Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

02:10 CH @ Thứ Sáu - 11 Tháng Mười Một, 2005

Khát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loàingười. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt đượcthường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật. Cũng qua sự hiểu biết củangười dân về pháp luật và việc thực hiện pháp luật,người ta có thể kiểm định về trình độ văn minh của một xã hội. Khi chúng ta đang phấn đấu cho một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì cần phải tường minh về những vấn đề đó.

Nói đó là khát vọng đã nung nấu từ lâu vì những hưng vong, thànhbại của mọi triều đại, mọi thể chế trải qua mọi cuộc "tranh bá, đồ vương"đều có thể tìm dấu ấn của tư duy loàingười xoay quanh chuyện này.Xin được dẫn dắt bài báo Tếtnàybằng chuyện bên Tàu.

Quản Trọng,ngườiđã làm cho nước Tề thành "bá" từ sáu thế kỷ trước công nguyên đã từng khẳng định:"Pháp [luật] là cái quy tắc của thiên hạ… Quan sai khiến dân màcó pháp [luật] thì dân theo, khôngcó pháp [luật] thì dândừng lại. Dânlấy pháp [luật] chống nhau với quan. Ngườidưới lấy pháp [luật]phục vụ người trên,cho nên bọn dốitrá không thể lừa chủ, bọn ghen ghét không thểcó cái bụng kẻ giặc, bọn xu nịnhkhông thể khoe cái khéo, ngoài ngàn dặm không dám làm điều trái" (Quản Tử. Quyển 21).Chính vì lẽ đó mà phái pháp gia bị phái nho gia vốn chủ trương "đức tri" "nhântri"chống lại kịch liệt.Khổng Tử nói: "sở dĩ dâncó thể tôn quý người sang, người sang nhờ thế giữ gìn được cơ nghiệp mình. Người sang người hèn không lẫn lộn,cái đó gọi là pháp độ… Nay bỏ pháp độ này mà làm cái vạc ghi pháp luật, thì dân chỉ biết cái vạclấy gì để tôn quý (người sang)? Ngườisang còn có cơ nghiệp nào đểgiữNgười sang kẻ hèn không có trêndưới, lấy gì để làm thànhnước?" (Tả truyện. Quyển 26).

Thì ra, ẩn đằng sau những lập luận của ngôn từ là cái lợi ích cụ thể, là "cái ghế"củangười đang nắm quyền lực! Nhân trị, đức trị hay "pháp độ"thực chất là công cụ của kẻ đang nắm được quyền lực muốn duy trì hiện trạng của sự bất công, phân biệt kẻ sang,người hèn, bắt "người hèn"sợ uy lực và khuất phúc "kẻ sang".Vì thế phải dùng cái "nhân”, cái "đức”củangười cẩm quyền để giáo hoá và trị dân, bằng sự áp đặt ý chí của kẻ có quyền buộc thần dân phải tuân theo, không thể dùng pháp luật vì sợ dân có thể dùng ngay pháp luật để chống lại mình.

"Nhân tri'," đức tri"chẳng qua là sự tuỳ tiện củangười có quyền. May mắn màngườicầm quyền có "đức", có "nhân"thì dân được nhờ. Vô phúc vớ được kẻ hôn quân, tên bạo chúa thì dân đành chịu vậy. Mà trò đời, đã nắmđược quyền thì muốn giữ riệt lấy quyền ấy, mấy ai mà chịu "từ chức", “nhườngngôi”!ấy thếnhưng, nhìn lại lịch sử của đất nước từng là quê hương của "pháp gia"hay "nho gia"ấy,người ta nghiệm ra rằng, trong các cuộc "tranh bá,đồ vương”, những nước cố giữ lấy "phápđộ" thì sớm suy vong còn những nước chịu theo “pháptri"thì hùngcường lên để có thể thôn tính các nước khác!

Cũng trên quê hương của những "phápgia”và "nho gia"ấy, lịch sửdường như lặp lại.Người ta bắt gặp những vấn đề mà loàingườiđã từng biết đến từ rất lâu song đã bị chìm đi trong một mớ hỗn độn những giáo điều mới một thời thống trị đời sống tinh thần xã hội nay đang được xáo xới lại một cách quyết liệt.Người ta dám mạnh dạnlật lại vấn đề, không câu nệ và dứt khoát vứt bỏ những ràng buộc của những công thức đã từng kìm hãm sự phát triển, trở lại với những thành tựu đánh dấu những cột mốc của nềnvăn minh mà loàingười đã tạo ra.Có thể nói, đó là một đột phá về lý luận để mởđường cho đất nước này "tiến cùng thời đại'?

Giờ đây,người ta đang đặt lại vấn đề về pháp trị hay nhân trị, đức trị. Vấnđề mà hơn hai nghìn ba trăm năm về trước, Hàn Phi - nhàtư tưởng cổ đại của họ đã từng nêu lên: "Pháp luậtkhông hùa theo người sang. Sợi dâydọi không uốn mình theo cây gỗ cong. Khi đã thi hành pháp luật thì kẻkhôn cũngkhông thể từ, kẻ dũng cũngkhông dám tranh. Trừng trị cáisaikhông tránh kẻđại thần, thưởngcái đúng không bỏ sót kẻ thất phu. Cho nên điều sửachữa được sự sai lầm của người trên,trị được cái gian của kẻ dưới, trừ được loạn, sửa được điềusai, thốngnhất đường lối của dânkhông gì bằng pháp luật" (Hàn Phi Tử. Quyển 2. ThiênVI)Chúng ta cứ ngỡ như nhà tư tưởng cổ đại đó nói với người đương thời của xã hội Trung Quốc trong thế kỷ XXI !

Dùng pháp luật theo Hàn Phi Tử: “… điều sửa chữa được sự sai lầm của người trên, trị được cái gian của kẻ dưới, thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật"

Mà quả như vậy, chẳng là vừa rồi, ôngHồCẩm Đào đưa ra thông điệp: "Khi làm việc phải theo Hiến pháp, mục đích của việc đólà đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân"1để khẳng định lại quan điểm về "thúc đẩy”việcchế độ hoá, quy phạm hoá và trình tự hoá nền dân chủXHCN, bảo đảmcho nhân dân làm chủ, quán triệt phươngchâm cơ bảndựa vào pháp luật để quảnlý đấtnước, nâng caotrình độ cầm quyền theo pháp luật.Thoạt nghe cứ tưởng,dường như ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nướcCHND Trung Hoa khẳng định lại luận điểm "thống nhất đườnglối của dân không gì bằng pháp luật"mà nhà tư tưởng của thời Xuân Thu Chiến Quốc ở nước ông đã từng nêu!

Chỉ có điều, HànPhi vốn làngười dám nhìn thẳng vào sự thật với tất cả sự tàn nhẫncủa nó, ông ta biết chắc rằng nói ra để chết chứ không phải để sống! Mà quả vậy, Tần Thuỷ Hoàng đọc tác phẩm của Hàn Phi đã nói: "Ta được làm bạn với conngười này thì có chết cũng không uổng”,nhưng rồi chính Hàn Phi bị bức phải uống thuộc độc để chết trong ngục của nước Tần.Chính Hàn Phi đã thổ lộ tâm sự đó trong "Nỗi phẫnuất của con người côđộc" để phân tích rõ về cái kết cục tất yếu mà mình phải hứng chịu vì "Kẻsĩ biếtđề cao pháp luật và thuật trí nước nắmlấy cái thế có năm cái thua: ở xa và không thân nhà vua,mới đến, nói trái ý nhà vua, bị coi khinh, đơn độc “?Vì thế, "những kẻ sĩcó trí và có thuậtbiết đề cao pháp luật và những bọn hiện đang cầm quyềnlà những kẻ thù của nhau không thể cùng chung sống. Khi những bọn cầm quyền nắmlấyviệc thì bênngoàicũng như bên trong chỉlo mưu lợiriêng mà thôi… những kẻsoi sáng pháp luật làm trái ý nhà vua nếu không bị quan lạigiết ắt cũng bị thanh kiếmriêng giết vậy" (Hàn Phi Tử. Quyển IV ThiênXI: Cô phẫn).

Đừng quên rằng thời kỳ chống "hữu phái"và "đại cách mạng văn hoávô sản"diễn ra trên quê hương của nhà tư tưởng cổ đại hơn 2000 năm sau đã có đến hơn 550.000 "kẻ sĩ” các loại bị bắt và đưa đi đày! Thế thì chẳng phải là lịch sử đã lặp lại đó sao? Mà lặp lại trong cái bối cảnh văn minh, hiện đại hơn và cũng tàn nhẫn, thảm khốc hơn đó sao?

Nói đúng ra, biện chứng của lịch sử đã đẩy tới những sự trùng lặp của sự kiện ở cùng một toạ độ song nằm trên một vòng xoáy trôn ốc mới của sự vận động lịch sử. Với bài học kinh nghiệm phải trả bằng cái giá của hàng chục triệu sinh mạng, trong đó không hiếm những "khai quốc công thần”,những anh hùng của cuộc vạnlý trướng chinh, những trí thức, danh nhântầm cỡ mà những hậu duệ của Quản Trọng, HànPhi,Khổng Tử…đang dấn thân vào sự nghiệp cải cách, mở cửa trongcông cuộc "xâydựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc” .Phải chăng cũng từ bài học mà học phí phải trả bằng máu, và bằng cái màu sắc Trung Quốc rất linh hoạt và khôn ngoan đó, mà ngày nay, trên quê hương của cụKhổng,người ta đã thậtsòng phẳng khi dám nói ra cái điều vốn bị xem là cấmkỵ: "Thốngnhấttư tưởng của toàn dân vào tư tưởng của một người là điều bi thảm”. Cách mạng văn hoá là một minh chứnglịch sử cay đắng của Trung Quốc. Một ngườisai, cảđất nướcbị đe doạ.Do đó, cần đa nguyên về tưtưởng”2.

Chính từ bài học xương máu thảm khốc đó mà Đại hội XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra Nghị quyết phải thực hiện "chếđộ hoá vàquy phạmhoá”? Vì thế phải thông qua việc sửa đổi Hiến pháp cũng như việc định ra luật pháp mà ổn định và phát triển. "Điều này cho phép giảm bớt uy quyền của cá nhân,đề cao uy quyền của chế độ và luật pháp, chuyển dần từ chếđộ nhân tri sang chếđộ pháp trị”3.Giờ đây,người ta đang cố gắng xây dựng một nhà nước pháp quyền gắn liền với xã hội dân sự, việc mà chúng ta cũng đang cố gắng làm. Chỉ có điều, chúng ta nói nhiều về nhà nước pháp quyền nhưng lại có phần nào còn e dè về xã hộidân sự, ấy vậy mà, xã hội dânsự và nhà nước pháp quyền gắnvới nhau như bóng với hình. Hơn nữa, cái ý tưởng về "xãhội dânsự” vốn đã được ấp ủ từ lâu, rất lâu trong khát vọng của con người! Trong lịch sử loàingười, quyền conngười và quyền công dân là những vấn đề có ý nghĩa bức xúc về thực tiễn cũng như về lý luận, vì, nhưJ.J Rosseau, nhà tư tưởng của thế kỷ khai sáng đã nói: "Conngười sinh ra đã là tựdo, vậy màở khắpmọi nơi con người lại bị cùm kẹp?”Từkhi cuốn "Khếước xãhội" củaRousseau ra đời, trong tư duy của loàingười, quyền lựcdường như vô hạn của vua, chúa đã bị hạ bệ với việc khẳng định quyền của dân, quyền phải xuất phát từ dân, nhà nước được xem như làngười ký hợp đồng với quốc dân.

Ấy thế nhưng, nhìn trong toàn bộ lịch sử của loàingười, "Nhà nướcchứa một dấu ngoặc đơn củalịch sử”như tên gọi của một cuốn sách xuất bản vào cuối thế kỷ XX. Vì rằng, xã hội loàingười đã trải qua hàng triệu năm, song Nhà nước thì mới xuất hiện chỉ có 6000 năm, và rồi như tiên đoán củaC.Mác, với tiến trình lịch sử, nhà nước rồi sẽ tiêu vong còn xã hội loàingười sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển!

Học thuyết về Nhà nước pháp quyền ra đời từ thế kỷ XIX với một quá trình thăng trầm, thậm chí có lúc bị quên lãng trong một thời gian dài. Ở những nước theoCNXH, người ta không nói đến nhà nước pháp quyền mà chỉ nói đến nhà nước chuyên chính vô sản, cho đến 1988, với "Perestroika”,ở Liên Xô mới bắt đầu nói đến khái niệm "Nhà nước pháp quyềnXHCN"mà ngày nay chúng ta đang dùng! Để giúp xác định tính chất của Nhà nước pháp quyềnXHCN này do dân làm chủ,người ta thêm vào cụm từ "của dân,do dân và vìdân”4.

Vấn đề cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền là pháp quyền ở trên nhà nước. TrongNhà nước của pháp quyền đó, phải được tổ chức theo nguyên tắc “tamquyền phân lập"để kiểm tra nhau, cơ quan nhà nước và công chức chỉ làm được nhữngđiều luật pháp cho phép còn dân thì được phép làm tất cả những điều gì mà luật pháp không cấm, và để đảm bảo dân uỷ quyền mà không mất quyền thì công việc của nhànước và các cơ quan công quyền phải công khai và minh bạch trước dân, dân có quyền tham gia vào việc hoạchđịnh pháp luật, giám sát và kiểm soát…

Thoạt đầu, ýtưởng về "xã hội dân sự “ và "xã hội côngdân" gần như đồngnhất, nhưng dần dần hai khái niệm ấy tách khỏi nhau vì trong tiến trình phát triển,người ta ngày càng thấy rõ làngười công dânđồng thời cũng là conngười với tất cả những đặc tính phong phú của nó. Cho nên, không thểquy toàn bộ tính phong phú ấy vào trong khái niệm "công dân”?

Xã hội dân sự là đối tác bình đẳng của nhà nướcchứ khôngphải là cái đuôi của Nhà nước, vềthựcchất là tạo điều kiệnđể ngườidânthực sự tham gia vào việc hoạch định,thực hiệnchính sách và giám sát nhà nước,thực hiện phản biện xã hộiđốivới Nhà nước,kể cảđốivới phẩmchất và hành vi của viênchức Nhà nước.

Cùng với sự phát triển củakinh tế, văn hoá, xã hội… vai trò của cá nhân ngày càng được nổi bật, ngày càng được tôn trọng. Theo đó, vai trò của xã hội dân sự càng được xác lập, đặc biệt là từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX trở đi. Xã hội dân sự nổi bật lên với nhiều tác dụng nhưng tóm tắt lại, điều quan trọng nhất cần hiểu rõ, thì đó chính là đối tác bình đẳng của Nhà nước không phải là cái đuôi của Nhà nước. Nógiữvai trò là đối quyền của quyền lực Nhà nước mà về thực chất là tạo điều kiện để người dân thực sự tham gia vào việc hoạch định, thực hiện và giám sát các chủ trương và chính sách của Nhà nước, thực hiện trách nhiệm phản biện xã hội đối Nhà nước, kể cả phẩm chất và hành vi của viên chức Nhà nước. Chỉ riêng với nét tóm tắt ấy cũng thấy là, để thực hiện vai trò làm chủ củangườidân, thì tổ chức tốt xã hội dân sự sẽ là một đảm bảo quan trọng và thiết thực cho hoạt động ấy. Khi mà chúng ta đang chứng kiến nhiều tổ chức, đoàn thể quần chúng đã không phát huy được vai trò vì gần như bị "Nhà nước hoá"tất cả thì đã đến lúc vấn đề "xã hội dân sự”,một đặc điểm của xã hội hiện đại và văn minh, cần được đặt ra một cách nghiêm túc cùng với việc đẩymạnh xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCN của dân, do dân và vì dân.Trước mắt, công việc nàychắc sẽ có tác dụng trực tiếp và lâu dài đến việc việc chống "quốc nạn"tham nhũng đang là bức xúc của mọingười dân.

Xã hội công bằng, dân chủ và vănminh mà chúng ta đang hướng tới cần phải xây dựng trên nềntảng vững vàng của nhà nước pháp quyền và xã hội dânsự.


1. Chính sách phát triển kinh tế, Kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc, Nxb Giao thông vận tải. 2004. Tập II.

2. Chính sách phát triển kinh tế, Kinh nghiệm bài học của Trung Quốc, Sđđ. tr. 235.

3. Sđd, tr. 256.

4. Câu này vốn là ý tưởng của A.Lincoln, tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, nằm trong diễn văn của ông đọc tại Gettysburg năm 1983.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

    09/06/2014Nguyễn Trần BạtViệc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Ðổi mới, một quá trình cách mạng

    02/12/2010Mở đầu cho chuyên mục “Nhìn lại 20 năm đổi mới”, khởi đăng trên báo Nhân Dân từ ngày hôm nay, 30-9, bài viết của ông Hà Đăng tập trung vào trả lời các câu hỏi Ðổi mới là gì, nhằm mục tiêu gì, do ai làm, và bao giờ thì xong...
  • Khát vọng dân chủ

    19/08/2010Tương LaiDân chủ nằm ngay trong tên nước được khai sinh với Tuyên Ngôn Độc Lập 2.9.1945, nhằm xác định rõ tính chất và nội dung quachính thể “cộng hoà” mà Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước thế giới. Trên nền tảng dân chủ đó, độc lập, tự do, hạnh phúc được xác lập vững chắc, với nội dung dân là chủ, dân làm chủ...
  • Đổi mới hoạt động lập pháp

    08/11/2005Nguyễn Sĩ DũngCơ sở dữ liệu luật Việt nam do Trung tâm Tin học của Văn phòng Quốc Hội quản trị chứa tới khoảng gần 14.000 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành. Con số này là quá nhiều hay quá ít đối với đất nước ta?
  • Những cái giàu của một nền lập pháp

    02/11/2005Nguyễn Đức LamDịp năm hết Tết đến người ta hay chúc nhau “an khang thịnh vượng”. Nếu thịnh vượng gắn về sự giàu có, thì an khang là cái gì đó thuộc về tinh thần, văn hoá, sự bình an trong lòng xã hội và đất nước, trong tâm hồn mỗi người, an tâm làm ăn, sinh sống. Một nền lập pháp mà hướng đến những cái giàu về tài sản, về văn hoá, về quyền, về lợi ích của người dân, của xã hội, của đất nước thì ắt hẳn sẽ mang đến sự an khang, thịnh vượng ấy...
  • Nghĩ về “bàn tay vô hình”

    21/10/2005Phan Tránh DưỡngRõ ràng là đã có một "bàn tay vô hình" làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một nguồn thu nhập khác ngoài lương của công chức nên họ mới thể sống được, sống khỏe, sống không phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối mặt...
  • Cách mạng và Khoa học

    12/10/2005Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • Sách "Bàn về tinh thần pháp luật"

    06/07/2005Hai tác phẩm: “Bàn về tinh thần pháp luật” (1748) của Montesquieu và “Bàn về khế ước xã hội” (1762) của Rousseau ra đời, trở thành bộ đôi tác phẩm có ý nghĩa khai sáng về quan điểm pháp chế, vạch ra định hướng xây dựng xã hội công dân, nhà nước pháp quyền, mở đường cho tư duy xã hội Pháp đi tới cuộc đại cách mạng tư sản năm 1789. Nhiều quan điểm trong hai tác phẩm này đã trở thành những nguyên tắc pháp lý chi phối sâu sắc đến sự phát triển của nhà nước và pháp luật hiện đại.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác