Không thể như thế này mãi được!

09:17 CH @ Thứ Sáu - 27 Tháng Bảy, 2007

Cùng với thời gian người chết sẽ ngày càng đông hơn người sống, bởi lẽ đơn giản là người sống nào rồi cũng chết, nhưng chẳng người chết nào sống lại bao giờ.

Con người tồn tại cùng cộng đồng xã hội và cùng với nó là những quan niệm, những tập quán liên quan đến cuộc sống sau cái chết. Tùy thuộc vào mỗi nơi, mỗi thời, bị chi phối bởi các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng mà tập quán ấy được thể hiện khác nhau. Nhưng nói chung, đều tôn trọng phần xác sau khi phần hồn đã sang một thế giới khác. Có rất nhiều cách ứng cử với phần xác mà chúng ta đã biết như: hỏa táng, thiên táng, địa táng, điều táng, tượng táng... xin gọi chung là "hoá".

Ứng xử kiếp người

Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng bản địa của người Việt, các phần mộ hay không gian lưu giữ các di hài xương cốt của người chết đều được coi trọng (chí ít là qua 5 đời theo tục lệ) và thường đặt ở vị trí thuận lợi cho việc chăm sóc, thăm viếng, cúng giỗ. Do vậy, số lượng đất sử dụng vào việc này (tập trung thành nghĩa trang) hay rải rác trên các thửa đất được phép trong làng, xã, thậm chí ngay trong vườn nhà, ruộng nhà ngày càng chiếm những diện tích lớn và trở nên bất tiện đối với lợi ích cộng đồng (vệ sinh, quy hoạch...), gây lãng phí đất đai, tranh chấp cả với nhu cầu của những người đang sống. Các con số thống kê khiến chúng ta phải giật mình, nhận ra rằng, không thể như thế này mãi được!

Hạt bụi nào hóa kiếp…

Giải pháp để khắc phục một cách căn bản sẽ không đơn giản, nếu không đi đến tận cùng là phải làm thay đổi tập quán chôn cất. Hiện các giải pháp mới nhằm tập trung vào việc hạn chế không gian chiếm dụng cho mỗingười chết. Nhưng chúng ta lại chưa có quy định mang tính định suất cho mỗi ngôi mộ.Phải chăng đã đến lúc cần ban hành định mức (sàn tối đa) cho mỗi một người chết? Chúng ta mới có luật cư trú cho người sống, nhưng chưa có chế định sau khi sống liên quan đến đất đai và bảo vệ môi trường.

Giải pháp thứ hai là quy tập mồ mả vào những vùng đất phù hợp với việc chôn cất người chết nhưng ít giá trị kinh tế (gò đồi, núi đất...). Đặc biệt là hạn chế, đi đến chấm dứt việc chôn cất trong vườn hay trên đồng ruộng và lẫn trong các khu dân cư.

Đã có một số Dự án xây dựng các nghĩa trang sinh thái tâm linh, biến cả nghĩa trang lớn thành công viên đáp ứng mọi nhu cầu dịch vụ tâm linh.

Một hướng nữa là tận dụng hiệu quả tối đa trên một diện tích tối thiểu. Singapore đã thực hiện được cuộc vận động quy tập và đi đời những người đã khuất vào các chung cư cao tầng, với thiết kế thích hợp của một nhà mồ hiện đại, để dành đất cho sự phát triển.

Nhiều nước ở Châu Âu đã quy định xây mộ có nhiều tầng hầm, để trên cùng một diện tích mặt đất có thể táng được nhiều người, có nơi lên đến 5 tầng, nghĩa là an táng được 5 người, thường là thành viên trong một gia đình hay dòng họ.

Hóa thân hoàn vũ

Nhưng có lẽ đối với người Việt Nam, phương thức thích hợp mang tính lâu dài và triệt để hơn cả là "hóa thân hoàn vũ”. Phương thức này đặc biệt phù hợp với những người theo đạo Phật, vì sau đó tro xương được đưa vào các ngôi chùa, đặt trong các bảo tháp nhiều tầng tận dụng chiều cao của tháp để trữ được rất nhiều lọ tro và sau một thời gian nhất định sẽ được "hóa" để tái sử dụng.

Do vậy, trong rất nhiều giải pháp để sớm khắc phục nguy cơ về việc thiếu đất chôn, cần hướng tới mục tiêu có trọng tâm là hỏa táng. Nhưng hơn hết phải là việc giáo dục tuyên truyền để nhân dân nhận thấy những tiện ích của phương pháp này, nó hoàn toàn phù hợp với những quan niệm về tâm linh truyền thống.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Tâm linh"... chẳng siêu hình tý nào!

    23/05/2007Nguyễn Bỉnh QuânCó anh bạn bảo tôi: Người Việt mình không có tâm thức tôn giáo triệt để mà chỉ hay tin các "điềm". Một cụ lão thành, 57 năm tuổi Đảng, sáng ra đi đâu vẫn ngại gặp cô hàng xóm nặng vía. Thấy cô là cụ quay vào chờ một lúc sau mới đi.
  • Khói hương văn hóa của tâm linh

    06/06/2006An ThưCó ai trong đời mà không thắp lên một nén hương?Hồi còn bé, mỗi khi đứng trước ban thờ, bên mẹ tôi, trong những ngày giỗ, tôi không khỏi run run ngước nhìn làn khói tỏa ra từ cây hương, cảm thấy nhưcó gì thần bí, màu nhiệm đang vây quanh mình. Dường như ông bà tổ tiên trên ban thờ đang dần hiển linh, dạy bảo, dặn dò và răn đe bên tai tôi...
  • Vấn đề sự bất tử

    26/12/2005Niềm tin vào sự bất tử tùy thuộc vào một quan niệm nào đó về linh hồn con người. Nếu linh hồn, hoặc thành phần thiết yếu của nó, được coi là phi vật chất và có khả năng hiện hữu bên ngoài thân xác, thì nó cũng được coi là bất khả hủy diệt. Tuy nhiên, những người tin vào sự bất tử của linh hồn vẫn bất đồng với nhau về vấn đề linh hồn hệ tại ở cái gì. Có ba lý thuyết chính. ...
  • Khoa học và tâm linh

    03/12/2005Nguyễn Khánh HảiNhững nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này.
  • Tâm linh – bản thể con người

    09/07/2005Nguyễn KiênTrong đời sống con người, thiêng liêng là một trong những cái không thể nhận biết bằng lý trí và tất cả những gì là thiêng liêng, là cao cả bao giờ cũng vẫy gọi con người, là cho nó luôn luôn tự vượt mình, hướng tới cái cao hơn (hướng thượng), hướng tới cái siêu việt, tới trạng thái chân hơn, mỹ hơn, thiện hơn. Xu hướng ấy của con người tạo ra một mặt cơ bản của đời sống con người: đời sống tâm linh.