Lời tự thú của một kẻ hoang dã

11:26 SA @ Thứ Hai - 23 Tháng Năm, 2022

Tôi thường gặp những tay quái đản. Không, tôi không nói về chúng ta, chúng ta dù sao cũng vẫn bình thường. Còn bạn biết đó, những tay này - với những sự ương dở. Như Kirill chẳng hạn. Tôi thiết tha yêu anh ấy chứ, thế nhưng anh ta luôn hét vào điện thoại. 

Như có lần chúng tôi đang đi trên phố, quanh chúng tôi tử đinh hương nở rộ, nhà hát opera hừng hào vào xuân, chúng tôi đang khoan thai đàm đạo về thời Tiền Raphaelites, chính xác hơn là ảnh hưởng của Coloridge đối với thi pháp của Rossetti, thì bỗng nhiên điện thoại reo. Kirill bấm máy nghe và...

- A LÔ? -

- KHÔNG BIẾT Ở ĐÂU! TÌM ĐI!

- Ở HÀNH LANG NGOÀI! CÁI GÌ? -

- VỚI PHÔ MAI À? ĐƯỢC!

- ANH CŨNG VẬY! CHÀO!

...

Hét hết nhiều đó, Kirill cất điện thoại, quay sang tôi và hoàn toàn bình thản tiếp tục đề tài bàn luận của chúng tôi:

- Vị ngữ của ông ấy luôn đứng trước chủ  ngữ, điều này mâu thuẫn với các quy tắc của tiếng Anh, nên điều đó cho thấy rõ ảnh hưởng của Coloridge.

Tôi gật đầu, nhưng lại nghĩ: Chuyện quái gì mới xảy ra vậy? What, như người ta hay nói, the fact?

Khi mối quan hệ của chúng tôi tiến triển, tôi ngày càng trở thành nhân chứng cho những lần hú hét không giải thích được của anh ta. Anh ta liên tục hét vào điện thoại, người đang trò chuyện không có ý nghĩa gì. Đến lần thứ mười, có lẽ vậy, sự tò mò của tôi đã lên tới đỉnh điểm. Đợi cho đến khi Kirill cúp máy, tôi hỏi:

- Kirill, sao anh lại hét vào điện thoại? Anh ta ngạc nhiên:

- Tôi hét à?

- Một cách tự nhiên nhất.

Kirill nhìn tôi ngờ vực:

- Ồ không!

- Có đó.

Hóa ra, thật tình anh ta không biết mình hét vào điện thoại. Để cho vui, tôi còn ghi âm và cho anh ta nghe lại, sau đó tôi hỏi:

- Anh nghĩ sao, tại sao anh lại hét?

Kirill nhún vai. Rõ ràng câu hỏi này đã giày vò anh ta rất dữ, bởi ngày hôm sau anh ta mời tôi đi dạo và đưa ra câu trả lời.

Kirill bắt đầu từ xa. “Cậu biết đó - anh ta nói - có những tiểu thuyết như vậy, về những khách du hành ngẫu nhiên. Trong đó, một nhân vật trong thời đại chúng ta đi vào quá khứ và quyết định thay đổi nó nhờ kiến thức của mình. Anh ta lắp ráp máy in của Gutenberg, khám phá penicillin, phát minh ra bóng đèn, hoặc tệ nhất là làm bàn xoay của thợ gốm hoặc bàn đạp. Vậy đó. Tôi vô dụng đối với quá khứ. Tức tối là con số không tròn trĩnh. Tôi sẽ không lắp ráp máy móc. Không chế tạo bóng đèn. Thậm chí tôi còn không làm được cái bàn đạp. Tôi sống trong thế giới phép thuật mà đếch hiểu gì về nó. Cậu xem phim “Interstellar” chưa? Cậu có nhớ khi họ hạ cánh xuống hành tinh, ở đó hai giờ, thì dưới trái đất mười bốn năm đã trôi qua? Tôi cũng không hiểu luôn. Đó cậu có cái đồng hồ. Có một kim giây. Nhích một cái là một giây, nhích cái thứ hai là một giây. Hai giờ đã trôi qua. Vậy cái đếch gì mà mười bốn năm trôi qua trên trái đất? Các nhà khoa học bảo - thời gian là tương đối, lực hấp dẫn. Mẹ kiếp! Tôi đã ba mươi lần đọc lại thuyết tương đối trong Wikipedia.

Cảnh trong phim  “Interstellar

Tôi hiểu từng từ riêng biệt, nhưng ráp lại thì không! Tôi không thể tưởng tượng ra nó, không thể ngộ ra! Tôi chỉ có thể làm ra vẻ là mình hiểu. Nhưng quỷ tha ma bắt nó đi, cái khoa học lớn đó, lấy cái điện thoại này mà nói nhé. Tôi nói vào cái tào lao hình chữ nhật này ở Novgorod, còn giọng của tôi bay qua đại dương, để sau một giây nó vang vào tai dì tôi, ở ngay giữa, mẹ nó chứ, Washington! Không, tôi biết những từ đó, “tín hiệu”, “vệ tinh”, “tốc độ âm thanh”, nhưng chúng cứ như chữ cái Tàu vậy, thực sự không giải thích cho tôi gì cả, còn tôi vẫn không hiểu như trước. Cái ma thuật chết tiệt đó.

Cậu có biết những kẻ man rợ phản ứng thế nào trước những hiện tượng không giải thích được không? Với sấm chớp, chẳng hạn? Họ sợ chúng lắm luôn. Hay họ sợ cái thiếu hiểu biết của mình, cái thế giới bí ẩn chung quanh. Những kẻ hoang dã đó phỏng đoán, một cách vô thức, rằng họ là mắt xích ngu đần nhất trên thế gian này. Cậu hiểu không? Văn minh và công nghệ đã tiến rất nhanh, mà tôi tụt lại xa đến độ như phế vật. Cậu đã bao giờ thấy một gã say xỉn chửi vào cái liên lạc nội bộ ở cổng vào chưa? Tôi cũng đã chửi rủa như vậy cái máy tính xách tay của mình. Nó có hồn, tôi vừa xài vừa chửi nó, như thằng lái xe mù trên đường. Nói tóm lại, tôi không hét vào điện thoại. Mà tôi hét CHÍNH cái điện thoại. Tôi đó à, mẹ nó, bị căng thẳng bởi việc tương tác với cái hộp ranh ma phù thủy này. Tất nhiên, ở mức độ tiềm thức”.

Tôi gật. Câu trả lời của Kirill hóa ra không phải không có ý nghĩa với tôi. Dẫu sao anh ta cũng là người thông minh.

Còn nói chung, đây sẽ là lời chúc năm mới

Vậy các bạn, nâng ly nào, hãy cùng uống để năm 2022 sự lạc hậu của chúng ta trước những thành tựu của nền văn minh, nếu không rút ngắn bớt, thì cũng đừng tăng thêm, bởi tất cả chúng ta đều biết nó còn đi xa đến đâu. Và chúng ta hãy ngừng hét vào điện thoại, chúng có lỗi gì đâu. Cũng như ngừng hét vào cái liên lạc nội bộ, máy tính xách tay, máy tính bảng, đầu đọc điện tử và ti vi. Đừng làm chúng nổi khùng vô ích. Chúng không thích những chuyện như thế, chúng có thể trừng phạt đấy!


Pavel Selukov là thợ xây dựng ở Perm (Nga), năm nay 35 tuổi, bắt đầu viết từ năm 30 tuổi. Đầu tiên, anh đăng bài trên Fb, sau đó gom lại và in thành tuyển tập. Tổng cộng ba tuyển tập đã được xuất bản, trong đó hai tuyển tập lọt vào chung khảo các giải thưởng sách uy tín của Nga 2021, một truyện ngắn trong số đó đã giành giải Truyện ngắn xuất sắc nhất 202 của tạp chí Yunost.

“Lời tự thú của một kẻ hoang dã” là một tút mới trên Fb của anh, được đăng như một lời chúc mừng năm mới.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giai thoại về cú lừa kinh điển điếng người của vợ một nhà văn

    03/02/2020Đỗ Thông (sưu tầm)Trước Cách mạng tháng Tám, tuy 'cá tháng Tư' chưa phổ biến ở nước ta, nhưng chuyện nhà văn Lan Khai bị ăn quả lừa đã trở thành giai thoại...
  • Cuộc điện thoại lúc 3h sáng làm chấn động thủ đô Đan Mạch

    01/05/2018Bạch Vân sưu tầm và biên dịchKhoảng 3h sáng ngày 13/11/1953, tổng đài của đội phòng cháy chữa cháy thủ đô Copenhagen, Đan Mạch nhận được một cuộc điện thoại. Người lính cứu hỏa 22 tuổi tên là Erich đã tiếp nhận cuộc gọi: “Vâng, đây là đội phòng cháy chữa cháy”...
  • Sự thoái hóa của tư duy

    27/11/2017Nguyễn Vũ DiệuNgười ta lại tỏ ra quá quan tâm đến cái gọi là "công trình khoa học" của ông Bùi Hiền, mà tôi kết luận là cực dốt nát và làm thoái hóa ngôn ngữ Việt. Để chứng minh cho tính chất làm thoái hóa ngôn ngữ Việt, tôi chứng minh với các bạn như sau...
  • Câu chuyện chiếc điện thoại ‘cục gạch’ và bài học cuộc sống

    06/01/2016Hạ VyTheo bác, một cái điện thoại xịn, một cái xe đẹp để trong căn nhà không phải của mình thì có bằng xe xấu, điện thoại xấu trong một căn nhà do chính sức lao động mình mua được không?
  • Điện thoại

    03/05/2010Nguyễn Văn Bình- Anô, Huyền nghe đây. Anh đấy à?
    - Vâng, chả nàm gì cả. Tối lay à? Đi cũng được, anh quý anh nắm mới nhận nời đấy, hôm lay em cũng có nhiều lơi người ta mời rồi. Vâng, ôi thế ạ, có đẹp không ạ...
  • Kỹ năng sử dụng điện thoại nơi công sở

    27/12/2008Điện thoại là một trong những công cụ làm việc quan trọng không thể thiếu nơi công sở. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng chúng đúng cách và hiệu quả.
  • Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam

    08/08/2008Bùi Hoài SơnCó thể nói rằng, các phương tiện truyền thông mới như điện thoại di động và Internet đã làm thay đổi thế giới và cách tư duy của con người đến mức bản thân chúng ta cũng không thể hết khả năng vô cùng của nó. Trong một thời gian tương đối ngắn, những tác động của các phương tiện truyền thông mới đã tạo ra những biến đổi về văn hóa - xã hội sâu sắc ở mọi ngõ ngách của trái đất nơi chúng ta đang sống...
  • Đến với “thế giới số” – ai là ai?

    23/01/2008“Giỡn với số” là tập tạp văn mới nhất của Nguyễn Vĩnh Nguyên. Một cuộc sống số được đặt ra để bàn thảo ở nhiều góc độ. Giọng văn của anh làm người ta hứng thú, say sưa và thậm chí tạo xúc cảm cho nhiều người muốn cầm viết viết theo.Người ta trước thời đại công nghệ thông tin, chỉ sống một đời sống (nếu coi đời sống tâm linh cũng chỉ là một phần của đời sống). Nhưng trong thời đại công nghệ thông tin, người ta tự khai sinh cho mình, nhiều hơn một đời sống. Cứ tạm chia, thời đại @, công dân @ sống hai đời sống ảo – thực.
  • xem toàn bộ