Khoa học xã hội với sự nghiệp phát triển đất nước

09:48 SA @ Thứ Hai - 05 Tháng Tư, 2010
Khoa học xã hội, ngành khoa học có 3 chức năng chính là nghiên cứu khoa học, đào tạo và tư vấn chính sách. Vậy, khoa học xã hội có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội? Và trong những năm qua khoa học xã hội Việt Nam đã có đóng góp như thế nào đến sự phát triển của đất nước?

Để trả lời những câu hỏi này, phóng viên báo Khoa học phát triển đã có buổi phỏng vấn với GS.TS. Hồ Sĩ Quý, Viện trưởng Viện thông tin khoa học xã hội.

  • Thưa ông, có ý kiến cho rằng hiện nay, vai trò, vị thế của khoa học xã hội trong sự phát triển của đất nước đang bị lu mờ đi so với các ngành khoa học khác. Ông có nhận định như thế nào về ý kiến này?

GS.TS. Hồ Sĩ Quý: So với các khoa học tự nhiên và công nghệ thì đúng là ở nước ta, khoa học xã hội chưa được chú ý đúng như nó cần phải được chú ý. Ngay ở một số cơ quan lãnh đạo cấp cao về khoa học và giáo dục, khoa học xã hội cũng rất mờ nhạt. Nhưng vai trò và vị thế thật sự của khoa học xã hội thì tôi đánh giá ngược lại rằng, khoảng hai chục năm qua, khoa học xã hội đã có đóng góp rất to lớn cho sự nghiệp phát triển đất nước, dù ai đó có thừa nhận hay không.

Thực tế, phương thức để phát triển đất nước ngày nay là ra đời từ những quan niệm mới của Khoa học xã hội: Các quan điểm về đổi mới tư duy, nhận thức lại nhiều vấn đề có tính nguyên tắc trong lý luận, trên thực tế đã dẫn đến đổi mới, cải cách trong hoạt động thực tiễn. Ngày nay, phương thức phát triển của chúng ta được thế giới đánh giá là hợp lý hơn và thực tế hơn, mềm dẻo hơn và cũng nguyên tắc hơn, khôn ngoan hơn và bản lĩnh hơn… rất nhiều so với trước đây.

Đánh giá những kết quả trong nghiên cứu khoa học xã hội có thể có nhiều cách. Nhưng sức mạnh và kết quả của khoa học xã hội được thể hiện, trước hết ở những lý luận mới và hợp lý về về sở hữu và kinh tế thị trường, về sự đổi mới hệ thống chính trị, về vai trò của văn hóa, con người và các nhân tố tạo nên sự phát triển bền vững, về toàn cầu hóa và thách thức cũng như cơ hội của hội nhập quốc tế, về kinh tế tri thức và vai trò của khoa học, giáo dục trong sự phát triển kinh tế xã hội... Những kết quả này, không còn nghi ngờ gì nữa, đã tác động mạnh và làm thay đổi con người và xã hội Việt Nam hiện đại. Đó cũng chính là tác động lớn nhất mà mấy chục năm nay, khoa học xã hội đã góp phần đẩy lùi khủng hoảng, làm cho đất nước tăng trưởng nhanh trong nhiều năm liền, đạt tới mức khởi điểm của thu nhập trung bình – 1000 USD/người /năm và đạt được nhiều thành tựu đáng kể khác, tạo nên thế và lực mới của đất nước.

  • Trong những năm qua, Khoa học xã hội đã thực hiện tốt chức năng tư vấn chính sách của nó chưa, thưa ông?

GS.TS. Hồ Sĩ Quý: Trong thực tế, việc khoa học xã hội thực hiện 3 chức năng của mình là không đều nhau. Một phần là do thực lực mạnh yếu khác nhau của việc thực hiện 3 chức năng của khoa học xã hội. Một phần khác cũng do chính phủ, xã hội quan tâm đánh giá và đầu tư không tương đương nhau. Kết quả là thành quả khoa học ở ba lĩnh vực đó nơi cao nơi thấp khác nhau.

Riêng trong lĩnh vực tư vấn chính sách, trên thực tế chúng ta vẫn chưa có cơ chế có tính chất pháp lý để khoa học xã hội thực hiện chức năng này. Bằng các kênh khác nhau, khoa học xã hội đã cố gắng có những đóng góp trong quá trình hoạch định, thẩm định và phản biện chính sách. Tuy nhiên những hoạt động này chủ yếu nằm trong khuôn khổ đặt hàng, mời gọi mang tính riêng rẽ… Do vậy, đã hạn chế khả năng thẩm định xã hội, hoạch định xã hội, phản biện xã hội của khoa học xã hội Việt Nam trong việc thực thi chức năng tư vấn chính sách của mình.

  • Khoa học xã hội Việt Nam hiện nay đang đứng ở đâu so với thế giới và khu vực thưa ông? Trong tương lai chúng ta nên nhìn nhận vai trò của Khoa học xã hội như thế nào trong sự phát triển của đất nước?

GS.TS. Hồ Sĩ Quý: Khoa học xã hội và nhân văn nước ta hiện còn rất nhiều yếu kém và trong nhiều việc chưa đáp ứng được những nhu cầu của xã hội và sự phát triển của đất nước. Chỉ so với các nước xung quanh như Thái lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc… khoa học xã hội Việt Nam cũng đã thua kém ở hầu hết các tiêu chuẩn theo tiêu chí đánh giá khoa học quốc tế.

Ta có một số nhà khoa học giỏi, nhưng ở hầu hết các chuyên ngành chúng ta chưa có được đội ngũ chuyên gia có thể đối thoại ngang ngửa với bên ngoài. Các tác phẩm, công trình khoa học xã hội của ta cũng hiếm hoi mới có được những cái có thể đóng góp cho khoa học xã hội thế giới.

Vấn đề là ở chỗ, vị thế và chức năng khoa học xã hội Việt Nam chưa được nhìn nhận một cách hợp lý. Trong con mắt của một số nhà lãnh đạo, kể cả một số nhà lãnh đạo khoa học, nói đến khoa học người ta thường quên mất khoa học xã hội và nhân văn. Ở không ít các dự án kinh tế - xã hội, khoa học xã hội và nhân văn chỉ được tính đến khi các vấn đề xã hội,văn hóa, đạo đức, môi trường… đã trở nên bức xúc. Với không ít chính sách, khoa học xã hội và nhân văn cũng chỉ được tham khảo khi dư luận xã hội đã nổi cộm lên thành những vấn đề.

Ở một thái cực khác, không hiếm khi người ta lại đòi hỏi khoa học xã hội và nhân văn phải trả lời những câu hỏi nằm ngoài khả năng và chức năng của nó.

Tôi muốn nói rằng, cần phải coi trọng 3 chức năng chính của khoa học xã hội hơn nữa. Khó có một chính sách xã hội nào lại có thể đạt đến tối ưu hay thật sự có hiệu quả nếu bỏ qua sự thẩm định về mặt khoa học xã hội. Có những việc cần phải pháp lý hóa việc thẩm định về mặt khoa học xã hội. Thông thường, bằng cách này hay cách khác, khoa học xã hội và nhân văn cũng sẽ buộc phải có tiếng nói của mình trong các công việc kiểu như một quyết sách hay một đề án kinh tế - xã hội. Chỉ có điều nếu không “danh chính ngôn thuận” thì tiếng nói của khoa học xã hội và nhân văn có thể sẽ ít trách nhiệm hơn hoặc vòng vo hơn. Kinh nghiệm này của các nước đi trước là rất đáng lưu ý.

Nếu chúng ta không chủ động tìm kiếm sự đồng thuận xã hội thông qua thẩm định xã hội, phản biện xã hội, thì rất có thể chúng ta lại phải chịu lãng phí bởi cách đi vòng vèo, lảng tránh hoặc thậm chí trả giá cho những “chữa cháy” mà đáng ra là có thể tránh được.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội

    26/07/2019Nguyễn Trọng ChuẩnÝ thức về trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại giúp cho người ta thấy rằng, thị trường thế giới rộng lớn, đầy tiềm năng trên phạm vi toàn cầu là môi trường vô cùng thuận lợi để tìm kiếm lợi nhuận không chỉ cho riêng mình, mà còn cho cả quê hương, đất nước và cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của xã hội.
  • Giá trị cá nhân có thể thay đổi xã hội

    08/06/2019Chung NhiBên cạnh tính đồng thuận, ngày nay, xã hội ta nên tạo ra môi trường để sự khác biệt được tôn trọng và phát triển. Nhất là trong tình hình hiện nay, các lối tư duy cũ đang dẫn cả thế giới đến cuộc khủng hoảng toàn cầu. Con người, muốn đạt được sự khác biệt cần có tự do cá nhân...
  • Những tiêu chuẩn khắt khe của trí thông minh xã hội

    27/07/2017Daniel Goleman và Richard Boyatizs - Harvard Business Review - Hoàng Đăng dịchCông trình nghiên cứu trong suốt thập niên qua của chúng tôi đã khẳng định giữa những lãnh đạo thông minh xã hội và những lãnh đạo không thông minh xã hội có một khoảng trống rất lớn về hiệu quả công việc.
  • Phản biện xã hội và sứ mệnh của nhà báo chân chính

    03/05/2016Tương LaiBáo chí đang góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội. Đó là quá trình lấy đối thoại thay cho độc thoại, lấy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thay cho độc quyền và đặc quyền “xin cho”.
  • Xã hội Việt Nam đương đại trong những giá trị thực - ảo

    24/02/2016Thanh TùngỞ các nước phương Tây, hàng trăm năm đô thị hóa cũng là hàng trăm năm chuyển đổi từ đời sống nông nghiệp sang lối sống công nghiệp. Ở Việt Nam, hiện đại hóa trở thành một trong những mục tiêu của chính sách phát triển, quá trình chuyển đổi được đẩy lên với một tốc độ chóng mặt. Vì vậy, một số bước chuyển tiếp mà các xã hội hiện đại trải qua, và cần phải trải qua...
  • Giá trị của một xã hội “thành tín”

    27/10/2014Ths. Đặng Vũ Cảnh LinhMột xã hội coi trọng giá trị của niềm tin là xã hội có khả năng năng phát triển bền vững...
  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Trách nhiệm với người khác, trách nhiệm với xã hội

    01/07/2014Nhà văn Nguyễn KhảiTôi vốn là người nhút nhát, thích sống yên phận, mình không đụng ai, cũng mong đừng ai đụng đến mình. Sống như thế tất nhiên là rất ích kỷ, là cá nhân, là không xã hội chủ nghĩa. Nhưng, xem ra sống cũng vẫn được, không tốt lắm nhưng cũng không hẳn là xấu lắm...
  • Xã hội dân sự: khái niệm và các vấn đề

    15/04/2014Bùi Quang DũngXã hội dân sự hiện đang là vấn đề được cả giới nghiên cứu khoa học lẫn các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Khái niệm "xã hội dân sự” xuất hiện khá sớm ở Châu Âu. Các đinh nghĩa phổ biến về "xã hội dân sự” hiện nay đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình. Theo đó, xã hội dân sự được tạo lập bởi các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại và những tổ chức truyền thông, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức...
  • Đôi điều về quy luật phát triển của xã hội

    13/01/2014Nguyễn Văn ChiểnAi cũng biết trên thế giới ngày nay giàu mạnh nhất là 7 nước tư bản phát triển nhất mà người ta quen gọi là G.7. Vậy các nước ấy đã qua con đường phát triển như thế nào mà họ đạt được trình độ cao như vậy? Liệu các nước khác có hy vọng đuổi kịp trình độ phát triển của họ không?
  • Phản biện xã hội - nhân tố quan trọng của phát triển

    28/11/2013Kiên ĐịnhPhản biện là hành vi thể hiện tính khoa học của con người trước khi chuẩn bị hành động. Phản biện xã hội được coi là hành vi có chất lượng khoa học của xã hội đối với hệ thống chính trị. Một xã hội được tổ chức phản biện tốt sẽ góp phần tạo ra sự đồng thuận cho phát triển, giảm được tối đa sự phản kháng không cần thiết của dân chúng...
  • Sáu xu hướng truyền thông xã hội năm 2010

    10/12/2009David Armano* - Hoàng Thu Thủy dịchNăm 2009, chúng ta đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân của truyền thông xã hội. Theo Nielson Online, chỉ tính riêng Twitter đã tăng 1,382% vào tháng 2 so với cùng kì năm ngoái, đạt hơn 7 triệu lượt truy cập trên tổng số lượt truy cập trong tháng. Trong khi đó, Facebook cũng tiếp tục vượt xa MySpace.
  • Trách nhiệm xã hội của đại học

    12/11/2009Cao Huy ThuầnĐồng thời với chúng tôi hồi đó, tại mẫu quốc, các cậu bé của nước Đệ Tam Cộng Hòa Pháp được dạy để làm công dân dưới mái trường mà mỗi giáo viên tiểu học là một người lính tiền phong chống lại giáo dục của Nhà Thờ ngự trị qua bao thế kỷ.
  • Xã hội dân sự?

    26/10/2009Cao Huy ThuầnGiữa Nhà nước tham nhũng với xã hội dân sự vô đạo đức, liên hệ nhân quả xoáy vòng tròn, đây là nhân mà đây cũng là quả, cái này cắt nghĩa cái kia và ngược lại. Thì cũng vậy giữa Nhà nước dân chủ và xã hội dân sự dân chủ: chỉ một Nhà nước dân chủ mới tạo ra được một xã hội dân sự dân chủ; chỉ một xã hội dân sự dân chủ mới tạo ra được một Nhà nước dân chủ.
  • Bàn về tính đồng thuận xã hội

    17/09/2009Nguyễn Trần BạtĐồng thuận xã hội luôn là mục tiêu của bất kỳ nhà nước, bất kỳ chính thể nào. Đồng thuận xã hội trước hết và quan trọng nhất phải là kết quả của sự đồng thuận về nhận thức. Trong thời đại ngày nay, khi hợp tác trở thành nội dung triết học cơ bản của đời sống hiện đại, đồng thuận trở thành lý thuyết về tầm nhìn trong xây dựng cấu trúc xã hội tương lai. Đồng thuận xã hội là sự tự giác thống nhất về cả ba mặt kinh tế, chính trị, văn hoá...
  • Nhà nước, truyền thông và xã hội dân sự

    22/08/2009TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức“Phải xây dựng một xã hội mạnh thay vì một nhà nước mạnh... Trật tự, pháp luật, nhà nước, chỉ là công cụ, phải phục vụ cho các giá trị xã hội, chứ không phải ngược lại!”
  • Triết lý chính trị- xã hội & pháp luật

    13/08/2009William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchCó thể nói quá trình phát triển của loại hình triết học chính trị, xã hội và pháp lý theo truyền thống văn minh phương Tây đã bặt nguồn từ thời Plato. Ngay từ thời đại ấy, các triết gia đã tìm cách xác định bản chất và ý nghĩa của những gì được gọi là xã hội tốt đẹp, nhà nước và xã hội mẫu mực phải có những đặc điểm gì...
  • Những điều xã hội không mong muốn

    28/06/2009Bùi Tiến QuýThấu hiểu sâu sắc những điều xã hội không mong muốn để tránh xa hoặc để khắc phục là việc làm có giá trị xã hội rất lớn lao, không thua kém gì thấu hiểu sâu sắc những điều xã hội mong muốn để phấn đấu thực hiện tốt.
  • Bàn về Xã hội tri thức, Quản lý kinh doanh, Xã hội và Nhà nước

    20/03/2009Peter F. DruckerBạn đọc cầm trên tay cuốn thứ mười bảy* của tủ sách SOS2, cuốn Peter F. Drucker bàn về Xã hội Tri thức, Quản lý Kinh doanh, Xã hội và Nhà nước gồm một số bài báo và tiểu luận của ông. Peter F. Drucker sống gần trọn một thế kỷ [19/11/1909 – 11/11/2005], cha đẻ của môn quản lý hiện đại...
  • Nền tảng Nho giáo của tư tưởng xã hội hài hòa (trích đăng)

    20/03/2009Nguyễn Tài ĐôngTìm ra và khẳng định tư tưởng xã hội hài hòa có nền tảng lý luận từ kho tàng triết học truyền thống là đã tiếp sức sống cho tư tưởng này, vấn đề còn lại là, phát triển các kênh đối thoại đa dạng hơn nữa giữa truyền thống và hiện đại mà ở đặc biệt là giữa chủ nghĩa Mác và Nho giáo để tìm ra nhiều lời giải đáp hữu hiệu cho hiện thực xã hội hài hòa.
  • Cảm hứng triết luận trong khoa học xã hội và nhân văn hiện đại

    26/02/2009Hoàng Ngọc HiếnTừ cuối thế kỉ XIX, khoa học xã hội trở thành hiện đại, ngày càng chuyên nghiệp hoá, chuyên môn hoá, quá trình này là tất yếu để đáp ứng sự nghiên cứu xã hội hiện đại trở nên ngày càng phức tạp. Trong thế kỉ XX, KHXH hiện đại có những đóng góp to lớn về định tính cũng như định lượng, tầm vi mô cũng như vĩ mô, tuy nhiên ở không ít nhà KHXH hiện đại bộc lộ những nhược điểm...
  • Truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại

    30/05/2008Trần Hữu QuangKhông gian công cộng đóng vai trò trung gian giữa xã hội công dân và Nhà nước, buộc Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước xã hội do “tính công cộng” của nó. Không gian công cộng tự nó mang tính chất phê phán bởi lẽ nó giả định rằng phải có những thông tin về các hoạt động của Nhà nước để công luận có thể xem xét và phê phán các loại hoạt động này...
  • Dân trí trong phát triển xã hội

    26/03/2008Trần Sĩ ChươngDân có giàu thì nước với mạnh. Dân có giàu thì dân mới có được tính độc lập và có cái thế để tạo nên lực, từ đó mới thể hiện được quyền dân chủ của mình. Lực của quan và dân có tương đối cân bằng thì Nhà nước với nhân dân mới có thể cùng phấn đấu cho mục tiêu phát triển chung của đất nước...
  • Nguyên tắc kế toán và chính sách xã hội

    29/07/2007TS. Nguyễn Quang ACó người sẽ hỏi, chính sách xã hội liên quan gì đến các nguyên tắc kế toán? Nếu giả như không có các công cụ đo lường như cân, đồng hồ và thước để đo khối lượng, thời gian, độ dài..., thì đời sống xã hội sẽ ra sao? Chắc hẳn xã hội không văn minh nếu thiếu các công cụ đo lường vật lý ấy.
  • Phát triển xã hội tự quản

    05/07/2007Nguyễn Ngọc ĐiệnTrật tự xã hội, được coi là mục tiêu khách quan của pháp luật, được bảo đảm không chỉ bằng cách áp dụng pháp luật, mà còn có thể dựa vào các chuẩn mực khác. Chẳng hạn, cả mua vé và xếp hàng để mua vé nghe ca nhạc đều là những hành vi cần được thực hiện trong khuôn khổ trật tự xã hội. Nhưng mua vé là một giao tiếp được pháp luật ràng buộc; còn xếp hàng lại là một giao tiếp thuần tuý xã hội, chỉ chịu sự chi phối của những quy ước mặc nhiên hình thành trong cuộc sống dân sự...
  • Điều tra xã hội học

    15/06/2007Cù NgưuNgưu có anh bạn, Lang Băm, là một tay đa năng, đa sự và đa dạng. Lang Băm tuy là tay "cò đủ thứ" nhưng vừa rồi lại bỏ ra cả tháng trời đi điền dã và mang về một món quà bất ngờ. Đó là tập tài liệu điều tra xã hội học mà theo Lang Băm nói, là đã được "đăng ký bản quyền" và sắp tới sẽ được dịch sang một so thứ tiếng của một số bộ lạc trên một số hòn đảo tân giữa Thái Bình Dương.
  • Khoa học xã hội và nhân văn với sự nghiệp đổi mới

    08/06/2007Nguyễn Duy QuýKhoa học xã hội và nhân văn có nhiệm vụ nghiên cứu các quy luật hình thành và phát triển của xã hội và con người, của mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Vì vậy, khoa học xã hội và nhân văn ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia.
  • Ý thức xã hội: ý thức của cá nhân công dân

    28/05/2007Nguyễn Ngọc ĐiệncóÝ thức xã hội được hiểu là nhận thức của một công dân điển hình về sự cần thiết của việc cư xử đúng mực trong quan hệ xã hội. Sự đúng mực trong cư xử được đánh giá dựa vào một hệ thống chuẩn mực khách quan, được xã hội thiết lập để chi phối thái độ sống của các thành viên, nhằm bảo đảm cho các quan hệ xã hội diễn ra trong vòng trật tự.
  • Các lý thuyết về hành động xã hội

    24/05/2007Bùi Thế CườngCó một thực tế trong lịch sử xã hội học là các nhà nghiên cứu của bộ môn này bị mắc vào một số song đề (dilemma), đôi khi trùng lặp nhau đôi khi tách rời nhau, chúng tạo cảm hứng cho những khổ công tìm tòi và cũng gây nên những tranh luận lớn. Một trong những song đề ấy là sự đối lập giữa việc nhấn mạnh vào cấu trúc xã hội hay nhấn mạnh vào hành động xã hội...
  • Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người

    16/05/2007Nguyễn Văn HuyênThông qua cuốn sách Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người, tác giả Nguyễn Văn Huyên đã đi vào luận giải một cách biện chứng mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và sự phát triển con người ở Việt Nam. Cuốn sách gồm hai phần, trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc lựa chọn con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và những vấn đề liên quan trực tiếp tới sự phát triển con người Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.
  • Thông tin xã hội và vai trò của nó trong quản lý xã hội

    24/08/2005Nguyễn Hữu Đễ (*)Thông tin xã hội có nội dung rất đa dạng và phức tạp. Đối với quản lý xã hội, vai trò quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ; Thứ nhất, thông tin xã hội là cơ sở, điều kiện cần thiết để tiến hành quản lý xã hội: thứ hai, tùy theo chất lượng, nó có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ phát triển của hệ thống xã hội và cuối cùng, quyết định sự thành công hay thất bại của cả quá trình quản lý xã hội.
  • xem toàn bộ