Luyện nội công song song với học quyền cước

08:51 CH @ Thứ Ba - 11 Tháng Bảy, 2006

Trong thời gian qua thị trường sách dịch có nhiều chuyển biến tích cực, mà cụ thể là những cuốn sách, những bộ sách có tính chất công cụ đã và đang tiếp tục ra mắt. Bên cạnh đó là những tác phẩm kinh điển được biên soạn, dịch, chú giải, một cách công phu. Dù rằng sách kinh điển thì không phải dành cho số đông, nhưng chắc chắn một điều, nó đánh dấu những cột mốc quan trọng trong tiến trình nghiên cứu dịch thuật, giới thuật và giáo dục bách khoa tri thức của thế giới vào Việt Nam. Bằng cách dịch, chú giải công phu 2 cuốn sách kinh điển trong lịch sử triết học thế giới: Phê phán lý tính thuần túycủa I.Kant (NxbVăn học, 2004)Hiện tượng học Tinh thầncủa Hêgen (Nxb Văn học 2006) và những cuốn khác đang hoàn thành… nhà nghiên cứu triết học, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn đã góp công sức vào tiến trình chung đó.

Ông trao đổi cởi mở với bạn đọc Thể thao & Văn hóa.

Thời gian theo học và sinh sống tạiĐức hẳn có nhiều thử thách, cũng như thú vị. Ôngcó thể chia sẻ những kinh nghiệm cụ thể này với bạn đọcđược không?

Cảm ơn anh đã quan tâm đến một lĩnh vực và một việc làm "xa rời thực tế”. Về thời gian ở Đức của tôi từ 1968 đến nay, nếu "có thể chia sẻ kinh nghiệm", xin chỉ nói sơ về việc học. Khi tôi sang Đức, nói riêng về khoa Triết mà tôi được biết, Đại học Đức (và có lẽ ở Âu Mỹ nói chung) đã cải cách việc dạy và học từ lâu. Với tắm bằng "Cử nhân giáo khoa triết học Tây phương" (Đạihọc Văn hóa Sài Gòn) trong tay, với chút ít giáo trình và đôi quyển “Nhập môn" trong bụng, tôi bị bất ngờ vì không còn được hưởng sự êm ấm của cảnh “thầy đọc trò chép” quen thuộc. Bên cạnh đó, chỉ một số nhỏ các đại giáo sư, tầm cỡ “triết gia" mới "dám" đọc giáo trình, nếu không, chẳng ai thèm nghe. Hầu hết chương trình là những “xêmine", chia làm hai loại: "dự bị” và "chính" chẳng khác nhau là bao và ai dự cũng được, nên trình độ chênh lệch khiến "đàn em" thường phải dựa cột mà nghe. Họ làm gì trong các xêmine ấy? Học tác giả nào thì lật sách của tác giả ấy ra mà đọc! Không có nguyên bản thì đọc bản dịch đáng tin cậy. Đọc, chia phiên thuyết trình (hoặc soạn "biên bản" thảo luận nếu không có gan thuyết trình!) và… cãi nhau. Mà họ làm rất nhởn nha, kỹ lưỡng. Chẳng hạn, xêmine về quyển Hiện tượng học Tinh thầncủa Hegel được cả thầy lẫn trò quần nhau suốt một nửa học kỳ, nhưng vẫn chưa xong lời tựa. Còn cả ngàn trang nữa thì sao đây? Không sao hết! Cùng nhau đọc kỹ "Lời tựa " cái đã , anh (hay chị) còn cả đờ để tự đọc Hegel cơ mà.Tôi choáng váng với cách học ấy và suốt mấy năm trời nghe như vịt nghe sấm. Ước gì được như mấy ôngbạn người Nhật người Hàn Quốc có sẵn bản dịch và từ điển của tiếng nước họ, đỡ khổ hơn biết mấy! Từ đó, tôi rút ra hài "kinh nghiệm": Một, học triết thì nên đến thẳng với "Phật chứ không (hoặc chưa) nên thông qua các "nhà sư"! Hai, nếu không có những bản dịch và chú giải thật tốt, thật đầy đủ và kịp thời thì chắc là khoa triết ở mọi Đại học phương Tây phải “đóng cửa” hết!

Trong thời gian ở Việt Nam gần đây, tại sao ông lại chọn ngay I.Kant với bộ sách rất khó: Phê phán lý tính thuần túyHegel với Hiện tượng học tinh thần, cũng khó không kém, để dịch và chú giải?

Vì đây là hai quyển “làm khổ” sinh viên ban triết (và những người đọc sách triết) nhiều nhất, giống như câu nói: “Làm sãi thì sợ Chú Lăng Nghiêm” vậy! Ai cũng phải qua hai “cái cầu” này mới hy vọng hiểu được tư tưởng Tây phương cận và hiện đại. Tất nhiên, không chỉ có thế.

Những cuốn sách công phu như thế, ông đã làm việc trong bao lâu và cách làm của ông như thế nào?

Tôi cứ từ từ mà làm, như học trò học thi, hay như người đi leo núi. Không. nhìn cả quyển, cũng không nhìn cả chương mà chỉ nhìn từng đoạn giữa hai chỗ chấm câu sang hàng của tác giả. Ráng hiểu kỹ rồi mới dịch. Chưa hiểu thì tìm hiểu đã. Không hiểu thì thưa thật là không hiểu.

“Cuốn sách của I.Kant gần 1.300 trang với nhiều chú thích và chú giải, cuốn của Hegel hơn 1.600 trang với 1.300chú thích, lạicó thêm toát yếu và chú giải. Tại sao ông phải làm kỹlưỡng như vậy? Cókhi nào nó làm cho cuốn sách nặng nềhơn không?

Không có "phụ tùng" ấy, e cuốn sách còn "nặng nề" hơn! Kant bảo rằng: “Tầm cỡ của một cuốn sách không ở số trang của nó mà ở thời gian người ta cần để hiểu nó” (xem: Lời tựa lần xuất bản thứ nhất, Phê phán Lý tính thuần túy)."Hiểu” Kant và Hegel mà không cần sự trợ giúp của ai khác thì chỉ có hai trường hợp làmột bậc thiên tài về tư tưởng hoặc không... thành thật. Biếtmình không thuộc loại trước và không muốn trở thành loại sau, phần "rườm rà" này chỉ là cố gắng hỗ trợ lẫn nhau giữa những người đồng cảnh ngộ. Đối với những ai thành thật thấy mình may mắn thuộc loại trước, chúng quả thật rườm rà!

Hai cuốn sách gần 3.000 trang, tất nhiên có rất nhiều vấn đế được đặt ra. Nhưng nếu phảinói ngắngọn trong một bài phỏng vấn, ông nói sao về chủ đề của hai cuốnsách này? Địa vị củanó trong lịch sử triết học?

Kant khuyên ta nên biết chỗ dừng lại, Hegel thì khuyến khích ta mạnh dạn tiến lên. Hegel muốn biến triết học thành khoa học, tức để “biết thêm" một điều gì đó, Kant bảo rằng khoa học cần phải “biết” về chính mình , tức nên “bớt đi” một ảo tưởng mà ông gọi sự tỉnh ngộ ấy là “Khai sáng". “Vi Học nhật ích, Vi Đạo nhật tổn!".Kant và Hegel là hai "mô hình” tư duy khác nhau và triết học ngày nay vẫn nằm trong sự giằng co giữa “khoa học” và "khai sáng".Khoa học mà không khai sáng thì thiếu chất lượng triết học. Khai sáng mà không khoa học thì nguy cơ xa rời thực tại.Tầm quan trọng của “vụ việc” cho thấy rõ "địa vị" của cả hai ông trong lịch sử triết học.

Có quan điểm cho rằng: với triết học, nhữngcuốn nhập môn làmtrước, kinh điển thì làm sau. Quan điểm của ông như thế nàơ?

Tất nhiên cần cả hai."Nhập môn” là để chuẩn bị "đăng đường”, rồi "nhập thất”. Không "nhập thất” thì cứ đứng vẩn vơ mãi ngoài cổng, khó thấy được “vẻ đẹp đẽ của nhà tông miếu, cảnh giàu có của bá quan" (Luận ngữ).Người Nhật khi canh tân đất nước, đã thề nguyện với nhau: "Chỉ chịu làm học trò một thế hệ mà thôi!". Nhờ vậy, họ khá. Mình cũng nên “thề nguyện" với nhau như vậy.

Khó khăn lớn nhất khi ông dịch và chúgiải hai cuốnsách này là gì?

Ít có người đi trước để học hỏi, ít có người đi sau để tiếp tay.

Thông qua hai cuốn sách, thông điệp hay ước vọng của ông (vớingười đọc,giới nghiêncứu) trong công việc vốn rấtcô đơn nàylà gì?

Xây nhà từ móng, luyện nội công song song văn học quyền cước.

Vớingười ta,sách của mình intrước, sách "người" in sau, nghĩ sao mà ông làm ngược lại?

Phùng Hữu Lan, tác giả nổi tiếng của bộ Lịch sử triết học Trung Quốctừng than thở: “Làm triết gia thì không được, làm triết học gia thì không muốn.Đó là nỗi khổ tâm của ta mấy mươi năm nay". Tôi biết sức mình, nên không đến nỗi "khổ tâm" như cụ Phùng.

Một câuhỏi bên lề. Hiện nay ông là tộc trưởng của họ Bùi (Vĩnh Trinh, Quảng Nam), vai chú của Cố thi sĩ Bùi Giáng, ông nghĩ gì về chuyện này? Và nghĩ gì về Bùi Giáng?

Tôi lưu lạc lâu năm ở quê người, nay thỉnh thoảng được sống trong tình cảm thân thiết của bà con ruột thịt trong gia tộc, đó là niêm an ủi và hạnh phúc. Về anh Giáng, ngoài chỗ bà con, chẳng biết nói gì hơn. Anh là một vì sao, tôi là con đom đóm,anh là một thiên tài, còn mình là một con mọt sách.


PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THUẦN TÚY của Immanuel Kant được mọi người thừa nhận là tác phẩm nền tảng của triết học cổ điển Đức. Nó là chỗ kết tinh những nhận định có tính phê phán đối với nhiều trào lưu triết học trước đó (từ Platon cho tới Christian Wolff), đồng thời là điểm xuất phát và điểm quy chiếu của triết học cổ điển (duy tâm) Đức (Fichte, Schelling, Hegel) và có ảnh hưởng sâu đậm đến sự phát triển của triết học và khoa học Tây phương cho đến ngày nay.

Song, PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THUẦN TÚY không chỉ là một tác phẩm “bắt buộc phải đọc” của những ai muốn tìm hiểu và nghiên cứu triết học mà còn là một danh tác bất hủ của văn hóa Tây phương và của thế giới. Tác động của nó vượt ra khỏi lãnh vực chuyên môn của triết học. Hai đặc điểm nổi bật của tác phẩm là: một mặt, việc phê phán Siêu hình học cổ truyền đã làm rung chuyển cơ sở siêu hình học - thần học của thế giới quan truyền thống và do đó, là diễn đàn của “lý tính con người” buộc mọi thứ phải phục tùng sự “kiểm tra và phê phán tự do và công khai”. Mặt khác, tác phẩm phát triển những tiền đề cơ bản để nhận chân quyền tự do và tự trị của con người với tư cách là sinh vật có lý tính, tạo cơ sở cho sự tự - nhận thức về mặt đạo đức và pháp quyền của xã hội hiện đại.

MỤC LỤC

Mấy lưu ý của người dịch

Dẫn luận

Immanuel Kant - Phê phán lý tính thuần tuý

Đề từ

Lời tựa cho Lần xuất bản thứ nhất (1781) (bản A)

Chú giải dẫn nhập (của người dịch)

Lời tựa cho Lần xuất bản thứ hai (1787) (bản B)

Chú giải dẫn nhập

Lời dẫn nhập

Về sự khác nhau giữa nhận thức thuần túy và nhận thức thường nghiệm

Chúng ta sở hữu một số nhận thức tiên nghiệm và ngay tâm trí bình thường cũng không bao giờ không có chúng

Triết học cần có một môn khoa học xác định khả thể, các nguyên tắc và phạm vi của mọi nhận thức tiên nghiệm

Về sự khác nhau giữa phán đoán phân tích và phán đoán tổng hợp

Trong mọi môn khoa học lý thuyết của lý tính [thuần lý] đều có chứa đựng những phán đoán tổng hợp - tiên nghiệm như là các nguyên tắc

Vấn đề chủ yếu của lý tính thuần túy

Ý tưởng và sự phân chia [nội dung] của một môn khoa học đặc thù mang tên Phê phán lý tính thuần túy

Chú giải dẫn nhập

Học thuyết siêu nghiệm về các yếu tố cơ bản của nhận thức

Phần I: Cảm năng học siêu nghiệm

[Dẫn nhập]

Chú giải dẫn nhập

Chương I: Về không gian

Khảo sát siêu hình học về khái niệm không gian

Khảo sát siêu nghiệm về khái niệm không gian

Chương II: Về thời gian

Khảo sát siêu hình học về khái niệm thời gian

Khảo sát siêu nghiệm về khái niệm thời gian

Kết luận từ các khái niệm trên

Giải thích

Các nhận xét chung về Cảm năng học siêu nghiệm

Chú giải dẫn nhập

Phần II: Lô-gíc học siêu nghiệm

Dẫn nhập: Ý niệm về một môn Lô-gíc học siêu nghiệm

Về môn Lô-gíc học nói chung

Về môn Lô-gíc học siêu nghiệm

Về việc chia Lô-gíc học phổ biến ra thành Phân tích pháp và Biện chứng pháp

Về việc chia Lô-gíc học siêu nghiệm ra thành Phân tích pháp siêu nghiệm và Biện chứng pháp siêu nghiệm

Chú giải dẫn nhập

PHÂN TÍCH PHÁP SIÊU NGHIỆM

Quyển I: Phân tích pháp các khái niệm

Chương I: Về manh mối để phát hiện tất cả các khái niệm thuần túy của giác tính

Về việc sử dụng giác tính một cách lô-gíc nói chung

Về chức năng lô-gíc của giác tính trong các phán đoán

Về các khái niệm thuần túy của giác tính hay các phạm trù

Chú giải dẫn nhập

Chương II: Về sự diễn dịch các khái niệm thuần túy của giác tính

Về các nguyên tắc của một sự diễn dịch siêu nghiệm nói chung

Bước chuyển sang diễn dịch siêu nghiệm về các phạm trù

Diễn dịch siêu nghiệm các khái niệm thuần túy của giác tính [Theo ấn bản B 1787]

Về khả thể của một sự nối kết nói chung

\Về sự thống nhất tổng hợp - nguyên thủy của Thông giác

Nguyên tắc của sự thống nhất tổng hợp của Thông giác là nguyên tắc tối cao của mọi sự sử dụng giác tính

Sự thống nhất khách quan của Tự ý thức là gì

Hình thức lô-gíc của mọi phán đoán là ở trong sự thống nhất khách quan của thông giác về các khái niệm được chứa đựng trong đó [trong mọi phán đoán]

Mọi trực quan cảm tính đều phục tùng các phạm trù như các điều kiện chỉ nhờ đó cái đa tạp của trực quan có thể thống nhất trong một Ý thức

Nhận xét

Để nhận thức về những sự vật, phạm trù không có sự sử dụng nào khác hơn là áp dụng vào những đối tượng của kinh nghiệm

Về việc áp dụng các phạm trù vào những đối tượng của giác quan nói chung

Diễn dịch siêu nghiệm về việc sử dụng các khái niệm thuần túy của giác tính một cách phổ biến trong (phạm vi) kinh nghiệm khả hữu

Kết quả của sự diễn dịch này về các khái niệm của giác tính

Chú giải dẫn nhập

Sự diễn dịch siêu nghiệm về các khái niệm thuần túy của giác tính [ Theo ấn bản A, 1781]

- Về các cơ sở tiên nghiệm để mang lại khả thể cho kinh nghiệm

- Lưu ý sơ bộ

- Về sự tổng hợp của sự lãnh hội ở trong trực quan

- Về sự tổng hợp của sự tái tạo trong trí tưởng tượng

- Về sự tổng hợp của nhận thức (Rekognition) trong khái niệm

- Giải thích sơ bộ về khả thể của các phạm trù như là các nhận thức tiên nghiệm

Về mối quan hệ của giác tính đối với những đối tượng nói chung và về khả thể nhận thức chúng một cách tiên nghiệm [Theo ấn bản A, 1781]

- Hình dung tóm tắt về sự đúng đắn và về khả thể duy nhất của việc diễn dịch này về các khái niệm thuần túy của giác tính.

Quyển II: Phân tích pháp các nguyên tắc

Dẫn nhập: Về năng lực phán đoán siêu nghiệm nói chung

Chú giải dẫn nhập

Chương I: Về thuyết niệm thức của các khái niệm thuần túy của giác tính

Chú giải dẫn nhập

Chương II: Hệ thống tất cả các nguyên tắc của giác tính thuần túy

Về nguyên tắc tối cao của mọi phán đoán phân tích

Về nguyên tắc tối cao của mọi phán đoán tổng hợp

Hình dung có hệ thống về mọi nguyên tắc tổng hợp của giác tính thuần túy

Chú giải dẫn nhập

Các tiên đề của trực quan

Các dự đoán của tri giác

Chú giải dẫn nhập

Các loại suy của kinh nghiệm

Loại suy thứ nhất: Nguyên tắc về sự thường tồn của bản thể

Chú giải dẫn nhập

Loại suy thứ hai: Nguyên tắc về sự tiếp diễn của thời gian theo quy luật tính nhân quả

Chú giải dẫn nhập

Loại suy thứ ba: Nguyên tắc về sự tồn tại đồng thời theo quy luật về sự tương tác hay cộng đồng

Các định đề của tư duy thường nghiệm nói chung

Phản bác thuyết duy tâm

Nhận xét chung về hệ thống các nguyên tắc

Chương III: Về cơ sở để phân biệt mọi đối tượng nói chung ra thành Phaenomena [những hiện tượng] và Noumena [những Vật-tự thân]

Phụ lục: Về tính nước đôi (Amphibolie) của các khái niệm phản tư do việc sử dụng lẫn lộn giác tính một cách thường nghiệm và siêu nghiệm

Nhận xét về tính nước đôi của các khái niệm phản tư

Chú giải dẫn nhập

BIỆN CHỨNG PHÁP SIÊU NGHIỆM

Dẫn nhập

Về ảo tượng siêu nghiệm

Về lý tính thuần túy, xứ sở của ảo tượng siêu nghiệm

Về lý tính nói chung

  • Về việc sử dụng lý tính một cách lô-gíc
  • Về việc sử dụng lý tính một cách thuần túy

Quyển I: Về các khái niệm của Lý tính thuần túy

Về các Ý niệm nói chung

Về các Ý niệm siêu nghiệm

Hệ thống các Ý niệm siêu nghiệm

Quyển II: Về các suy luận có tính biện chứng của Lý tính thuần túy

Chú giải dẫn nhập

Chương I: Về các võng luận (Paralogismen) của Lý tính thuần túy

[Theo ấn bản B]:

Phản bác chứng minh của Mendelssohn về sự thường tồn của linh hồn

Kết luận về sự giải quyết võng luận tâm lý học

Nhận xét chung về bước chuyển từ Tâm lý học thuần lý sang Vũ trụ học

Chú giải dẫn nhập

[Theo ấn bản A]:

Võng luận thứ nhất về tính bản thể

Võng luận thứ hai về tính đơn thuần

Võng luận thứ ba về tính nhân cách

Võng luận thứ tư về ý thể tính (của mối quan hệ bên ngoài)

Xem xét kết quả chung của tâm lý học thuần tùy từ các võng luận trên đây

Chương II: Nghịch lý (Antinomie) của lý tính thuần túy

Hệ thống các Ý niệm vũ trụ học

Nghịch đề luận (Antithetik) của lý tính thuần túy: (Bốn nghịch lý của lý tính thuần túy)

Về mối quan tâm của lý tính nơi sự tự mâu thuẫn của nó

Về sự nhất thiết buộc lý tính thuần túy phải tìm ra giải đáp cho các vấn đề siêu nghiệm của chính nó

Cách nhìn [theo phương pháp] hoài nghi về các vấn đề vũ trụ học qua bốn ý niệm siêu nghiệm

Thuyết duy tâm siêu nghiệm như là chìa khóa để giải quyết biện chứng vũ trụ học

Giải quyết cuộc tranh cãi của lý tính với chính nó về vấn đề vũ trụ học theo phương pháp phê phán

Nguyên tắc điều hành của lý tính thuần túy đối với các Ý niệm vũ trụ học

Về việc sử dụng thường nghiệm nguyên tắc điều hành của lý tính đối với các ý niệm vũ trụ học

- Giải quyết ý niệm vũ trụ học về cái toàn thể của sự tổng hợp những hiện tượng trong vũ trụ

- Giải quyết ý niệm vũ trụ học về cái toàn thể của sự phân chia một cái toàn bộ [chỉnh thể] được mang lại trong trực quan

Nhận xét tổng kết về việc giải quyết các ý niệm siêu nghiệm có tính toán học và dẫn nhập về việc giải quyết các ý niệm siêu nghiệm có tính năng động còn lại

- Giải quyết ý niệm vũ trụ học về cái toàn thể trong việc dẫn xuất mọi sự kiện trong vũ trụ từ những nguyên nhân của chúng

Khả thể của tính nhân quả từ tự do trong sự hợp nhất với quy luật phổ biến của sự tất yếu tự nhiên

Giải thích ý niệm vũ trụ học về tự do nối kết với tính tất yếu phổ biến của tự nhiên

- Giải quyết ý niệm vũ trụ học về cái toàn thể của sự phụ thuộc về mặt tồn tại nói chung của những hiện tượng

Nhận xét kết luận về toàn bộ phần Nghịch lý của lý tính thuần túy

Chú giải dẫn nhập

Chương III: Ý thể (das Ideal) của Lý tính thuần túy

Về Ý thể nói chung

Về Ý thể siêu nghiệm (Prototypon transcendentale)

Về các luận cứ của lý tính tư biện để suy ra [chứng minh] sự tồn tại của một Hữu thể tối cao

Chú giải dẫn nhập

Về sự bất khả của luận cứ bản thể học nhằm chứng minh sự tồn tại của Thượng Đế

Chú giải dẫn nhập

Về sự bất khả của luận cứ vũ trụ học nhằm chứng minh sự tồn tại của Thượng Đế

Chú giải dẫn nhập

Phát hiện và giải thích ảo tượng biện chứng trong tất cả các luận cứ siêu nghiệm về sự tồn tại của một Hữu thể tất yếu

Về sự bất khả của luận cứ vật lý - thần học

Chú giải dẫn nhập

Phê phán mọi thứ thần học xuất phát từ các nguyên tắc tư biện của lý tính

Phụ lục cho phần Biện chứng pháp siêu nghiêm

Về việc sử dụng các Ý niệm của lý tính thuần túy theo cách điều hành (regulativ)

Chú giải dẫn nhập

Về mục đích tối hậu của phép biện chứng tự nhiên trong lý tính con người

Chú giải dẫn nhập

HỌC THUYẾT SIÊU NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁPp

Chương I: Kỷ luật học (Disziplin) của lý tính thuần túy

Kỷ luật của lý tính thuần túy trong việc sử dụng giáo điều [khi đưa ra những khẳng định giáo điều]

Kỷ luật của lý tính thuần túy trong tranh biện

Thuyết hoài nghi không thể là trạng thái thường xuyên và tối hậu của lý tính con người

Kỷ luật của lý tính thuần túy khi đưa ra những giả thuyết

Kỷ luật của lý tính thuần túy trong chứng minh

Chương II: Bộ chuẩn tắc (Kanon) cho lý tính thuần túy

Về mục đích tối hậu của việc sử dụng lý tính một cách thuần túy

Về Ý thể “Sự Thiện Tối Cao” như là cơ sở xác định mục đích tối hậu của lý tính thuần túy

Về tư kiến - tri thức - lòng tin

Chương III: Kiến trúc học (Architektonik) của lý tính thuần túy

Chương IV: Lịch sử của lý tính thuần túy

Chú giải dẫn nhập

Mục lục tên người

Mục lục vấn đề và nội dung thuật ngữ

Niên biểu tóm tắt về cuộc đời và các tác phẩm của I.Kant

Một ngày trong đời Kant

Thư mục chọn lọc


HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦNtrình bày cái biết đang trở thành (daswerdende Wissen). Tập sách có nhiệm vụ thay chỗ cho những giải thích có tính tâm lý học hay cho cả những biện giải trừu tượng về việc đặt cơ sở cho cái biết. Nó xem xét việc chuẩn bị để đi đến với khoa học từ một cách nhìn làm cho việc chuẩn bị ấy là một khoa học đầu tiên, mới mẻ và lý thú của Triết học. Nó bao hàm những hình thái khác nhau của tinh thần như là những chặng đường của con đường đưa Tinh thần trở thành cái biết thuần túy hay Tinh thần tuyệt đối. Vì thế, cái biết thuần túy được xem xét trong các bộ phận chủ yếu của môn khoa học (hiện tượng học) vốn được chia ra thành: ý thức, Tự - ý thức, lý tính quan sát và lý tính hành động, bản thân Tinh thần với tư cách là Tinh thần đạo đức (xã hội).

Tinh thần được đào luyện trong thế giới văn hóa và Tinh thần luân lý và sau cùng như là Tinh thần tôn giáo trong những hình thức khác nhau của nó. Sự phong phú của các hiện tượng của Tinh thần thoạt nhìn như một sự hỗn mang ấy được đưa vào một trật tự khoa học. Trật tự ấy trình bày các hiện tượng này dựa theo tính tất yếu của chúng, trong đó những hiện tượng chưa hoàn hảo tự giải thể và quá độ sang những hiện tượng cao hơn như là chân lý (hay sự thật) sát cận nhất của chúng. Chúng sẽ tìm thấy chân lý (hay sự thật) tối hậu thoạt đầu ở trong tôn giáo, rồi ở trong khoa học (Triết học tư biện) như là kết quả của cái Toàn bộ" (Hegel).

MỤC LỤC

Mấy lời giới thiệu và lưu ý của người dịch: “Cùng Hiện tượng học Tinh thần qua các chặng đường đánh giá”

GEORG WILHELM FRIEDRICH HEGEL - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN

Lời tựa

Về nhận thức khoa học

Môi trường của chân lý là khái niệm và hình thức đúng thật của nó là hệ thống khoa học

Chỗ đứng hiện nay của Tinh thần

Nguyên tắc không phải là sự hoàn tất: chống lại chủ nghĩa hình thức

Cái Tuyệt đối là Chủ thể

... Và chủ thể này là gì?

Môi trường của tri thức

Nâng lên trong môi trường của tri thức chính là (công việc của) “Hiện tượng học Tinh thần”

Chuyển hóa cái được hình dung bằng biểu tượng và cái quen thuộc thành tư tưởng

... Và nâng tư tưởng lên thành Khái niệm

Hiểu như thế nào khi bảo rằng: “Hiện tượng học Tinh thần" có tính phủ định và chứa đựng cái sai?

Chân lý lịch sử và chân lý toán học

Bản tính của chân lý triết học và phương pháp của nó

Chống lại chủ nghĩa hình thức sơ đồ hóa

Điều đòi hỏi trong việc nghiên cứu triết học

Tư duy “lý sự” trong thái độ phủ định (tiêu cực) của nó

... Và trong thái độ khẳng định của nó; (với tư cách là) Chủ thể

Triết lý theo kiểu tự nhiên với tư cách là “lý trí con người lành mạnh” và với tư cách là “thiên tài”

Kết luận: quan hệ của tác giả với công chúng

Lời dẫn nhập

Ý THỨC

Chương I: Sự xác tín cảm tính; “cái này” và sự “cho rằng”

Chương II: Tri giác; sự vật và sự lừa dối (của nó)

Chương III: Lực và giác tính, hiện tượng và thế giới siêu - cảm tính

TỰ - Ý THỨC

Chương IV: Sự thật của việc xác tín về chính mình

Sự độc lập tự chủ và không độc lập tự chủ của Tự ý thức; làm Chủ và làm Nô

Tự do của Tự ý thức; thuyết khắc kỷ, thuyết hoài nghi và ý thức bất hạnh

LÝ TÍNH

Chương V: Sự xác tín và sự thật của lý tính

Lý tính quan sát

Việc hiện thực hóa của Tự ý thức lý tính thông qua chính bản thân mình

Tính cá nhân tự biết chính mình là thực tồn tự mình và cho mình

TINH THẦN

Chương VI: Tinh thần

Tinh thần đúng thật (Tinh thần khách quan), trật tự đạo đức

Tinh thần tự tha hóa; sự đào luyện (văn hóa)

Tinh thần tự xác tín về chính mình. Luân lý

TÔN GIÁO

Chương VII: Tôn giáo

Tôn giáo tự nhiên

Tôn giáo nghệ thuật

Tôn giáo khải thị

TRI THỨC TUYỆT ĐỐI

Chương VIII: Tri thức tuyệt đối

Phụ lục:Trích đoạn hài kịch “Đôi giày tuyệt đối” (của F.G.L.Linder, dành cho bạn đọc nào đã bị “nội thương trầm trọng” sau khi đọc “Hiện tượng học Tinh thần”

Niên biểu tóm tắt về cuộc đời và các tác phẩm của Hegel

Mục lục tên riêng

Mục lục vấn đề và nội dung thuật ngữ

Thư mục chọn lọc

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tôi nghi ngờ ông Hegel

    07/11/2014Thảo Hảo (Phan Thị Vàng Anh)Tôi được người bạn tặng cho bộ Mỹ Học (2 tập) của Heghen. Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi có mở ra rồi đóng lại ngay, vì thấy khó hiểu, đọc cả một trang mất một lúc, nhưng nếu ai nói tóm tắt lại thì không tóm tắt được, nhất là hiểu được Triết qua... bản dịch tiếng Việt. Triết khó vì cái gì?
  • Triết học phương Tây hiện đại

    02/07/2006Lưu Phóng Đồng (dịch giả: Lê Khánh Trường)Đây là quyển giáo trình triết học hướng đến thế kỷ 21 trên cơ sở lấy thái độ thực sự cầu thị của chủ nghĩa Marx mà đánh giá lại toàn bộ triết học phương Tây hiện đại và mối quan hệ của nó với triết học Mácxít. Tác giả sẽ lần lượt trình bày với bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này một dòng triết học với nhiều trào lưu, trường phái, chủ nghĩa gắn với nhiều triết gia nổi tiếng của triết học phương Tây hiện đại. Chính sự phong phú và đa dạng đó đã tạo cho triết học học phương Tây hiện đại một bức tranh nhiều màu sắc...
  • “Làm mềm” sách triết

    02/05/2006Lam ĐiềnMột điểm mới, lạ trong xuất bản sách: 36 tập sách dịch về các chủ thuyết triết học, những tư tưởng của các triết gia đều thể hiện theo kiểu... tranh truyện. Tủ sách mang tên “Nhập môn” (NXB Trẻ) nhằm giới thiệu khái lược nội dung tư tưởng của từng triết gia, từng chủ thuyết của các nhà khoa học...
  • Thông diễn học của Hegel

    24/04/2006Ts. Lê Tuấn Huy (dịch)Hermeneutics hiện thường được dịch là "chú giải học". Tuy nhiên, nhánh học thuật này, với ý nghĩa đương đại, đã không còn bó hẹp trong việc chú giải Kinh thánh hay văn bản như trước, mà là sự thông đạt lẫn nhau từ sự diễn dịch tư tưởng, lý luận...
  • Immanuel Kant từ triết học phê phán đến nghiên cứu con người

    12/04/2006Hồ Sĩ Quý...đến giai đoạn triết học phê phán, I. Kant mới xuất hiện như là một nhân vật "khổng lồ". Với ba tác phẩm có tựa đề "phê phán"... ("Phê phán lý tính thuần tuý", "Phê phán lý tính thực tiễn" và "phê phán năng lực phán đoán"), triết học I. Kant - một kiểu triết học có tư duy độc đáo trong văn hoá Tây Âu, đã trở thành điểm khởi đầu của một dòng triết học ảnh hưởng to lớn đến lịch sử văn hoá nhân loại - triết học cổ điển Đức...
  • Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học

    20/03/2006Nhận thức luận và đạo đức là những vấn đề cốt lõi trong triết học cổ điển Đức. Các nhà triết học cổ điển Đức đã có đóng góp to lớn vào việc nghiên cứu những vấn đề vốn đã được nhân loại quan tâm trong nhiều thế kỷ và rút ra những kết luận quyết định đến sự phát triển triết học sau này. Đặc biệt triết học cổ điển Đức có ảnh hưởng lớn và là một trong ba tiền đề lý luận cho việc ra đời của triết học Mác...
  • Ý nghĩa của phép biện chứng Heghen

    20/01/2006Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Trọng ChuẩnTriết học luôn luôn phải hướng tới tương lai bởi vì như C. Mác nói: triết học không chỉ giải thích thế giới mà còn phải góp phần cải tạo thế giới. Đặc biệt. triết học mácxít khi thực hiện chức nàng thế giới quan và chức năng phương pháp luận của mình. không thể không hướng tới tương lai. Song, để hướng tới tương lai và phục vụ tốt cho tương lai thì triết học nói chung đồng thời cũng không ngừng hướng về quá khứ, lịch sử về cội nguồn của mình.
  • Những chủ đề cơ bản của Triết học phương Tây

    30/11/2005Phạm Minh LăngCác nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác còn đánh giá rất cao những công trình, những ý tưởng của những người đi trước. Engels luôn kêu gọi chúng ta hãy nghiên cứu và nắm vững lịch sử triết học của thế giới, cái kho tàng đầy ắp những giá trị tư tương của nhân loại....
  • xem toàn bộ