Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường

09:28 SA @ Thứ Hai - 21 Tháng Năm, 2007

Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự nghiệp đổi mới toàn diện của nước ta, trong đó có sự đối mới về kinh tế, cụ thể là sự đổi mớivề cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế tự hạch toán kinh tế, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực chất đó là nền kinh tế thị trường, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vừa cạnh tranh vừa hợp tác và bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất, lấy thị trường làm đối tượng và căn cứ quan trọng nhất để phát triển kinh tế.

Cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm qua đã cho thây, nó không nhưng không tạo ra được động lực cho sự phát triền kinh tế - xã hội, mà còn tạo ra nhiều tiêu cực trong xã hội.

Kinh tế thị trường là một cơ chế kinh tế hoàn toàn khác, nó là yếu tố tích cực thúc đẩy sự năng động và sáng tạo, cổ vũ sự canh tân và phát triển đất nước. Song, nền kinh tếấy cũng đã để lại cho chúng ta không ít những tiêu cực của xã hội, trong đó có cả sự suy thoái đạo đức, mặc dù đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế thị trường đi liền với cuộc sống hối hả chạy đua, người giàu mải miết làmăn, tiền bạc có thể dư thừa nhưng thời gian dành cho gia đình, con cái lại khan hiếm, sự giáo dục gia đình bị suy giảm, phó thác cho giáo dục nhà trường và xã hội, người nghèo mải vật lộn kiếm sống, ít nghĩ đến nhân phẩm, đạo đức.

Trong cơ chế thị trường, tiền bạc được dùng làm thước đo giá trị, người nào kiếm được nhiều tiền thì càng được coi trọng, do vậy, nếu cha mẹ không kiếm được nhiều tiền bằng con cái thì cũng rất khó dạy bảo con. Khi tiền bạc trở thành mụctiêu của cuộc sống thì nhưng định hướng mục đích, lý tưởng của thanh niên cũng bị phụ thuộc vào đồng tiền, sinh viên chỉ mong kiếm được những việc làm, ngành nghề hấp dẫn, có thể giúp họ mau chóng trở nên giàu có, những ngành nghề cao quý hoặc được xã hội trọng vọng nhưng không đưa lại những cơ hội kiếm được nhiều tiền không còn hấp dẫn thế hệ trẻ...

Như vậy, có thể nói, ngoài vai trò tích cực, kinh tế thị trường còn là một thách thức, một môi trường tiêu cực đối với đạo đức xã hội. Song, điều đó không có nghĩa là chúng ta không chấp nhận nó. Kinh tế thị trường là yếu tế quan trọng và cần thiết để xây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ. Chúng ta phải biết thích ứng với nó và vẫn có thể tìm được một thang giá trị mới cho việc xây đựng một nền đạo đức tiến bộ. Đó là vấn đề mà chúng tôi muốn trao đổi trong bài viết này.

Theo quan điểm macxít, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, một định chế xã hội thực hiện các chức năng điều chỉnhhành vi con người. Đạo đức là những nguyên tắc sông, những quyphạm gắn liền và phùhợp vàmột hình thái kinh tế xã hội nhất định,được hình thànhtừ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, nhung quyphạm, nguyên tắc, tiêu chuẩn,lý tưởng nàycó tính chất nhất thời về lịch sử và mang tính giai cấp rõ rệt.Điều đó cũng có nghĩa rằng, con người rút ra những quan niệm đạo đức từ chính những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là những quan hệ kinh tế.

Khi phê phán Đuyrinh về sự thừa nhận có một thứ đạo đức vĩnh cửu cho mọi thời đại thừa nhận những nguyên tắc đạo đức đứng trên lịch sử và trên cả nhưng sự khác biệt hiện nay về tính cách dân tộc", Ph.Ăngghen đã khẳng định: "Xét cho đến cùng mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ", và do vậy "từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác, nhưng quan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiều đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau”.

Nhấn mạnh quan điểm này, chúng tôi xin lưu ý một vấn đề. Đó là: Nếu không nhận thức được sự biến đổi của những giá trị đạo đức qua các thời đại lịch sứ mà cứ khư khư giữ lấy những giá trị đạo đức cũ, chắc chắn chúng ta sẽ trở nên lỗi thời, lạc lõng và nhiều khi còn trở nên phi đạo đức trong xã hội mới.

Trong xã hội phong kiến, sự bất bình đẳng nam nữ thường được biện hộ về mặt đạo đức bằng nguyên lý tam tòng tứ đức, người phụ nữ phải thủ tiết thờ chồng nếu người chồng qua đời, việc tái giá bị xem như một điều phi đạo đức. Những nguyên lý đạo đức đó cho thấy bản chất của hình thức sở hữu và chiếm đoạt thản xác, cho thấy nguyên tắc phục tùng thứ bậc. Rằng những chuẩn mực đạo đức đó được sinh ra chỉ nhằm điều chỉnh hành vi con người theo một thiết chế xã hôi hà khắc.

Ngày nay, đạo đức xã hội không những không lên án hành vi tái giá của người phụ nữ, mà còn không coi giá trị đạo đức của người phụ nữ là ở sự phục tùng và thủ tiết ấy, thậm chí xem nó như một thứ nhân sinh quan hủ bại, ích kỷ và phản nhân đạo. Các quan niệm về hiếu, đễ và nhiều giá trị đạo đức khác trong xã hội cũ đã có sự thay đổi. Song, điều đó không có nghĩa là chúng ta phủ nhận hoàn toàn mọi giá trị đạo đức trong xã hội cũ, cũng không có nghĩa là ngày nay, đó không còn buộc phải tuân theo những quy phạm, nguyên lý đạo đức đó mà có thể nói là đạo đức xã hội bị tha hoá.

Những giá trị đạo đức của xã hội cũ nhưng có giá trị tích cực thì trong điều kiện mới, vẫn có tác đụng thúc đẩy lịch sử, ngược lại, những giá trị đạo đức hủ bại mà ta lại cố níu giữ, sẽ kìm hăm, trói buộc, cản trở sự đi lên của xã hội. Song, mọi giá trĩ đạo đức cũ không biến đi một cách tự động khi cơ sở kinh tế thay đối, vì nhưng giá trị đó được hình thành và phát triển trong một quá trình lâu dài và đã trở thành thói quen của con người, thậm chí những ý thức đạo đức đó đã ăn sâu trong tâm thức con người và trong tập quán xã hội mà nhiều khi, những hành vi thể hiện ý thức đạo đức ấy chỉ như một hành động vô thức của con người. Do vậy, chúng ta cần phân tích và nhìn nhận một cách khoa học để phân biệt đúng, sai và để xây dựng những giá trị đạo đức mới, phù hợp và thích ứng với điều kiện nền kinh tế thị trường.

Mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức là mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Mỗi một cơ chế kinh tế mới đều trở thành yếu tố làm nảy sinh những hành vi đạo đức của con người, hay có thể nói, trở thành điều kiện cho những lối sống, phong tục, tập quán xa lạ xâm nhập vào. Do vậy, để có thể xây dựng được những giá trị đạo đức tích cực, phù hợp và thích ứng với điều kiện mới thì vấn đề quan trọng là chúng ta phải tạo ra những "điều kiện mới" cho việc nảy sinh những hành vi đạo đức tích cực. Chẳng hạn, ngày nay, việc thoả mãn những nhu cầu tinh thần của con người bằng những phương tiện văn hoá - kỹ thuật tại nhà đã làmgiảm hình thức sinh hoạt tập thể, giao tiếp xã hội trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi. Việc hình thành các chung cư khép kín thay cho các ngôi nhà riêng và làng mạc đã sản sinh ra mối quan hệ láng giềng theo kiểu nhà nào biết nhà ấy. Ở đâu không có những lý tưởng xã hội cao cả, không có tầm rộng của sự giao tiếp thì ở đó sẽ nảy nở chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, thờ ơ với những gì xung quanh mình và những gì đang xảy ra với mọi người. Khắc phục tình trạng đó, chúng ta cần tăng cường xây dựng mô hình sinh hoạt tập thể dưới nhiều hình thức, như mở ra các câu lạc bộ để tăng cường giáo dục tính tập thể, tình cảm cộng đồng, tính trách nhiệm, sự quan tâm, giúp đỡ đối với những người xung quanh và trong việc xây dựng đô thị bắt buộc phải có những giải pháp đáp ứng được yêu cầu phải có những hình thức liên kết cộng đồng trong phạm vi ở, nghỉ ngơi, tiêu dùng và sinh hoạt xã hội.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, đời sống vật chất của con người ngày một nâng cao và theo đó, cũng xuất hiện những điều kiện "thuận lợi" cho sự "thăng tiến" về đạo đức và tinh thần của con người theo hướng "phú quý sinh lễ nghĩa cùng với khả năng nảy sinh những giá trị đạo đức tiêu cực. Khi đời sống vật chất được nâng cao, ở con người để nảy sinh tâm trạng hưởng thụ, tham lam, làmgiàu bằng mọi thủ đoạn... Do vậy, khả năng phát triển đạo đức theo xu hướng tích cực mà chúng ta nói trên không phải tự nhiên mà có hay được thực hiện một cách tự động, mà cần phải đấu tranh với những thói hư tật xấu bằng hình thức pháp luật, bắt mọi cá nhân đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi đạo đức của mình. Trong nền kinh tế thị trường, mọi mệnh lệnh hành chính cùng với những lời hô hào đạo đức chungchung đều trở nên vô tác đụng. Thực tiễn đã cho thây, ngày nay, chứ toà án dư luậnkhôngcòn uy thế trong xã hội, ở đâu có sự buông lơi về pháp luật đối vớinhững hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm thuần phong mỹ tục thì ớ đó, các hiện tượng tiêu cực càng tăng lên.

Chính vì lẽ đó, việc xây dựng đạo đức trong điều kiện của nền kinh tế thị trường nhải là sự kết hợp một cách tổng thể giáo dục đạo đức và thi hành luật pháp. Nếu chỉ áp dụng thuần tuý phương pháp giáo dục, tuyên truyền sẽ không thắng nổi sức mạnh của tập quán, của sự thờ ơ, coi thường và phớt lờ dư luận. Nếu không dựa vào những biện pháp pháp luật sẽ không tác động được đến ý thức công dân, đến lối suy nghĩ của con người trong quá trình xây dựng những giá trị đạo đức mới và đấu tranh với những hành vi đạo đức đối lập được sinh ra trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức, giáo dục văn hoá giao tiếp để làm cho mỗi con người đều phải tuân thủ những chuẩn mực và quy tắc đạo đức mời một cách tự nhiên và dần dần trở thành thói quen, trở thành một nhu cầu tinh thần là yếu tố không kém phần quan trọng.

Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách đạo đức của con người, chúng ta cần quan tâm đến giáo dục đạo đức trong gia đình, trường học và tập thể lao động. Mỗi một môi trường giáo dục đó thực hiện một chức năng giáo đục khác nhau và đều cần phải quan tâm đến những yếu tố như tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học cá nhân (nhân cách), trình độ học vấn môi trường lao động và học tập… bởi tất cả những yếu tố đó đều có tác dụng với những mức độ khác nhau tới việc hình thành hành vi đạo đức của con người. Ở đây, môi trường xã hội có tác động lớn đến hành vi đạo đức cá nhân, nhưng môi trường xã hội chỉ có thể quy định những khả năng khác nhau của hành vi con người, còn việc cá nhân đó lựa chọn khả năng nào, hành vi nào là hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức chủ quan, ý chí cá nhân, như C.Mác đã khẳng định, "chính những cơn người làm thay đổi hoàn cảnh và bản .thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục". Do vậy, để sự nghiệp xây dựng nền đạo đức mới thu được những kết quả như mong muốn thì việc nâng cao trình độ văn hoá của con người, tăng cường giáo dục con người là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành hành vi đạo đức tích cực cho phép cá nhân có được những đánh giá toàn diện về tình huống, nhìn thấy trước hậu quả của hành vi, lựa chọn phương thức xây dựng chính kiến đạo đức và tinh thần kiên định đạo đức cho mình.

Cùng với đó, chúng ta phải thường xuyên quan tâm tới việc tăng cường áp lực xã hội, sự phản ứng của xã hội đối với những hành vi đạo đức cá nhân, hay nói cách khác, đó chính là toà án dư luận.Sự phản ứng, chê trách, trừng phạt, khen ngợi hay ủng hộ của xã hội trượt hành vi đạo đức của cá nhân sẽ đẩy quá trinh hình thành nhân cách đạo đức theo hướng tích cực giúp cho cá nhân đó có được những đinh hướng đúng trong quá trình tự hoàn thiện nhân cách đạo đức. Bởilẽ, đạo đức là một định chế xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người, nhưng khác với các hình thức điều chỉnh hoạt động của con người bằng pháp quyền, bằng nhưng quy chế hành chính hay những sắc lệnh nhà nước, những nguyên tắc của đạo đức được hình thành một cách tự phát, được củng cố bằng tấm gương, bằng thói quen, phong tục, dư luận xã hội. Những yêu cầu của đạo đức mang hình thức bổn phận phải làm, không chịu sự ra lệnh, cương bức của ai cả. Do đó, áp lực xã hội toà án dư luận có vai trò như những yếu tố khách quan tác động lên ý thức, ương tâm của chủ thể hành động để họ lĩnh hội, phán đoán, tự nhận định về ý nghĩa xã hội của những nguyên tắc đạo đức và đưa họ đến chỗ tụ nguyện thực hiện những nguyên lý đạo đức xã hội, tự điều chỉnh hành vi của mình.

Nói tóm lại, việc đẩy nhanh sự phát triển và tiến bộ của xã hội đã đặt ra trước chúng ta một vấn đề gay gắt là làm sao khắc phục được sự tha hoá của con người do nhưng cơ cấu xã hội sinh ra. Theo chúng tôi, mọi tiến bộ của xã hội loài người không tách rời tiến bộ của ý thức đạo đức và có thể nói, tính đạo đức là phương tiện nâng loài người lên cao nếu không muốn nói nó là lực lượng thứ nhất, bởitiến bộ đạo đức không tỷ lệ thuận với tiến bộ trí tuệ và vật chất. Xã hội giàu có, văn minh không đồng nhất với xã hội có đạo đức, người giàu có, người thông minh không có nghĩa là người tốt, người có đạo đức.

Với ý nghĩa đó, trong thế giới năng động và biến đổi hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và sự phong phú về đời sống vật chất, con người càng không thể để rơi vào trạng thái đạo đức tiêu cực được nảy sinh từ cơ cấu kinh tế - xã hội hiện đại, để mất đi nhân cách chân chính của mình với một ý thức tự hào mình là Con người.Chúng ta cần phải chủ động tìm ra lối thoát khỏi tình huống đó, chủ động xây dựng những điều kiện mới cho sự nảy sinh những giá trị đạo đức tốt đẹp, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện đại, phân tích và nhìn nhận một cách khoa học những giá trị đạo đức cũ để phân biệt đúng, sai và kế thừa nó trong quá trình xây dựng những giá trị đạo đức mới, phù hợp vả thích ứng với điều kiện của nền kinh tế thị trường. Chỉ có trên cơ sở kết hợp một cách tổng thể giáo dục đạo đức với thi hành luật pháp, tăng cường áp lực xã hội đối vớinhững hành vi đạo đức cá nhân, chúng ta mới có thể vượt qua những thách thức, những hậu quả tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối với đạo đức xã hội.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan