Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người

01:47 CH @ Thứ Tư - 16 Tháng Năm, 2007

Thực tiễn lịch sử cho thấy sự lựa chọn con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa của dân tộc Việt Nam là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của lịch sử loài người. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa họe, kỹ thuật, một mặt, tạo điều kiện cho con người được thực sự là chủ thể sáng tạo, được hoàn thiện nhân cách. Mặt khác, tạo điều kiện phát triển các giá trị văn hoá, đạo đức vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại.

Thông qua cuốn sách Mấy vấnđề triết học về xã hội và phát triển con người,tác giả NguyễnVăn Huyên đã đi vào luận giải một cách biện chứng mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và sự phát triển con người ở Việt Nam. Cuốn sách gồm hai phần, trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc lựa chọn con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và những vấn đề liên quan trực tiếp tới sự phát triển con người Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.

Dưới góc độ triết học, tác giả đã đi vào nghiên cứu phần thứ nhất: học thuyết về các hình thái kinh tế - xã hội, phương pháp tiếp cận nó. Trên cơ sở đó, tác giả khẳng định sự lựa chọn mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn. Theo tác giả, chúng ta chỉ có thể tiếp cận chủ nghĩa xã hội dựa trên một trình độ phát triển tiên tiến của lực lượng sản xuất mà chủ nghĩa tư bản đã đạt tới. Chúng ta không hẳn phải tuần tự đi từng bước như lịch sử đã diễn ra. Sở độ chúng ta kiên trì thực hiện đường lối phát triển hiệnnay là nhờ nắm vững nguyên lý phát triển macxít và tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhờ nhận thức được các giá trị nhân bản của chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa, việc lựa chọn con đường này phù hợp với xu hướng xã hội hoá hiện nay: xã hội hoá các quan hệ kinh tế, xã hội hoá sở hữu, xã hội hoá chính trị. Tác giả nhấn mạnh, đây là một xu hướng hiện thực, nó tiềm ẩn, nảy mầm trong lòng xã hội, nó đang lớn lên và phát triển như một xu thế tất yếu trong logic vận động đi lên của lịch sử loài người (xem các mục I, II, III, VI, phần I).

Trên cơ sở đó, chúng ta có thể nhận thấy sự vận dụng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là linh hoạt và phù hợp vời điều kiện của đất nước. Mô hình xã hội mới mà chúng ta đang hướng tới bảo đảm sự phát triển bền vững, hài hoà giữa các yếu tố tự nhiên - xã hội - con người kết hợp với các mặt kinh tế - kỹ thuật - văn hoá. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi quá trình hiện đại hoá trên thế giới đang diễn ra rất mạnh mẽ, nếu phát triển hiện đại hoá nghiêng về mục tiêu kinh tế, kỹ thuật thì sẽ làm mất cân đối sự phát triển xã hội, đánh mất bản chất nhân văn. Do vậy, chúng ta cần nhận thức được rằng hiện đại hoá phải bảo đảm tính nhân văn, phải giữ gìn những giá trị tất đẹp của dân tộc. Đây là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực đối với quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta (xem các mục IV, V, VI, phần I).

Xuất phát từ thực tiễn xã hội, tác giả cuốn sách đi vào giải quyết vấn đề thứ hai: vấn đề con người, cách tiếp cận mớivề con người, những khả năng và điềukiện để con người được phát triểntoàn diện nhân cách trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.

Có thể nói, cho đến nay đã xuất hiện nhiều học thuyết khác nhau nghiên cứu về conngười, nhưng học thuyết Mác- Lênin vẫn là cơ sở khoa học để chúng ta xem xét con người một cách đúng đắn. Con người với tư cách là thực thể tự nhiên - xã hội, cần có sự phát triển hài hoà, toàn diện. Trong thời đại mới đã xuất hiện một lớp người có nhân cách mới, hội tụ những yếu tố tài và đức, một lớp người có năng lực dồi dào vừa có khả năng tham gia sáng tạo ra lịch sử, vừa sáng tạo ra chính bản thân mình. Điều này phù hợp với mục tiêu và lý tưởng xã hội chủ nghĩa.

Một trong những yếu tố cơ bản nhất của một xả hội mang tính nhân văn là việc tạo điều kiện cho hoạt động sáng tạo của con người. Bản chất hoạt động của con người là mang tính sáng tạo, do đó việc hình thành con người với tư cách là chủ thể sáng tạo là một yêu cầu mang tính cấp bách hiện nay. Hoạt động sáng tạo theo nghĩa chân chính không chỉ đơn thuần xây dựng một thế giới văn hoá thứ hai cho loài người, mà còn xây dựng thế giới văn hoá nhân văn cho chính chủ thể sáng tạo. Từ việc nhận thức vấn đề này, tác giả cho rằng khả năng sáng tạo của con người chỉ được tự do phát triển trong những điều kiện tâm lý xã hội nhất mình và phụ thuộc vào tính chất của xã hội. Hơn nữa, việc xây dựng những tình huống có vấn đề, khả năng giải quyết tình huống, hiệu quả của chính qúa trình sáng tạo là những nguyên tắc tích cực để phát huy tỉnh sáng tạo của con người. Tiếp đó, phải kể đến sự tham gia của các yếu tố văn hoá thẩm mỹ, nghệ thuật… vào hoạt động sáng tạo của con người. Văn hoá thẩm mỹ tồn tại lan toả trong các mối quan hệ của con người. Nó tác động tới lý trí, tình cảm, nhu cầu, thị hiếu thẩm mỹ của mỗi cá nhân, tham gia vào cấu thành mặt tâm sinh lý quan trọng của các khả năng sáng tạo và do đó, nó có sức mạnh gợi mở tiềm năng sáng tạo to lớn. Đây chính là những yếu tố quan trọng góp phần thôi thúc, kích thích việc phát huy tính sáng tạo của chủ thể. Từ cách nhìn biện chứng của triết học kết hợp với tri thức của tâm lý học, tác giả đã luận giải cơ sở khoa học của sự sáng tạo. Bạn đọc có thể tìm thấy những điều lý thú về vấn đề này khi đọc các mục VIII, IX, X của phần I, các mục III, IV, VI, VII của phần II.

Hiện nay, chúng ta có thể nhận thấy, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện những chuẩn mực giá trị mới. Sự chuyển đổi về chuẩn mực các giá trị vừa thể hiện tính tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội, vừa thể hiện tính tích cực, chủ động của chủ thể trong nhận thức và lao động. Những chuẩn mực mới được hình thành không nằm ngoài mục đích tạo điều kiện nâng cao tính sáng tạo của cá nhân và gáp phần hoàn thiện nhân cách con người. Theo tác giả, cùng với quá trình xuất hiện những chuẩn mực giá trị mới, chúng ta cần đẩy mạnh công tác giáo dục cho phù hợp với yêu cầu do thời đại đặt ra (xem các mục VIII, IX, phần II).

Cuối cùng, tác giả cho rằng, để chủ nghĩa xã hội có sự phát triển với những tính ưu việt của nó, chúng ta cần phải coi trọng những giá trị truyền thống, bởi các giá trị đó chính là nhân lõi, là sức sống bên trong của dân tộc. Đặc biệt, chúng ta rất cần sự hội nhập văn hoá, bởi đó chính là phương thức tối ưu của quá trình phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (xem các mục VII, XI, phần II).

Khép lại cuốn sách, tác giả nêu lên một số vấn đề trong việc nghiên cứu con người Việt Nam hiện nay được các góc độ: con người với tư cách là sản phẩm của quá trình phát triển theo con đường lịch sử tự nhiên, là chủ thể sáng tạo, là chỉnh thể văn hoá.

Có thể nói, với cách nhìn biện chứng khi xem xét yếu tố con người trên cơ sở các mối quan hệ xã hội cơ bản, tác giả đã góp phần làmsáng tỏ một số vấn đề có ý nghĩa thiết thực hiện nay. Có thể coi cuốn sách này là tài liệu tham khảo bổ ích đối với bạn đọc ở một số lĩnh vực khác nhau, nhất là lĩnh vực nghiên cứu con người.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: