Lãnh đạo trước hết là con người

09:05 SA @ Thứ Tư - 07 Tháng Năm, 2008

Trở thành Tổng thống Nga ở tuổi 43, ông Dmitry Medvedev đang cố gắng hoàn thiện sao cho xứng với danh hiệu thần tượng của giới trẻ - người kế nhiệm xuất sắc của Tổng thống Vladimir Putin. Khác với vẻ ngoài nghiêm nghị, cứng rắn của một nhà lãnh đạo, ông thật sôi nổi, trẻ trung, hiện đại và dí dỏm trong cuộc sống đời thường...

Tôi chỉ là phó thường dân

Đầu tháng 3, khi vừa mới đắc cử ông Dmitry Medvedev đã chuyển vào sống tại điện Kremlin để dần dần tiếp quản chiếc ghế của Tổng thống Vladimir Putin. Vốn là người giản di, lại có lối sống không thích phô trương, Tổng thống mới đắc cử ở Nga Dmitry Medvedev đã thực sự gây ngỡ ngàng khi mang theo mình những thứ đồ đạc rất đỗi bình thường. Tiếp xúc và trò chuyện với ông, phần đông chính trị gia mới hiểu tại sao vị luật sư trẻ này lại được dân chúng tín nhiệm với chỉ số bỏ phiếu cao nhất trong lịch sử nước Nga. Nếu như Tổng thống Vladimir Putin chinh phục lòng người bởi tính cách năng động, mạnh mẽ, quyết đoán thì Dmitry Medvedev lại đi vào trái tim người Nga bằng hình ảnh một người công dân gương mẫu.

Trong bài trả lời phỏng vấn trên Tạp chí Itogi, ông từng tâm sự: "Ông nội tôi sinh ra ở nông thôn, từng lãnh đạo một huyện thuần nông lớn vùng Kuban. Cha tôi bắt đầu đi làm bằng nghề lái máy liên hợp. Tôi là một phó thường dân, ao ước mua quần bò hiệu Levis mà không đủ tiền. Tôi từng làm lao công quét rác và từng yêu khi mới học lớp 7”. Dmitry Medvedev cho biết ông không bao giờ quên thời gian ông lớn lên trong một căn hộ chỉ rộng khoảng 40m tại Kupchino, gần St Petersburg. Đây là khu "đại bản doanh" của những người nghèo khó và gia đình Medvedev là một trong những hộ nghèo nhất. Dù vậy, Dmitry Medvedev luôn tự hào rằng ông "đã có một tuổi thơ tốt và một gia đình tốt”. Cha ông là Giảng viên trường Đại học Bách khoa còn mẹ dạy môn tiếng Nga và văn học, với số tiền lương quá ít ỏi cho một gia đình đông con. Ông nói: "Tôi cho rằng như thế là bình thường, như thế là hài hòa vì tôi, nhìn từ một góc độ đã có điều kiện đọc những cuốn sách có trong thư viện của cha tôi và cả những cuốn sách khác nữa, những cuốn sách của riêng tôi. Còn nhìn từ một góc độ khác, tôi vẫn luyện tập thể thao và điều này đã xác định trước hệ thống những năng khiếu của tôi".

Để có tiền ăn học, Dmitry Medvedev buộc phải làm việc trong các công trường xây dựng và lao công quét rác. Ông kể: "Cha mẹ tôi đâu có tiền để mua những thứ xa xỉ. Khi ban nhạc Pnk Floyd phát hành album The Wall, tôi từng ao ước giá mà mình có tiền để mua một đĩa. Thế nhưng thời ấy, 200 rúp là một khoản tiền khổng lồ đối với cả gia đình”. Rồi khó khăn cũng dần dần ít đi khi Dmitry Medvedev đi làm và mua được căn hộ 3 phòng ở ngoại ô Moksva. Đó là sự kiện lớn trong đời, là niềm vui sướng khôn tả mà đến giờ nhớ lại, ông vẫn còn cảm giác bồi hồi: "Dường như không thể tin được và cũng không thể so sánh với bất cứ điều gì. Năm 1999, tôi chuyển tới Moskva và không bao giờ tưởng tượng được rằng 8 năm sau đó tôi lại ra tranh cử Tổng thống Nga". Một chi tiết cũng rất thú vị mà Tổng thống mới đắc cử Dmitry Medvedev đã tiết lộ: đó là chuyện tình yêu thời trai trẻ. Năm học lớp 7, trường số 305 ở Kupchino (tương đương với độ tuổi 14 -15), ông đã gặp và đem lòng yêu người bạn gái mà sau này trở thành vợ ông - bà Svetlana. Dmitry Medvedev thú nhận: "Tôi không còn hứng thú gì với những bài giảng. Lang thang đâu đó với Svetlana hứng thú hơn nhiều”. Tính đến nay, khoảng thời gian hai người biết nhau đã 35 năm. Dmitry Medvedev và Svetlana tiến đến hôn nhân vào năm 1989 khi họ mới 24 tuổi. Bảy năm sau, Svetlana sinh bé trai Ilya và phải nghỉ làm vì Dmitry Medvedev muốn có "một hậu phương vững chắc và đáng tin cậy". Ông chủ Tập đoàn khí đốt Gazprom rất coi trọng vợ và luôn đặt lợi ích của bà trước lợi ích cá nhân mình. Thống kê tài sản cá nhân của Dmitry Medvedev cho thấy khoản thu nhập của ông là 71.000 USD/năm trong 4 năm qua. Ông có căn hộ 367,8 m2 ở Moskva và một miếng đất rộng 4.700 m2 ở ngoại ô thành phố cùng với khoản tiền tiết kiệm 110.000 USD. Tuy nhiên, chiếc xe hơi duy nhất có trong nhà ông là chiếc Volkswagen Golf đời 1999 lại đứng tên Svetlana.

Trẻ và hiện đại

Sinh năm 1965 tại Leningrad (S.Petersburg), Dmitry Medvedev đã trở thành vị nguyên thủ quốc gia trẻ tuổi nhất trong điện Kremlin kể từ năm 1917 đến nay. Vì thế tuổi tác vừa là cơ hội lại vừa là thách thức không nhỏ đối với ông trong vai trò làm chủ điện Kremlin. Dmitry Medvedev luôn có một cái nhìn rất thoáng về công việc cũng như những vấn đề khác: "Tôi luôn luôn thích việc mình làm. Cả khi ở bộ máy hành chính của điện Kremlin lẫn hiện nay, khi ở trong "Nhà Trắng” (trụ sở của nội các Nga). Làm việc rất thú vi khi ta nhìn thấy kết quả của công việc. Có lẽ nhìn theo góc độ này, tôi là một người hạnh phúc. Việc thực hiện các chương trình dân tộc tạo nên những kinh nghiệm khổng lồ. Tất nhiên, trách nhiệm cũng rất lớn. Để đầu không bị đau về chuyện này cần phải luyện tập thể thao tích cực hơn. Cần phải duy trì phong độ. Hàng ngày, tôi phải dành thời gian một tiếng buổi sáng và một tiếng buổi tối để tới bể bơi và vào phòng tập. Được nuôi dưỡng trong thế giới của các trí thức nghèo St.. Petersburg, những năm làm luật sư doanh nghiệp và sau đó làm thương nhân đã tạo cho ông quan điểm khác biệt về nước Nga và vai trò của Nga trên thế giới. Trong khi Tổng thống Vladimir Putin thích mặc quân phục hải quân và "hắt axit” vào kẻ thù thì ông Dmitry Medvedev, với những bộ veston may đo, lại thích kiểm tra các số liệu thống kê kinh tế trên iPphone - thử đồ chơi mới mà ông ưa thích ông cũng thường xuyên vào mạng Internet, xem đủ các website, cả những website ủng hộ chính quyền lẫn những website căm ghét chính quyền. Thậm chí, ông còn "có thể nhắm mắt mà gõ phím" vì "đó cũng là một cách thư giãn".

Giới phân tích thế giới từng có nhận định rằng, một khi ông Dmitry Medvedev trúng cử Tổng thống, gia đình Medvedev sẽ làm thay đổi toàn bộ mọi thứ trong điện Kremlin. Đầu tiên là về vấn đề thời trang. Những bộ vest kiểu của Dmitry Medvedev đang trở thành mốt trên thế giới và ông được một Tạp chí của Mỹ bình chọn là chính khách ăn mặc đẹp nhất trong năm. Theo hãng tin Reuters, ngoài thú đọc sách, trong đó đặc biệt là cuốn Bách khoa toàn thư Xô-viết (Soviet Encyclopaedia) và cuốn "Những đứa con của thuyền trưởng Grant”, âm nhạc cũng là thú tiêu khiển chiếm không ít thời gian rỗi của ông. Có thể nói, Dmitry Medvedev "nghiện” nhạc rock, nhất là các bản nhạc của ban nhạc Black Sabbath, Depp Purple, Led Zeppelin của Anh và chỉ thích nghe nhạc bằng đĩa nhựa ông kể: "Từ hồi học phổ thông, tôi đã từng liên miên ghi lại các băng của các nhóm nhạc rock Black Sabbath, Depp Purple, Led Zeppelin. Chất lượng băng thì khủng khiếp nhưng khoái cảm thì lại rất lớn. Cả đời tôi chỉ mơ ước được mua một dàn máy tốt. Thời Xô-viết thì đó là mặt hàng hiếm và chỉ khi tôi đã làm một nghiên cứu sinh kiếm được những đồng tiền đầu tiên rồi, tôi mới có thể cho phép mình mua một dàn máy có loa kèm theo đích thực. Giờ tôi hoàn toàn có thể khoe rằng tôi đang có một bộ sưu tập đầy đủ của Deep Purple, không phải là những bản ghi lại sau nay mà là nguyên bản đầu tiên phát hành năm 1970".

Bận trăm công ngàn việc, luôn đau đầu với một mớ công việc cần giải quyết, Tổng thống mới đắc cử Dmitry Medvedev đã lựa chọn âm nhạc như một thứ vũ khí hiệu nghiệm chống lại "kẻ thù” stress. Đến bây giờ tôi vẫn còn có thời gian nghe nhạc rock. Tuy nhiên, không chỉ có nhạc rock mà tôi còn nghe cả nhạc cổ điển. Khi còn ngồi ghế nhà trường, tôi đã tham gia nhiều môn thể thao, đặc biệt là cử tạ, chèo thuyền và các môn điền kinh. Hàng ngày, tôi vẫn giữ thói quen rèn luyện thể thao. Tôi đã sắm cho mình một máy chạy bộ và thường xuyên luyện tập để giữ vóc dáng. Tiết lộ từ tờ Pravda (Nga) cho biết, lúc rảnh rỗi, Dmitry Medvedev cũng thích chơi cờ vua, uống trà Trung Quốc. Ông còn là fan của kênh truyền hình Discoveiy, có hẳn một bể cá cảnh trong phòng làm việc và thường xuyên tự tay cho cá ăn. Trẻ trung, sôi nổi trong cuộc sống, Dmitry Medvedev cũng không thích áp dụng những biện pháp cứng nhắc trong việc dạy dỗ con cái. Ông quan niệm: “Nếu muốn làm một việc gì đó thì thể nào cũng tìm ra thời gian để vừa dạy được con vừa nghe được nhạc".

Uy tín và thẳng thắn

Trong một bài viết đăng trên trang web của Itar-Tass, nhà tâm lý chính trị Ivan Karnaukh đã nhận xét Dmitry Medvedev là mẫu người khiêm tốn. Ông thuộc loại người không đòi hỏi điều gì cho mình, gắng sức làm việc vì lợi ích của mọi người. Bằng chứng là sau khi Dmitry Medvedev lãnh đạo thành công chiến dịch tranh cử của Tổng thống Vladimir Putin năm 2000, người ta chắc mẩm rằng ông sẽ thể hiện rõ những tham vọng của mình. Nhưng không, ông không có bất kỳ một động thái nào chứng tỏ điều ấy. Ông Voloshin, người điều hành văn phòng Tổng thống từ năm 1999 - 2003 từng phải thốt lên: "Dima (tên thật của Dimitry Medvedev) là một người đứng đắn và cực kỳ có trách nhiệm”. Bản thân ông Dmitry Medvedev cũng rất thoải mái mỗi lần nói đến công việc và sự thăng tiến: "Tôi quan tâm hơn cả tới việc những người trẻ đánh giá thế nào về hiệu quả công việc của tôi. Tôi luôn thấy khoái cảm tức thời nhờ những việc tôi đang làm. Đơn giản là tôi rất thích làm những việc này. Nếu ta không cảm thấy hài lòng vì những chuyện vặt vãnh, thì có lẽ sẽ không bao giờ có kết quả chung cuộc, hoặc nó cũng sẽ không tạo nên cảm giác thú vị như thế. Chuyện vặt vãnh, đó cũng chỉ là khái niệm mang tính tương đối".

So với các nhân vật thân cận khác của Tổng thống Vladimir Putin, Dmitry Medvedev là người sát cánh lâu năm nhất cùng đương kim Tổng thống. Năm 1991, ông đã là chuyên viên Uy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg, khi đó Putin là Chủ nhiệm Ủy ban. Năm 2000, ông tiếp tục được bổ nhiệm chức Chủ tịch Ủy bản bầu cử Tổng thống và trở thành Phó Chánh văn phòng thứ nhất phụ trách việc "xếp lịch làm việc" cho Tổng thống, gồm cả các cuộc gặp cấp cao và các chuyến công du nước ngoài. Ba năm sau, ông được chỉ định làm Chánh văn phòng thay cho ông Voloshin, xin từ chức và là thành viên Ủban An ninh Quốc gia. Và sự kiện quan trọng nhất đối với Dmitry Medvedev là việc Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh bổ nhiệm ông vào vị trí Phó Thủ tướng thứ nhất Chính phủ liên bang Nga đồng thời ông vẫn là Chủ tịch Hội đồng Giám đốc Công ty dầu khí Gazprom.

Có thể nói, nhìn vào quan lộ của ông Dmitry Medvedev thì thấy ông thăng tiến rất nhanh. Nhưng không vì thế mà ông tự cao tự đại. Những người quen biết Dmitry Medvedev lâu năm và những người mới tiếp xúc đều có chung lời khen rằng, ông là một con người uy tín, thẳng thắn, chưa từng biết "chơi xỏ" hay "chia rẽ" các quan hệ giữa người với người và ông là một người đáng tin cậy. Ông là người đầu tiên ở St.Petersburg, nếu không nói là ở nước Nga đưa ra ý tưởng chính quyền có thể tham gia các Công ty Cổ phần mà không vi phạm các bộ luật hiện hành. Ông am tường về kinh tế học và tỏ ra rất năng động khi điều hành công việc ở Tập đoàn khí đốt Gazprom. Ông cho rằng cần phải chú trọng đến các doanh nghiệp tư nhân - đó là cách phát triển hiện đại. Năm 2006, kết quả thăm dò hàng năm của Trung tâm điều tra xã hội toàn Nga (VTsIOM) đã xếp Dmitry Medvedev là chính khách thứ 3 có ảnh hưởng nhất. Chính sự uy tín, trung thành và thẳng thắn đã khiến Dmitry Medvedev được Tổng thống Vladimir Putin tín nhiệm và chọn lựa là người kế nhiệm vị trí của mình.

Mạnh mới được tôn trọng

Trước đây, khi Dmitry Medvedev còn chưa xuất hiện trước các phương tiện thông tin đại chúng với tần suất nhiều như thời điểm bắt đầu cuộc chạy đua vào Duma quốc gia Nga, người ta cho rằng ông là người mềm mỏng, biết cách nhân nhượng và có thể chịu sự "giật dây” của Tổng thống Vladimir Putin, kể cả khi đắc cử. Nhưng càng ngày các nhà bình luận chính trị và tâm lý chính trị học càng nhận thấy từ ánh mắt, cử chỉ, giọng nói tới nội dung lời phát biểu của ông đều trở nên rắn và sắc hơn. Rất nhiều chính khách đồng tình với ý kiến rằng ông là một người có nguyên tắc, có trí tuệ và tính cách rắn rỏi. Trong thời gian chờ Tổng thống Vladimir Putin kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 5, Dmitry Medvedev đã dần từng bước thực hiện công việc điều hành của mình. Việc đầu tiên ông làm là tập trung sức lực thành lập bộ máy của Tông thống. Tiếp đó là đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ cao, các lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho người thất nghiệp, thanh toán tình trạng đói nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm thiểu lạm phát… Dmitry Medvedev cũng chủ trương mở rộng quá trình đối thoại với công dân, hợp tác rộng rãi với bên ngoài…

Có thể nói rằng, so với Tổng thống Valdimir Putin thời mới nhậm chức, Dmitry Medvedev đã được tiếp quản một di sản khá hoàn chỉnh. Vấn đề cốt lõi là làm sao đưa nước Nga phát triển hơn nữa và Dmitry Medvedev phải thoát được khỏi cái bóng quá lớn của Tổng thống Vladimir Putin. Điều đó không phải dễ song dường như Dmitry Medvedev đã, đang và sẽ làm được bởi lẽ ông trước hết là một con người, một công dân Nga, một cá thể với tính cách, quan điểm và hành động riêng.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chúng ta đã thực sự hiểu nước Nga?

    04/11/2017PGS - TS Phạm Vĩnh CưMặc dù rất yêu mến, nhưng chúng ta còn hiểu biết hời hợt và lệch lạc về nền văn hoá ấy, cho nên không thể nói rằng văn hoá Nga đã bắt rễ sâu vào Việt Nam như văn hoá Pháp, mặc dù về mặt chính trị, trong thời kì dài ta và Pháp là thù mà ta với Nga lại là anh em chí thân chí cốt...
  • Đi tìm bí ẩn của “Nhà lãnh đạo”

    03/11/2015Trang Nhung FTU dịchBạn mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi? Ngoài việc được đào tạo một cách chính quy, điều quan trọng là trong mỗi con người phải tiềm ẩn tố chất lãnh đạo, niềm đam mê công việc và giám chấp nhận phiêu lưu mạo hiểm. Theo thuyết lãnh đạo hiện đại, để góp phần cấu thành nên sự lãnh đạo còn có sự góp phần của 2 yếu tố đó là người lãnh đạo (the person) và công việc lãnh đạo (the job of leadership)...
  • Con tàu tổ chức và văn hóa của người lãnh đạo

    13/10/2014Nguyễn Tất ThịnhNếu ví doanh nghiệp như con tàu và vai trò của người lãnh đạo như thuyền trưởng, chúng ta có thể xem xét sự thành công và phát triển của doanh nghiệp nhìn từ phương diện vai trò của người lãnh đạo...
  • Lãnh đạo phi cách mạng

    18/10/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupLịch sử phát triển của nhân loại đã trải qua những bước chuyển mình đầy ý nghĩa như là hệ quả của rất nhiều cuộc cách mạng vĩ đại và tất yếu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người ta đã buộc phải nhìn lại vai trò của những cuộc cách mạng bằng một đầu óc tỉnh táo và một con mắt khách quan hơn, toàn diện hơn. Điều này phản ánh những thay đổi về chất không chỉ của thế giới mà cả của tư duy lãnh đạo...
  • Dân chủ hóa về chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtDân chủ hóa là xu thế tất yếu không chỉ của thế giới thứ ba mà của toàn nhân loại. Trong quá trình tương tác và cạnh tranh giữa các nền kinh tế, bản thân con người cũng tham gia vào cuộc cạnh tranh trên quy mô toàn cầu và ngày càng khốc liệt. Giá trị cá nhân là sức cạnh tranh và sức cạnh tranh chính là nhân tố quan trọng nhất của một quốc gia...
  • Nhà nước pháp quyền - Sản phẩm tất yếu của nền dân chủ chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrước hết, phải khẳng định, mô hình nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước phổ biến và tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong hơn 200 quốc gia trên thế giới, đến nay, mới chỉ có một số nước tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền, còn đại bộ phận các quốc gia vẫn chưa tổ chức theo mô hình này...
  • Hệ tiêu chuẩn văn hóa chính trị toàn cầu

    17/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupToàn cầu hóa là quá trình tương tác trên quy mô toàn cầu của các loại hình hoạt động xã hội, bao gồm cả loại hình hoạt động chính trị. Biểu hiện cơ bản nhất của toàn cầu hóa là sự hợp tác toàn cầu...
  • Chuyện nước Nga

    02/12/2006Thái AThành trì của CNXH xưa kia đã một thời là nơi hàng triệu trái tim Việt trong đó có cả một số người trong gia đình tôi coi là quê hương thứ hai. Chỉ có số phận tôi hẩm hiu, cho mãi tới những năm đầu thế kỷ XXI mới được chính thức biết tới Mùa thu vàng. Điều đó có nghĩa là tôi đã có dịp ngồi trong một căn hộ chính cống kiểu Nga, rung đùi ngó qua cửa sổ nhìn lá rơi, nghe văng vẳng trong không gian tiếng quạ kêu quang quác...
  • Đi tìm chân dung nhà lãnh đạo hiện đại

    01/01/1900Phạm NguyễnNhững ngày này, các thuật ngữ "thế giới phẳng", "toàn cầu hóa", "hội nhập", "WTO"... xuất hiệnvới mật độ chưa từng có trên báo chí và trong cả những cuộc thường đàm. Điều ấy cho thấy rằng trong tình hình hiện nay, những vấn đề trên đang là mối quan hàng đầu, thương trực củagiới kinh doanh trong nước. Một lần nữa, buổi hội thảo" CEO trong thế giới phẳng" lại thổi bùng lên mối quan tâm này. Ở đây, vấn đề được khubiệt trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp...
  • Một thủa trời Nga

    24/04/2006Hồng Thanh QuangTối hôm trước, trời chỉ lạnh thôi, dẫu mây như những tảng chì ào xuống thấp hơn trên những ngọn cây nhưng chẳng có gì khác lạ. Vậy mà sáng hôm sau tỉnh giấc, tất cả đất trời đã tràn ngập màu trắng của tuyết: tuyết chồng lên nhau trên mặt đất, tuyết phất phơ từng bông rơi rơi trong không gian...
  • Sức cuốn hút của những nhà lãnh đạo

    22/07/2005"Công việc là sự tìm kiếm ý nghĩa cho mỗi ngày cũng như kế sinh nhai hàng ngày, để được công nhận mình cũng như là vì đồng tiền, vì sự ngạc nhiên nhiều hơn là sự uể oải; tóm lại, vì ý nghĩa cuộc sống hơn là vì những ngày Thứ 2 đến Thứ 6 buồn tẻ" - Studs Berkel ...
  • Lãnh đạo chính mình trước khi lãnh đạo người khác

    09/07/2005Theo Jagdish Parikh, một chuyên gia về lãnh đạo của Trường Kinh doanh Harvard, những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất nhận ra rằng trước tiên họ cần phải học kỹ năng lãnh đạo chính bản thân mình!
  • Xây dựng phong cách lãnh đạo

    11/11/2003Quản trị không đơn thuần giống như việc xử lý một đơn đặt hàng. Một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng phong cách lãnh đạo là nhân cách và uy tín. Những nhân tố khác như tình thương, sự nhạy cảm, tính độ lượng và nhân từ cũng là những yêu cầu rất quan trọng.
  • xem toàn bộ