Nhà nước, truyền thông và xã hội dân sự

09:36 SA @ Thứ Bảy - 22 Tháng Tám, 2009

Tháng trước, nước Đức đã huy động tới 50 cảnh sát thực hiện vụ trục xuất đồng loạt lớn nhất 10 năm nay đối với 104 người Việt bị từ chối cư trú, bằng chuyến bay dành riêng, số hiệu AB1130 của hãng Air Berlin, cất cánh tại sân bay Schönerfeld, Berlin về Hà Nội.

Trước giờ cất cánh, hàng trăm người Đức ùn ùn kéo tới sân bay biểu tình, phản đối dữ dội; cảnh sát phải chật vật làm hàng rào chống đỡ, mới ngăn được họ tràn vào phòng chờ. Tổ chức mang tên “Sáng kiến giúp người lánh nạn” lý giải cuộc biểu tình phản kháng rằng, trục xuất hàng loạt đã đánh đồng mọi đối tượng, bỏ qua những trường hợp đặc biệt lẽ ra phải chiếu cố nhân đạo; hơn nữa, chuẩn mực nhân đạo tối thiểu dành cho con người dù họ là ai phải được bảo đảm, công luận giám sát.

Bằng những câu chuyện có thực vừa xảy ra tại Cộng Hòa Liên bang Đức, TS Nguyễn Sĩ Phương luận bàn về các giá trị xã hội.

"Bàn tròn Thu Nga"

Tổ chức sáng kiến trên chỉ là một trong 280.000 hiệp hội ở Đức, thu hút số thành viên chiếm tới trên 60% của hơn 80 triệu dân số họ, chưa kể vô số các tổ chức sáng kiến, phong trào xuất hiện thời điểm, như tổ chức “Bàn tròn Thu Nga” là một điển hình, từng chấn động nước Đức một thời. Năm 2004 trong lúc đang theo học lớp 8d trường chuyên ở Peine, thì Thu Nga bị nước Đức trục xuất cùng cả gia đình về Việt Nam do không được quyền ở lại.

Tổ chức trên lập tức được thầy cô giáo thành lập, nhằm mục đích đưa bằng được Thu Nga trở lại trường. Số phận 1 em học sinh 14 tuổi học giỏi, sang Đức từ lúc lên 2 không hề biết đến Việt Nam, bị đuổi ra khỏi Đức, được tài tử nổi tiếng bậc nhất Đức Günter Jauch truyền hình tới công chúng đã làm thổn thức bao trái tim người Đức.

Chỉ trong vòng 6 tháng, với nỗ lực vô bờ bến, họ đã đón Thu Nga trở lại Đức học tập, sau khi tập hợp được tới hàng nghìn chữ ký ủng hộ, gửi trên 600 thư từ tới các cơ quan công quyền, phóng viên về tận Việt Nam gặp gỡ Thu Nga, mở tài khoản quyên góp được 6500 Euro ủng hộ em đợt đầu, tiếp tục bảo đảm tài chính cho em đến tốt nghiệp, trong đó có phần quyên góp của cả Tổng thư ký đảng SPD đang cầm quyền, tìm gia đình nhận em làm con nuôi đón sang Đức, tìm trường tư nhập học cho em.

Những hiệp hội, tổ chức sáng kiến, bàn tròn, tổ chức phi chính phủ, các phòng trào độc lập với nhà nước như trên thuộc phạm trù xã hội dân sự, hay xã hội công dân, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “politiké koinonia”, sau này chuyển ngữ sang tiếng La Tinh “societas civilis”, được hiểu là tập hợp các công dân tự do. Lý luận về xã hội công dân coi vùng hoạt động của xã hội dân sự là khoảng không gian công cộng nằm giữa nhà nước (hoạt động bằng quyền lực), thị trường (hoạt động bằng trao đổi, tiền bạc, kinh tế) và gia đình (hoạt động bằng tình cảm, quan hệ riêng tư).

Như vậy nếu thừa nhận có khoảng không gian công cộng nằm giữa 3 vòng tròn nhà nước, thị trường và gia đình, thì xã hội dân sự là tồn tại tất yếu của xã hội loài người hiện đại. Một khi xã hội dân sự đã là tất yếu, mà lại thiếu hoặc vắng trên thực tế, thì hệ lụy toàn xã hội phải gánh chịu là không tránh khỏi, con người sống trong đó may nhờ rủi chịu rất lớn, bởi cả nhà nước, cả nền kinh tế thị trường, lẫn gia đình đều không có chức năng bù đắp khoảng trống đó.

Có thể hình dung số phận của 104 người Việt bị trục xuất đồng loạt ở trên khó tránh khỏi bị đánh đập (vì nhiều người cưỡng chống), bỏ đói khát, thiếu tư trang, bị nhục mạ, còn Thu Nga đành chấp nhận số phận trục xuất, nếu Đức không phải là xã hội dân sự, phó mặc cho nhà nước định đoạt mọi chuyện. Bao người Việt cả trong lẫn ngoài nước được hưởng tính ưu việt của xã hội dân sự trên thế giới không nhỏ, ví như “Quỹ vì trái tim em” gửi về ủng hộ trong nước rất lớn hiện nay, chính do các hội người Việt khắp thế giới quyên góp. Dạy tiếng Việt giữ gìn văn hoá Việt cho con em không ai khác ngoài hội, đoàn, tác động đến chính quyền sở tại xin kinh phí trả lương giáo viên, như ở Leipzig tới hàng chục nghìn Euro/năm.

Phần đa 3 triệu người Việt khắp thế giới hiện nay khó có thể hoà nhập vào xã hội sở tại, đừng nói gì đến giúp đỡ trong nước, nếu nước họ định cư không phải là một xã hội dân sự cưu mang họ bước đầu, bởi chẳng chính quyền nào muốn và có thể “bao” hết công dân nước khác tới.

Ưu việt của xã hội dân sự ở chỗ trước hết nó đáp ứng bất cứ nhu cầu lợi ích nào của công dân nảy sinh, mà nhà nước, thị trường, gia đình không thể thoả mãn. Ở Đức, người thuê nhà có thể viện đến Hiệp hội những người thuê nhà, ngược lại người cho thuê nhà có thể viện đến hiệp hội những người cho thuê nhà khi có vấn đề, mà không cần mình là thành viên.

Tương tự như vậy người nhận việc có công đoàn, người thuê việc có hội thuê việc, doanh nghiệp có hội doanh nghiệp, kinh doanh bán lẻ có hội bán lẻ, bán buôn có hội bán buôn, đóng thuế có hội những người đóng thuế, khai thuế có hội những người khai thuế, ô tô hỏng dọc đường có hội kéo xe hỏng, mua bán có hội bảo vệ người tiêu dùng, phụ nữ bị chồng bạo hành có thể tìm đến nhà của Hội Cứu giúp phụ nữ, ăn ở bất cứ lúc nào, tàn tật có hội giúp đỡ tàn tật, trẻ em có hội bảo vệ trẻ em, người già có hội bảo vệ người già..., chưa kể các hội thời điểm được thành lập khi có bức xúc, nhất là liên quan đến môi trường, thiên tai, chết nhiều người, đe doạ số phận, như trường hợp điển hình “Bàn tròn Thu Nga”.

Từ đó, nếu tính con số hội đoàn ở ta chẳng là bao so với 280.000 hiệp hội họ, sẽ cho thấy khoảng trống hội đoàn nước ta hiện nay, và mức độ thiệt thòi giữa người dân nước mình và nước họ trong thụ hưởng tính ưu việt của một xã hội dân sự đem lại.

Ðã thiếu, ở ta trong một số tình huống liên quan đến hội viên của mình, hoặc lĩnh vực mình hoạt động, không ít hội chưa quan tâm, hoặc ngược lại thậm chí hành xử nhầm lẫn với chức năng của cơ quan công quyền, chưa phát huy được vai trò riêng cần có của một xã hội dân sự.

Trên thế giới, xã hội dân sự được xác lập ở những nước phát triển trên nền tảng một nhà nước dân chủ, pháp trị lẫn truyền thông độc lập. Số phận 104 người Việt bị trục xuất nói trên sẽ bị bỏ rơi chẳng ai đoái hoài, nếu nước Ðức cấm biểu tình, truyền thông cấm đưa tin hoặc đưa sai lệch hoặc chỉ ủng hộ chính phủ, hoặc bài xích người nước ngoài. Hội người Việt Leipzig sẽ không thể tổ chức nổi lớp học tiếng Việt cho các cháu nếu nhà nước Ðức không tài trợ hàng chục nghìn Euro/năm. Quỹ "Vì trái tim em" không thể gửi về nước nhiều tiền đến vậy, nếu luật pháp Ðức không cho phép khấu trừ tiền quyên góp đó vào thu nhập tính thuế...

Ngay cả khi được xác nhận quyền và hỗ trợ ưu đãi tài chính, thì hội đoàn cũng bất lực, nếu thiếu vắng một cơ chế tài phán độc lập để phân xử, khi chẳng may họ rơi vào tình huống cá nhân được nhà nước giao trách nhiệm hành xử không còn muốn nghe.

Trước đây 5 tháng, vụ Đức trục xuất bất thành bé Giang, sinh ở Đức, 14 tuổi, đẩy em đang là học sinh giỏi lớp 8 trường chuyên Wirtemberg, Stuttgart phải vào viện tâm thần, đã làm dư luận Đức sôi sục phản đối; hiệp hội bảo vệ trẻ em được viện tới can thiệp.

Tuy nhiên chính quyền vẫn khăng khăng mình đúng luật, buộc luật sư của bé phải đe doạ khởi kiện quan chức ra lệnh trục xuất tội cố ý gây thương tích, nếu vụ việc xảy ra lần nữa, đệ đơn đòi bác lệnh trục xuất của chính quyền kèm bản giám định sức khoẻ bé Giang và ý kiến của hiệp hội bảo vệ trẻ em lên toà án hành chính tối cao. Toà chấp thuận.

Mục tiêu dân chủ

Xã hội dân sự nằm giữa các vòng tròn nhà nước, thị trường và gia đình, làm cho người ta dễ liên tưởng đến công thức toán học, khi xã hội dân sự lớn lên thì các vòng tròn sẽ bé đi, đe doạ quyền lực nhà nước, mà không biết rằng tổng 3 vòng tròn cùng xã hội dân sự không nằm trong một khung giới hạn, cái này lớn cái kia sẽ bé, mà ngược lại chúng tương tác nhau cùng tăng lên theo sự phát triển nhu cầu xã hội.

Tổ chức Sáng kiến giúp người lánh nạn trong vụ trục xuất 104 người Việt không nhằm gây khó khăn hay lật đổ nhà nước do họ dựng nên, mà chính nhờ bảo vệ quyền lợi tối thiểu 104 người này, lại bảo đảm cho nhà nước họ được thế giới tôn trọng, hành xử nhân đạo không đụng chạm đến nhân phẩm và quyền tối thiểu của con người như hiến pháp họ đã thừa nhận.

Chính nhờ họ, mà tại phi trường Hamburg, nhà nước đã cho đặt màn hình ngoài nhà chờ cho phép quan sát hành vi của nhà chức trách trong trục xuất, giúp minh bạch hóa việc thực thi hiến pháp của mình trước dư luận.

Cách đây 4 tháng, một văn phòng luật sư ở Frankfurt đã đệ đơn lên toà án Đức kiện Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Nội vụ, và Tư pháp Đức đã giao 9 tên cướp biển Kenia bị Hải quân Đức bắt, cho toà án Kenia xét xử, vi phạm luật Đức cấm dẫn độ nghi phạm vào những nước không nhân quyền. Điều đó không có nghĩa luật sư ủng hộ cướp biển mà ngược lại thực hiện chức năng giám sát bảo đảm uy tín cho nhà nước luôn tuân thủ pháp luật do chính mình ban hành.

Xã hội công dân hiểu theo nghĩa rộng còn được coi là dấu hiệu về mức độ dân chủ hoá xã hội, đòi hỏi mỗi công dân, ngoài việc tự tập hợp giải quyết những vấn đề nằm ngoài phạm vi nhà nước, thị trường và gia đình, còn phải tham gia trực tiếp vào các quyết định của nhà nước và hoạt động của thị trường.

Trên phương diện đó có thể thấy ở ta hàng núi vấn đề bức xúc xã hội được kêu cứu trên báo chí tồn đọng, đang thiếu bàn tay giải quyết của xã hội dân sự, nhưng hạn hữu mới tìm thấy công dân hay nhóm công dân kêu gọi hay bắt tay hành động.

Đã có tính toán thống kê cho thấy mức sống nước ta phải hàng chục năm nữa mới đuổi kịp các nước đứng đầu khu vực và chắc phải nhiều lần hơn thế mới bằng Mỹ, Tây Âu. Thành quả các nước đó hoàn toàn không phải do nhà nước họ thay dân làm ra, mà chính xuất phát từ tập hợp các công dân họ, tức xã hội dân sự.

Không thế mà Philipp Rösler, gốc Việt, 35 tuổi, hiện phó Thủ hiến, Chủ tịch Đảng FDP tiểu bang Niedersachsen, Đức, đang được coi là tương lai của đảng FDP toàn nước Đức, tuyên bố chủ trương: “Phải xây dựng một xã hội mạnh thay vì một nhà nước mạnh... Trật tự, pháp luật, nhà nước, chỉ là công cụ, phải phục vụ cho các giá trị xã hội, chứ không phải ngược lại!” rốt cuộc cũng nhằm tới một xã hội dân sự.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Quan niệm của Hêghen về xã hội công dân

    29/04/2014Nguyễn Đình TườngTrong bài viết này, tác giả đã phân tích một cách khái quát quan niệm của G.V.Ph.Hêghen về xã hội công dân (xã hội dân sự), về các mối quan hệ kinh tế của xã hội công dân cũng như cơ cấu đẳng cấp và biện chứng của xã hội công dân. Theo tác giả, Hêghen đã đứng trên cơ sở của chủ nghĩa duy tâm khách quan, thần bí để xem xét mối quan hệ giữa xã hội công dân và nhà nước, coi nhà nước là cái có trước, là cơ sở và động lực của xã hội công dân. Vì vậy, có thể nói, quan niệm của Hêghen về xã hội công dân nói riêng và triết học của ông nói chung có tính chất mâu thuẫn.
  • Nhân loại: Tổ chức và rèn luyện các nền dân chủ

    19/04/2014Nguyễn Trần BạtNếu không có thể chế dân chủ thì con người không có cơ hội, không có cách thức hiện thực hóa tự do của mình. Do vậy, xây dựng nền dân chủ là giải pháp để kéo tự do xuống các tầng hàng ngày của đời sống, để tự do trở thành quyền phát triển của mỗi con người. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ luôn là vấn đề chung của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới...
  • Xã hội dân sự: khái niệm và các vấn đề

    15/04/2014Bùi Quang DũngXã hội dân sự hiện đang là vấn đề được cả giới nghiên cứu khoa học lẫn các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Khái niệm "xã hội dân sự” xuất hiện khá sớm ở Châu Âu. Các đinh nghĩa phổ biến về "xã hội dân sự” hiện nay đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình. Theo đó, xã hội dân sự được tạo lập bởi các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại và những tổ chức truyền thông, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức...
  • Lập Hiến hướng đến pháp quyền ở Việt Nam

    05/08/2009Nguyễn Minh TuấnGần đây chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp như một nhu cầu cấp bách[1]. Tôi cho rằng, nhu cầu này là có thật, nhưng thay vì sửa đổi nhỏ lẻ, tại sao chúng ta không tính đến một chiến lược lâu dài hơn là hoàn thiện một Hiến pháp tích hợp được cả những điểm tiến bộ của các bản Hiến pháp trước đó của dân tộc, vừa phải tích hợp được những tinh hoa của nền lập hiến các nước trên thế giới.
  • Xã hội dân sự, Trung Quốc và Việt Nam

    31/07/2009Nguyễn Ngọc GiaoNói đến xã hội dân sự ở Việt Nam hay ở Trung Quốc, đọc những bài viết về vấn đề này, kể cả bài này, nhiều khi chúng ta không biết người ta nói đến con mèo hay cái cười của nó. Hay nếu không muốn nói tới mèo, cũng có thể nói tới chuột. Con chuột chũi (taupe) nổi tiểng của Hegel, mù loà, nhưng cứ lầm lũi, âm thầm, dưới lòng đất, đào những địa đạo. Mèo hay chuột, đằng nào xã hội dân sự cũng vẫn “lừng lững”[16] tiến tới.
  • Xã hội công dân và xã hội dân sự: từ Arixtot đến Hêghen

    08/05/2009Trần Tuấn PhongBài viết phân tích tư tưởng của Arixtốt về cộng đồng chính trị - một khái niệm được coi là khởi thuỷ của khái niệm xã hội công dân/xã hội dân sự sau này. Đồng thời, phân tích tư tưởng về xã hội dân sự trong thời cận đại qua một số đại biểu điển hình. Đặc biệt, tác giả đã làm rõ sự kế thừa và phát triển của Hêghen đối với quan điểm của Arixtốt về xã hội công dân.
  • Xã hội dân sự đâu có đáng sợ

    12/04/2009TS. Nguyễn Quang AHơn hai chục năm trở về trước ít người dám nói đến cơ chế thị trường, đến khu vực kinh tế tư nhân: những điều cấm kỵ và đáng sợ. Số ít người dám nói và dám (liều) làm, thì bị loại bỏ, bị sa cơ lỡ vận. Rồi người ta hiểu dần, chấp nhận và ngày nay chúng không những không đáng sợ mà còn được coi trọng...
  • Xã hội dân sự, tính đặc thù và vấn đề ở Việt Nam

    10/04/2009TS. Hồ Bá ThâmXã hội Dân sự có tính phổ biến, tinh toàn cầu, dù rằng các dân tộc tiến đế nó một cách nhanh chậm khác nhau và phát huy nó khác nhau. Xã hội Dân sự ở Việt Nam cả lý thuyết, đường lối và thực tế đang đặt ra nhiều câu hỏi phải trả lời...
  • Xây dựng thể chế cho phát triển

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtMột thể chế lạc hậu chắc chắn sẽ kìm hãm sự phát triển. Thế giới thứ ba với thể chế chính trị lạc hậu đang phải đối mặt với bài toán xây dựng thể chế. Vậy thể chế nào là tối ưu cho sự phát triển của thế giới thứ ba?
  • Liên minh Xã hội Mở

    13/11/2007SorosTiến từ cái đặc thù sang cái chung, bây giờ tôi muốn tạo dựng sự biện hộ cho một xã hội mở toàn cầu. Tôi đã kiến nghị một liên minh của các nước dân chủ với mục tiêu kép: cổ vũ sự phát triển của xã hội mở trên khắp thế giới, và thiết lập một số qui tắc nền tảng để chi phối hành vi của các quốc gia đối với công dân của chúng và giữa chúng với nhau. Liên minh Xã hội Mở sẽ phải được các nền dân chủ phát triển lãnh đạo...
  • Bàn về xã hội dân sự

    15/08/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultKhái niệm xã hội dân sự từ lâu đã trở thành một khái niệm quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng khi quá trình toàn cầu hoá đang làm thế giới xích lại gần nhau hơn. Và khi các giá trị cá nhân ngày càng được khẳng định thì một xã hội dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của con người ngày càng trở nên cần thiết...
  • Phát triển xã hội tự quản

    05/07/2007Nguyễn Ngọc ĐiệnTrật tự xã hội, được coi là mục tiêu khách quan của pháp luật, được bảo đảm không chỉ bằng cách áp dụng pháp luật, mà còn có thể dựa vào các chuẩn mực khác. Chẳng hạn, cả mua vé và xếp hàng để mua vé nghe ca nhạc đều là những hành vi cần được thực hiện trong khuôn khổ trật tự xã hội. Nhưng mua vé là một giao tiếp được pháp luật ràng buộc; còn xếp hàng lại là một giao tiếp thuần tuý xã hội, chỉ chịu sự chi phối của những quy ước mặc nhiên hình thành trong cuộc sống dân sự...
  • Ý thức xã hội: ý thức của cá nhân công dân

    28/05/2007Nguyễn Ngọc ĐiệncóÝ thức xã hội được hiểu là nhận thức của một công dân điển hình về sự cần thiết của việc cư xử đúng mực trong quan hệ xã hội. Sự đúng mực trong cư xử được đánh giá dựa vào một hệ thống chuẩn mực khách quan, được xã hội thiết lập để chi phối thái độ sống của các thành viên, nhằm bảo đảm cho các quan hệ xã hội diễn ra trong vòng trật tự.
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • xem toàn bộ