Hãy thử lấy mắt Đạo Học nhìn Khoa Học

10:44 SA @ Thứ Ba - 19 Tháng Ba, 2019

Thế kỷ thứ 21 được mọi người nghĩ là thế kỷ của Khoa học. Những tiến bộ vượt bực của Khoa học trong thế kỷ này đã đưa nền kinh tế thế giới, do đó mức sống nhân loại nói chung lên cao chưa từng thấy. Cho nên người ta nghĩ Khoa học chính là nền tảng của tiến bộ, phải là thước đo cho mọi tiến bộ. Người ta lấy mắt Khoa học nhìn vào mọi chuyện để định hay dở, đôi khi phải trái. Thế nhưng, cùng với cao độ của nền kinh tế thế giới nhờ Khoa học, những thống khổ của con người - thương vong và tử vong vì chiến tranh lan rộng, giết chóc, tàn phá, chạy chốn, giam cầm,tra tấn, tù đầy, căm thù, báo oán, đói khổ, phá hoại môi sinh..- vẫn không giảm sút, mà chỉ có chiều hướng gia tăng, cũng nhờ áp dụng kỹ thuật Khoa học như vỏ khí nhiều hơn, tàn độc hơn giam cầm tra tấn tối tân hơn, chủ nghĩa tiêu thụ (consumerism) được khuyến khích nhiều hơn…Hạnh phúc nhân loại và Khoa học dường như không song hành. Thượng tọa Thích Thông Huệ đã làm ngược lại là lấy con mắt Đạo học nhìn vào Khoa học để tìm một hướng đi mưu cầu hạnh phúc cho con người.

Phần chính văn là một đoạn văn trích trong cuốn”Thiền trong đời thường” của Thượng tọa Thông Huệ. Phần phụ đính là của người giới thiệu để làm sáng tỏ thêm vấn đề.

***

Pascal nói: “Tôi tư duy, do vậy tôi hiện hữu” (Je pense, donc je suis)(2). Tư duy là hành vi của ý thức, có phân biệt chủ thể và đối tượng, có lúc sanh lúc diệt, khi đến khi đi. Nếu nhận tư duy là mình thì không suy nghĩ gì cả mà vẫn biết. Cái biết đó là ai? Và nếu tư duy là mình thì chẳng lý nào mình lại biến thiên nhiều mặt, buồn vui thiện ác… đến thế? Quan niệm “có tư duy là có mình” thật ra cũng hợp lý trên phương diện Tục đế nhưng không chính xác trên Chân đế, bởi vì ta lầm cái giả ngã động dụng là mình mà không thấy chân ngã bất động, nhận hình tướng sai biệt đa thù mà không nhận bản chất thuần nhất bất sanh. Đây là sự mê lầm của con người, và chư Phật thương chúng sanh một cách bình đẳng cũng vì cái vô minh ấy.

Ngày nay, Khoa học đã đi đôi hia bảy dặm, để có những bước đột phá về cả hai lãnh vực vũ trụ và nhân sinh. Tinh thần Khoa học là dám hoài nghi và tiếp thu có chọn lọc những tri thức và kiến thức của nhân loại. Sở trường của Khoa Học là vận dụng chất xám trong suy luận, phân tích và tổng hợp để khám phá những bí mật của con người và thế giới, mục đích phục vụ cho đời sống con người. Tuy nhiên, vì có đối tượng là bản ngã nên Khoa học lầm lẫn ngay từ đầu, vì còn ngã chấp là còn đau khổ, còn bất an. Nhiều thành tựu của Khoa học lại bị áp dụng để phục vụ cho tham vọng của con người, tạo điều kiện cho kẻ mạnh áp bức kẻ dưới, nước giầu lấn át nước nghèo. Ngay đối với ngành Y, một ngành Khoa học có ý nghĩa cao đẹp là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, hiện tại cũng bị những người vô đạo đức biến thành một thứ kỹ nghệ, một ngành kinh doanh mới, thậm chí trở thành tội ác. Ví như kỹ thuật ghép nội tạng, mục đích cứu mạng sống cho bệnh nhân, nhưng có những tổ chức biến công việc này thành thị trường mua bán nội tạng, con người trở thành món hàng trao đổi. Tứ đó những phương pháp điều trị hiện đại bỗng trở nên xa lạ đối với truyền thống nhân bản của nhành Y. Cho nên một nhà khoa học đã nói: “Khoa học không có lương tâm chỉ là sự huỷ hoại của linh hồn(3).

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ảnh hưởng của Phật giáo với con người Việt Nam

    29/05/2018Từ khi du nhập Việt Nam đến nay, Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc, nó ngấm sâu vào tư duy và trở thành một bộ phận văn hoá, nếp sống của người Việt. Vậy nó ảnh hưởng đến con người Việt Nam như thế nào?
  • Chân lý Phật giáo và văn hóa xã hội nhân văn

    30/10/2017Giảng sư Thích Huệ ĐăngPhật giáo được khai sinh từ chiếc nôi là thành Ca Tỳ La Vệ (thuộc nước Ấn Độ bây giờ), trải qua hơn 2.500 năm lịch sử đầy những thăng trầm, có lúc tưởng như đã biến mất hẳn ngay trên bản địa. Nhưng Phật giáo vẫn tồn tại và phát triển rộng rãi khắp nơi.
  • Triết lý Phật giáo, khoa học hiện đại và chủ nghĩa Mác, dưới góc nhìn triết học

    07/02/2009NCVCC, TS.Hồ Bá ThâmPhật giáo là môt tôn giáo lớn có chiều sâu đạo học, chiều sâu triết học vũ trụ và nhân sinh. Phật học chủ yếu nghiên chiều sâu đạo học, chiều sâu triết học ấy. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng đang chú ý là nghiên cứu nó trong tương quan, hay tương đồng (chứ không phải đồng nhất) với khoa học hiện đại. Nhưng ít nghiên cứu nó trong quan hệ tương đồng như tế nào đối với chủ nghĩa Mác hay không.
  • Tôn giáo trước ngưỡng cửa khoa học

    02/01/2007Đức PhườngThuyết Sáng thế và Vũ trụ học không đơn thuần chỉ là quá trình tiến hóa sinh học đã đặt ra những thách thức trong quan điểm Thiên chúa giáo truyền thống. Những hiểu biết khoa học về quá trình tiến hóa của vũ trụ đã làm suy giảm đức tin tâm linh của con người...
  • Cuộc tranh luận giữa những người theo phái Vô thần và phái Đấng sáng tạo

    07/12/2006Nguyễn Tiến VởnTheo tiêu chuẩn truyền thống, đúng hơn là kể từ Galileo và Darwin, những gì thuộc về khoa học thường là đối nghịch với tôn giáo và ngược lại. Tuy nhiên, vẫn không ít ý kiến cho rằng khoa học và tôn giáo không những không đối lập, ngược lại bổ sung và giải thích cho nhau. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều nhà khoa học dùng ngay chính những công trình khoa học của họ và tri thức khoa học của thời đại để bảo vệ niềm tin tôn giáo của mình...
  • Sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo

    04/08/2006Có hay không sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo? Tôikhông nghĩ rằng văn bản của Thánh Kinh lại có thể hòa giảiđược với tri thức khoa học hiện đại. Phải chăng những khám phácủa vật lý hiện đại, địa chất học, thiên văn học, và sinh vật họcmâu thuẫn với câu chuyện được kể trong Sáng Thế Ký về sự sángtạo ra trời đất và con người...
  • Về cái gọi là hai thế giới - một của tôn giáo và một của triết học mácxit

    12/07/2006Đỗ Lan HiềnHiện nay có những nhà thần học và tôn giáo học cho rằng “có thể tồn tại đồng thời hai chân lý, với hai phương pháp nhận thức. Một phương pháp của khoa học duy vật, một phương pháp nhận thức phi lý tính, nhận thức nhờ có lòng tin, cái chân lý mà tiêu chuẩn của nó không phải thông qua thực tiễn, mà là niềm tin do trực giác đưa lại với tất cả những yếu tố chủ quan của con người....
  • Tôn giáo và văn hoá ảnh hưởng tới tiến bộ ra sao?

    10/09/2005Stephen EvansLord Tebbit là một bộ trưởng quan trọng trong chính phủ của bà Margaret Thatcher khi xưa, nói: "Hồi giáo không hề cải cách kể từ khi được sinh ra, đến nỗi mà không có nơi nào trong thế giới Hồi giáo thực sự đưa ra được những tiến bộ về khoa học, nghệ thuật, văn chương hay công nghệ trong vòng 500 năm qua"...
  • Tôn giáo có ý nghĩa gì?

    15/07/2005F. Engels trong tác phẩm Chống During đã chỉ ra bản chất của Tôn giáo: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.
  • Khoa học và tôn giáo phụ thuộc lẫn nhau

    15/07/2005Đây là bản lược dịch bài Science & Religion are interdependent của nhà bác học Albert Einstein. Nó cũng đồng thời phản ánh rõ nhất quan điểm của nhà bác học về vấn đề Tôn giáo...
  • xem toàn bộ