Không hơn gì nhau câu nói

11:39 SA @ Thứ Ba - 14 Tháng Năm, 2019

Trong đời sống, vẫn thường xuyên tự nhắc nhở mình theo triết lý Phật: thiên hạ có nói sai về ta, hiểu nhầm ta, ta cũng không việc gì phải đôi co, nói lại. Không hơn gì nhau câu nói.

Lối nghĩ ấy chuyển hóa thành lối sống thì cũng nhẹ người. Đời sống vì thế cũng thanh thản. Nhưng rồi xem ra mình cũng chưa phải là người đã giũ được bụi trần. Thành ra lối nghĩ ấy khiến nhiều phen bỏ qua được điều A thì điều B hệ quả lại phiền lòng, gây tức bực.

Cách đây khoảng dăm năm, một cô phóng viên đến phỏng vấn, tôi vốn cẩn thận, chỉ chấp nhận bằng văn bản. Tức là cô email cho tôi một chùm câu hỏi, tôi viết trả lời rồi email lại cho cô. Tưởng thế đã là an toàn, nhưng không. Cô đã cắt xén những câu trả lời của tôi theo hướng ý tứ bị sai lệch. Còn hơn thế, cô dựng hẳn cả một câu hỏi và đáp, trong đó tôi hùng hồn tuyên ngôn về việc mình được coi là “cấp tiến” như thế nào. Nói là hùng hồn thế thôi, đấy thực ra là một câu hỏi (của cô) và câu đáp (cái gọi là của tôi) thực sự ngô nghê, chả ra lý sự gì. Tôi đã định phản ứng thẳng với tòa soạn, rồi nghĩ cô đang đi làm hợp đồng cho báo. Mình gây động, chả may cô bị nghỉ việc. Rồi lại tự an ủi, đằng nào thì bài phỏng vấn cũng đã gây hiểu nhầm, ta làm sao đi gặp cho hết được mọi người mà thanh minh? Cũng chẳng việc gì phải nói lại, ai hơn gì ai câu nói.

Bài phỏng vấn sai lệch trên kia tưởng rằng xếp lại lâu rồi, nhưng gần đây, nhân một bài báo mạng đăng bài mới, thế là bài cũ thuộc diện “các bài liên quan” xuất hiện trở lại trong một đường link rất to tát là “những quan niệm về văn chương”. Có nghĩa là cây muốn lặng mà gió chẳng đừng. Anh tưởng cái sai ấy đã nằm yên dưới ba thước giấy thì nó vẫn có cơ một ngày được khai quật lại.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đàn ông “tám” về đàn bà, vui phết!

    08/05/2009Phụ nữ gặp nhau để “tám”, để shopping, đi spa… và còn để thắc mắc “Đàn ông gặp nhau thì nói chuyện gì, giống bọn mình không nhỉ?”. Nào, bạn thử đọc xem một buổi chat qua mạng (giữa đêm) của hai người đàn ông: Một - nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam, người nhiều ảnh và một - nhà văn Dương Bình Nguyên - người nhiều chữ. Nội dung họ nói gì? Sức hút trái dấu luôn đúng và có yêu thêm vì ta là phái nữ?
  • Tám mẩu suy nghĩ về giới trẻ và Élite

    06/05/2009Nhạc sĩ Dương Thụ. Minh họa: Ziga Aljaz Zek Crew Troy SizerGiới trẻ cũng có nhiều người hay, có những người thật sự là élite của xã hội mới, ở nhiều khía cạnh họ tinh hoa hơn bọn tôi nhiều lắm. Nhưng người élite trẻ thì có, còn giới élite trẻ thì chưa.
  • Đàn ông và "tám", cafe, xe, đàn bà

    01/04/2009Phan AnĐàn ông có hay đi café không? Một phần đời của nhiều đàn ông trôi trong những quán café. Có nhiều đàn ông, trước khi lên giường phải café như một phần tất yếu của cuộc sống… lên giường rồi, lúc thức dậy lại café. Đàn ông chat với người đẹp, biết nick này đang ở cùng thành phố với mình thường buông lời: “Café nhá”...
  • Nói xấu vợ

    31/05/2008Một hôm, hội “những người không sợ vợ” họp thường niên trên đống cỏ sau nhà kho cũ rất ít người qua lại...
  • Tám xuyên lục địa

    13/02/2008Nguyễn Vĩnh NguyênChuyện trong nhà chưa biết ngoài ngõ đã hay. Tám vặt sở thành một dịch bệnh của người trẻ công sở. Tại sao người trẻ lại thích tám như thế?
  • Tám

    07/03/2007Nguyễn Thị Ngọc HảiNhững câu chuyện cứ nối nhau mãi không dứt, nói theo ngôn ngữ của đời sống gia đình, nơi phát ngôn tự do nhất, những điều hay điều dở, đúng sai cứ “thoải mái”. Cái “tám” được xả ngày nay cũng được nhận xét là có “ưu điểm” khi người “tám” stress. Những lời bình cũng vào loại thật thà nhất, vì chẳng có ai “kiểm duyệt”...
  • xem toàn bộ