/giảm ra sao, Công ty nào có định hướng làm ăn tốt, Công ty nào sắp phát hành cổ phiếu đợt 2... Cũng trong các lần la cà sàn chứng khoán, người viết gặp lại anh N, chủ một quán cafe lớn tại Trung tâm Sài Gòn, thật bất ngờ khi anh tâm sự “Đã sang lại quán cafe vì không có người quản lý, trông coi”. Thì ra, bây giờ anh chỉ dành thời gian cho chứng khoán không còn màng gì đến việc kinh doanh cafe, một ngành mà cách đây 2 năm anh nói là nghề đầy tiềm năng và anh rất tâm huyết.

Chia sẻ về vấn đề trên, anh Nguyễn Quốc Bảo, Giám đốc điều hành Công ty Awareness ID cũng nhận định hiện tượng doanh nhân lơ là công việc để lên sàn ngày càng phổ biến. “Một số đối tác làm việc trực tiếp với tôi trước đây bây giờ toàn giao việc cho đàn em, tôi hỏi thì họ bảo họ chuyển sang công việc đầu tư tài chính, thì ra là họ bận bịu vì chứng khoán”, anh Bảo kể. Anh V.T, một nhà báo kỳ cựu và đã từng làm “sếp” tại một vài tờ báo tại Thành phố Hồ Chí Minh, mới đây đã chuyển nghề. Anh nói về công việc mới của mình rất ngắn gọn, chỉ 3 từ: “chơi chứng khoán”. Giới doanh nhân khi thâm nhập thị trường chứng khoán thì không tỏ ra “liều mạng” như các bà nội trợ, tiểu thương... Theo tìm hiểu, phần lớn các doanh nhân khi gia nhập sàn chứng khoán đều trang bị cho mình ít nhất là một khoá học về chứng khoán để vững tin hơn khi chuyển hướng đầu tư. AnhBảo, tuy tỏ ra khá bất mãn với việc doanh nhân bỏ việc đi chơi chứng khoán như trên nhưng hiện anh cũng không đứng ngoài cuộc. Anh cho hay đang theo học lớp đầu tư chứng khoán tại Đại học Ngân hàng. “Thầy dạy chứng khoán cho tôi từ Mỹ về, rất am hiểu thị trường và có kinh nghiệm. Nghe đâu học trò của thầy ai cũng trúng chứng khoán cả, có người thắng đến 17 tỷ đồng. Phải mất cả tháng trời chầu chực tôi mới đăng ký được vào lớp học này, học viên trong lớp hầu hết là doanh nhân”.

Có thể nói thị trường chứng khoán tuy đã xuất hiện khá lâu trên thế giới nhưng mới thực sự bừng nóng ở Việt Nam trong những năm gần đây. Bởi vậy việc nhận thức đúng đắn, am hiểu về thị trường này là một vấn đề không đơn giản, nó đòi hỏi không những về trí, nguồn vốn, về sự nhanh nhạy cũng như nắm bắt thông tin thị trường… Đó cũng chính là vấn đề mà đang được nhiều người quan tâm và chúng ta nên nhìn nhận và đến với thị trường chứng khoán một cách chân chính, đúng đắn nhất, đừng để sự đam mê thái quá len lỏi trong bản thân mình./.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sếp ơi!

    13/08/2014Chính Tâm, Đàm HuyVì đâu "nhất sếp nhì giời"
    Xem ra, sếp cũng là người như ai
    Tài thì... chưa hẳn đã tài
    Được trên cất nhắc, trong ngoài im re!
    Sếp sa vào cuộc hôn mê:
    Mê quyền, mê chức và mê bạc tiền...
  • Sếp tôi dùng chữ

    08/04/2014Nguyễn Văn TưngCó lẽ đã từng một thời sống ở khu tập thể cao su, xà phòng, thuốc lá gọi tắt là cao xà lá nên sếp tôi trở thành bậc thầy trong việc ghép tắt các từ, đại loại như điều nghiên… nhưng những cặp từ của sếp thuộc loại quái ngôn hơn nhiều...
  • Những quy tắc “vàng” cho sếp và nhân viên

    04/11/2006Gia Nam (Theo Career24)Làm việc trong một môi trường đông người, tính cạnh tranh cao, nếu không “chịu khó” ứng xử theo quytắc, bạn sẽ rất dễ gây nên những mâu thuẫn với người xung quanh, khiến tinh thần làm việc căng thẳng ức chế...
  • Tạm biệt “Sếp ơi”!

    21/09/2006Nhân viênMục “Sếp ơi”! được mở ra với thiện ý có một kênh nào đó để nhân viên có thể góp ý với thủ trưởng của mình. Chuyện phê bình, góp ý với thủ trưởng ở đâu mà chả có, luôn có ấy chứ nhưng mấy khi có thực chất đâu. Chẳng thiếu gì những kẻ luôn đón ý sếp để có cơ hội tâng bốc, nịnh nọt. Còn những ai nói thẳng, nói thật thì thường khó nghe. Và số đông thì không dám nói, không dám bộc lộ ý nghĩ của mình. Đơn giản vì ngại, vì sợ. Vì miếng cơm manh áo cả thôi.
  • Giai thoại về sếp và thư ký

    19/02/2006Nguyễn XuânVào bất kỳ một trang Web việc làm nào, hai loại nghề luôn luôn đứng đầu bảng về số lượng là Kế toán và Thư ký - hành chính. Bởi vì có bao nhiêu ông Giám đốc cần có ít nhất bấy nhiêu Thư ký. Giám đốc có thể xuất chúng chứ Thư ký nhất định cần phải… có học hành tử tế...
  • 5 sai lầm lớn của sếp mới

    25/09/2005Sáng kiến, kỹ năng, và sự cống hiến có thể là những lý do mà bạn được thăng chức quản lý. Tuy nhiên, những phẩm chất đó chưa chắc đã đảm bảo rằng bạn sẽ là một nhà quản lý giỏi. Bất kỳ một nhà quản lý mới nào cũng có thể mắc phải một số sai lầm nhất định. Nicole Morgenstern, chuyên gia tư vấn của Hiệp hội Quản lý Mỹ, đã khẳng định như vậy trong một bài viết đăng trên tờ nhật báo Wall Street Journal (Mỹ)
  • Lời vàng của sếp

    06/08/2005Bây giờ ghế ít đít nhiều
    Chúng mày hãy nhớ những điều sau đây...
  • xem toàn bộ