Không có động lực thì không thể phát triển

06:21 CH @ Thứ Tư - 21 Tháng Năm, 2014

Tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2014, vấn đề cải cách thể chế và khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại được thảo luận sôi nổi. Dưới góc nhìn của giới doanh nhân, các vấn đề này được quan niệm ra sao? TBKTSG ghi lại ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Investconsult Group.

Bây giờ có nhiều người đặt vấn đề, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì. Theo tôi, một định nghĩa gần đúng là xây dựng nền kinh tế thị trường luôn luôn sẵn sàng điều tiết để không xa rời các tiêu chuẩn cơ bản của chủ nghĩa xã hội.

Chúng ta biết rằng nhân loại đã đi từ nền kinh tế phát triển một cách tự nhiên đến nền kinh tế có điều tiết của nhà nước. Vai trò của nhà nước là để giải quyết những mâu thuẫn xuất hiện trong quá trình điều hành một nền kinh tế.

Hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang được xây dựng trên cơ sở của hai yếu tố là kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, và những định nghĩa rất mù mờ về sở hữu để cản trở tốc độ tư bản hóa các nguồn lực quốc gia. Nếu điều chỉnh và làm chủ được tốc độ của quá trình tư bản hóa chính là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là anh dẫn dắt chủ nghĩa tư bản đi theo tốc độ mà anh muốn.

Ở đây, xin được giải thích một chút về định nghĩa mù mờ về sở hữu. Biểu hiện cụ thể của nó là, ví dụ như sổ đỏ không hẳn là một chứng chỉ sở hữu người dân mà cũng được đem thế chấp để vay vốn. Hay như mọi người vẫn thường nói là sở hữu toàn dân, nhưng đây là một khái niệm sở hữu không có thật, hay nói cách khác là một khái niệm thể hiện sự do dự khi triển khai một trong những phổ quát quan trọng nhất của đời sống kinh tế là sở hữu.



Quay trở lại vấn đề, để xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải điều tiết hai yếu tố nói trên. Tức là phải định nghĩa rõ ràng các khái niệm liên quan đến chế độ sở hữu và giảm bớt tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước, có nghĩa là phải cho phép các tài sản có quyền tự do biến thành tư bản.

Nếu không có một quá trình cải cách liên tục cả chính trị và kinh tế để thay đổi dần các lực lượng trong cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam, và thay đổi dần các khái niệm liên quan đến chế độ sở hữu thì không có phát triển.

Tôi Tôi nghĩ cần tiến hành các cuộc cải cách để điều chỉnh một số yếu tố động lực đối với sự phát triển. Giảm bớt tỷ trọng kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo không gian cho khu vực tư nhân phát triển. Hiện nay, sự thành công của một vài người trong khu vực kinh tế tư nhân chỉ là cá biệt. Sẽ là không đúng và không khoa học khi căn cứ vào đó để khái quát hóa nền kinh tế của chúng ta.

Cần xác định rõ vai trò của nhà nước, của hệ thống luật pháp và đặc biệt là chuyên nghiệp hóa các định nghĩa về khái niệm sở hữu. Quyền sở hữu là giấy thông hành cho các tài sản tham gia vào quá trình xây dựng thị trường. Chúng ta luôn nói rằng chúng ta phát triển không xứng với tiềm năng là bởi vì chúng ta trói các tiềm năng bởi các định nghĩa nửa vời như sở hữu toàn dân. Sở hữu toàn dân là một dây trói. Làm sao chúng ta đi nhanh được khi bị vướng dây?

Thực ra yếu tố thị trường và yếu tố xã hội chủ nghĩa không hề triệt tiêu nhau vì cuối cùng nó phải hội tụ đến lợi ích của con người. Tất nhiên, các mặt này có mâu thuẫn nội tại với nhau. Chúng ta có thể điều hòa bằng cách cải cách theo hướng để các lực lượng tham gia một cách tự do, còn vai trò của nhà nước thu hẹp lại một cách hợp lý.

Một nền kinh tế phải có ba pha cơ bản. Bắt đầu là kinh tế cứng, tức là kinh tế công nghiệp; tiếp đó là kinh tế mềm, tức là kinh tế dịch vụ và lên một bước nữa là nền kinh tế tài chính. Bây giờ Việt Nam có gì? Vẫn chưa có nền kinh tế công nghiệp. Chúng ta nói Việt Nam cố gắng trở thành một nước công nghiệp hóa vào năm 2020, theo tôi là không có khả năng ấy. Chúng ta vẫn tăng trưởng được 5 - 6% mỗi năm nhưng tăng trưởng không phải là sự phát triển. Mọi người vẫn nhầm lẫn giữa tăng trưởng và phát triển. Tăng trưởng là sự nở tự nhiên của một nền kinh tế, còn phát triển là những dấu hiệu chất lượng của một nền kinh tế.

Chúng ta thay đổi nhưng theo hướng nào?Theo tôi, đó là hướng xem “mở rộng dân chủ” như ý Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong thông điệp đầu năm 2014 và quyền con người là động lực chính trong việc xây dựng xã hội. Khi điều hành công ty, tôi đã làm rất nhiều thí nghiệm về quyền con người. Tôi hiểu ra rằng, quyền lợi đối với con người là động lực của con người, mà con người không có động lực thì không thể có phát triển được. Không còn sự phát triển quốc gia nào nằm ngoài sự phát triển con người.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội

    26/07/2019Nguyễn Trọng ChuẩnÝ thức về trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại giúp cho người ta thấy rằng, thị trường thế giới rộng lớn, đầy tiềm năng trên phạm vi toàn cầu là môi trường vô cùng thuận lợi để tìm kiếm lợi nhuận không chỉ cho riêng mình, mà còn cho cả quê hương, đất nước và cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của xã hội.
  • Về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

    29/11/2014Lê Nguyễn Hương TrinhCuộc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi không chỉ cải cách kinh tế mà cả cải cách chính trị. Cũng vì thế mà cải cách chính sách Nhà nước trở thành vấn đề cấp thiết ở tất cả các nước đang thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế. Mục đích của cải cách là xây dựng một thể chế nhằm đảm bảo những lĩnh vực cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước cũng như những lĩnh vực có thể hạn chế sự can thiệp...
  • Chút ít lương tri trong thời kỳ kinh tế thị trường

    24/02/2014Cao Xuân HạoThời kinh tế thị trường là một giai đoạn tất yếu mà nước ta phải trải qua để tiến xa hơn nữa, hướng tới một trật tự cao hơn nữa, một xã hội công bằng và văn minh hơn. Trong thời kỳ này, người dân, trong đó có giới trí thức nói chung và giới văn nghệ nói riêng, sống trong một không khí rất khác với giai đoạn trước đây, khi toàn dân còn phải tiến hành hai cuộc kháng chiến ác liệt, cái thời kỳ mà về sau người ta quen gọi là thời “bao cấp”.
  • Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục

    08/11/2010Nguyễn Đình TườngGiáo dục đạo đức trong gia đình. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi người công dân ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
  • Phát triển kinh tế tư nhân - xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    06/09/2008Đặng Minh TiếnPhát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một xu hướng tất yếu, một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng ta...
  • Toàn cầu hoá, kinh tế thị trường và sự nghèo đói

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrên các phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ ở Việt Nam mà hầu như trên toàn thế giới, người ta nói rất nhiều về sự nghèo đói và hiện tượng chênh lệch giàu nghèo. Tuy nhiên, ở đây có một điểm cần làm rõ, đó là phải phân biệt sự nghèo đói với khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, sự nghèo đói và chênh lệch giàu nghèo với nhận thức về chúng...
  • Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường

    22/05/2007Nguyễn Thị KhoaĐạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội.
  • Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường

    21/05/2007Đỗ Lan HiềnKinh tế thị trường đi liền với cuộc sống hối hả chạy đua, người giàu mải miết làmăn, tiền bạc có thể dư thừa nhưng thời gian dành cho gia đình, con cái lại khan hiếm, sự giáo dục gia đình bị suy giảm, phó thác cho giáo dục nhà trường và xã hội, người nghèo mải vật lộn kiếm sống, ít nghĩ đến nhân phẩm, đạo đức.
  • Về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

    14/05/2007Đoàn Quang ThọQuan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa, cũng như quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu lý luận, song ở đây, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.
  • Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

    28/11/2006Phạm Văn ĐứcNhu cầu là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người hành động. Sự thoả mãn nhu cầu ấy, đối với chủ thê hành động, là lợi ích. Vì vậy, lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu và nó chỉ có nghĩa là lợi ích khi được đặt trong quan hệ với nhu cầu. Ngoài mối quan hệ đó, cái được coi là lợi ích không còn là lợi ích nữa...
  • Cải cách hành chính và quy luật kinh tế thị trường

    20/10/2006Nguyễn Ninh ThựcGiống như quy luật tiến hoá của xã hội loài người và thế giới tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng tuân theo những quy luật khách quan, tất yếu có ra đời phát triển và kết thúc, có tính kế thừa, cái sau tiến bộ hơn cái trước...
  • Người trí thức trong nền kinh tế thị trường

    16/12/2005PGS.TS Vũ Duy ThôngTrí tuệ một khi đã trở thành hàng hóa thì cũng sẽ bị điều tiết theo qui luật cung-cầu. Nhiều trí thức trẻ hiện nay đặt mục tiêu hàng đầu là tìm những nơi trả lương cao để làm việc...
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • xem toàn bộ