Liệu chúng ta có đang đánh mất chữ “Chân” trong giáo dục?

06:48 CH @ Thứ Năm - 30 Tháng Ba, 2017

Các em học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước, có thể trở thành những con người ngay thẳng, chính trực, tài giỏi không? Khi mà chính người lớn chúng ta còn chưa thấu hiểu về giáo dục…

Một học sinh lớp 2 bị xe ôtô đâm gãy chân. Trong xe có chở 2 cô giáo, một người là hiệu trưởng. Học sinh thành thực kể rằng thấy cô hiệu trưởng trong xe ôtô đâm mình. Cô hiệu trưởng lấy việc phát phiếu thăm dò toàn trường để chạy tội và cho rằng:

  • 100% giáo viên xác nhận không có xe ô tô vào trường trong thời điểm học sinh gãy chân.
  • 100% cán bộ nhà trường xác nhận như trên.
  • 100% học sinh xác nhận như trên.

Nhưng rồi nhiều giáo viên lại phản ánh rằng chưa từng nhận được phiếu thăm dò. Khi vụ việc vỡ lở, người ta mới đau lòng nhận ra rằng đã có những người lớn nói dối…


Em học sinh bị xe ôtô đâm gãy chân (Ảnh: giadinh.net.vn)

.
Nhưng đó chỉ là một trường hợp tiêu biểu mà thôi! Liệu chúng ta có thể giáo dục học sinh nói thật trong khi chúng ta đang nói dối?

Chúng ta nói dối từ chuyện đãng trí trong sinh hoạt thường ngày, đến chuyện thiếu sót trong công việc; Chúng ta nói dối từ những lời hứa đối với con trẻ, đến những lời bảo đảm trong làm ăn buôn bán; Chúng ta dễ dàng phản bội lời hẹn ước lứa đôi để ngoại tình, để ly hôn; Chúng ta nói dối về những gì chúng ta đã đạt được, về những “thành tích” của chúng ta; Chúng ta nói dối về những thảm họa môi sinh, những cá chim trắng; Và đôi khi chúng ta cũng không còn dám hứa, vì biết rằng chúng ta sẽ không thể thực hiện được điều ngay chính ấy…

Chúng ta dạy các em đừng tranh cãi với nhau, trong khi chúng ta không làm vậy; Chúng ta dạy các em phải biết tôn trọng người khác, trong khi chúng ta không làm vậy; Chúng ta dạy các em phải biết sửa sai, trong khi chúng ta không làm vậy; Chúng ta dạy các em phải biết chia sẻ, trong khi chúng ta không làm vậy; Chúng ta dạy các em phải biết trân trọng sinh mệnh, trong khi chúng ta không làm vậy…

Nhưng xin độc giả đừng quá bi quan, vì dưới đây xin được chia sẻ câu chuyện của một người hiệu trưởng khác:

Thầy nằm viện nguy kịch, nhưng không quên dặn dò các em đừng đến vì đường xa, bệnh viện chật.

Các em vẫn đến – cầm theo phong bì: “Thưa thầy, đi thăm người bệnh mà chúng em không biết thầy thích ăn gì, nên chúng em nhờ cô là thầy thích gì thì cô mua cho thầy giùm chúng em”.

Thầy nhận, thầy nói các em đừng đến nữa. Các em lại đến…

Các em gấp hạc giấy tặng thầy với ước vọng: “Mỗi con hạc thầy sống thêm được một ngày”. Hơn 3000 học sinh, vậy là thầy sống thêm 10 năm nữa…

Thầy thầm để tất cả phong bì vào cùng một chỗ, được 150 triệu.

May mắn phục hồi, thầy ra viện, lập một quỹ Tình thương, góp thêm cả tiền của mình. Giờ cái quỹ ấy để giúp nhà giáo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đã được khoảng 300 triệu.


Dạy kiến thức chỉ là công việc, dạy làm người mới là cái tâm của nghề giáo (Ảnh: Infonet.vn)

.
Cũng chính
người thầy trong câu chuyện ấy đã tặng cho độc giả một chữ “Chân” nhân dịp năm mới Đinh Dậu. Và chúng ta hãy cùng nuôi hy vọng rằng, một ngày kia, chữ “Chân” sẽ thực sự hồi sinh trong lòng những người con đất Việt.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đừng sống bằng sự dối trá

    13/10/2014Alexander Solzhenitsyn, The Washington Post (5 Aug 2005)Chúng ta dối lòng mình để an thân. Đừng trách bọn chúng, có trách thì trách chúng ta đi. Có người vặn hỏi: thì ông muốn nghĩ gì mà chẳng được. Chúng đã dém miệng chúng ta. Có ai chịu nghe chúng ta, có ai thèm đoái hoài chúng ta. Làm sao mà bắt chúng nghe chúng ta nói được? Không thể nào thay đổi được não trạng của chúng...
  • Để có những người bay: Thầy dạy bay và bầu trời bay

    16/06/2019Nguyễn Đức LamKhông có lẽ năm này qua năm khác ta cho ra trường đời những "chú gà công nghiệp" mãi sao? Đâu rồi những chú chim ưng dũng cảm, kiêu hãnh, tung cánh vào bầu trời khoáng đạt, bao la? Làm thế nào để có những chú chim ưng biết bay và dám bay?
  • 10 chuyện ngược đời trong cách dạy trẻ ở Việt Nam

    07/02/2017Phương ChiMột bản liệt kê 10 vấn đề “ngược đời và trái khoáy trong cách thức dạy trẻ ở gia đình, trong trường học và ngoài xã hội ở nước ta đang được nhiều phụ huynh quan tâm...
  • Dạy gì cho con?

    05/01/2017Giáp Văn DươngCâu trả lời ngắn gọn là: Dạy những gì quan trọng với cuộc sống, nhưng nhà trường chưa chạm tới...
  • Phật dạy: Muốn đón duyên lành thì lòng người phải hướng thiện

    04/08/2016Theo Khỏe & ĐẹpKhi lòng người hướng thiện ắt sẽ gặp được thiện duyên. Người với người, nên dùng lòng thiện để đối xử với nhau...
  • Sao lại dạy điều xấu, việc ác?

    30/06/2016Lương Hoài NamTrên chuyến bay từ Hà Nội vào TP HCM tôi đọc được truyện “Gốc tích cái nốt dưới cổ con trâu” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, đăng trên một tờ tạp chí song ngữ. Tôi thực sự thấy sốc. Tôi không hiểu tại sao chúng ta lại tuyên truyền những truyện như thế?
  • Những 'cái chết' vô tư trong cách người Việt dạy trẻ

    24/08/2015Nguyễn Tuấn HảiKhi chúng ta đánh giá học sinh của mình, nền giáo dục của ta chỉ nhìn vào điểm số để đưa ra kết luận về triển vọng của cá nhân một con người. Điều đó là không có gì sai nếu chúng ta không coi đó là phương tiện hay thước đo duy nhất...
  • Dạy thế hệ trẻ biết tôn trọng trí tuệ hơn tiền bạc, quyền lực

    13/07/2015Phạm Ngọc Điệp dịchNhân dịp Ngày hội STEM1, GS. Pierre Darriulat đã có bài phát biểu về vai trò quan trọng của việc chuẩn bị kiến thức và các phẩm chất cần thiết cho thế hệ trẻ để họ có thể phát triển tài năng của mình nhằm giúp đất nước giải quyết các thách thức và phát triển trong môi trường toàn cầu hoá hết sức khắc nghiệt...
  • Nhỏ: dối trá, lớn lên: sao thành người tử tế!

    23/07/2006H. VinhNền giáo dục ngày nay, mục đích thi cử rõ ràng là để lựa chọn những người đủ tâm, đủ tài cho đất nước. Nhưng chúng ta không khỏi băn khoăn, trăn trở qua những kỳ thi nhiều khi bị biến tướng, không phản ánh thực chất của việc học hành và trình độ các thí sinh hiện tại, không phản ánh đúng thực chất của tình hình giáo dục hiện nay...
  • xem toàn bộ