Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học
Lời giới thiệu
Nhận thức luận và đạo đức là những vấn đề cốt lõi trong triết học cổ điển Đức. Các nhà triết học cổ điển Đức đã có đóng góp to lớn vào việc nghiên cứu những vấn đề vốn đã được nhân loại quan tâm trong nhiều thế kỷ và rút ra những kết luận quyết định đến sự phát triển triết học sau này. Đặc biệt triết học cổ điển Đức có ảnh hưởng lớn và là một trong ba tiền đề lý luận cho việc ra đời của triết học Mác.
Với ý nghĩa đó, Nxb Chính trị Quốc gia phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản cuốn Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học. Cuốn sách gồm các tham luận của các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia Hội thảo khoa học quốc tế về vấn đề triết học cổ điển Đức nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của I.Cantơ - nhà triết học vĩ đại, người sáng lập triết học cổ điển Đức.
Các tham luận tập trung nghiên cứu làm rõ bản chất nhận thức luận và đạo đức của các nhà triết học cổ điển Đức, khẳng định những giá trị cơ bản của đạo đức trong triết học cổ điển Đức, nhất là triết học của I.Cantơ, làm rõ ảnh hưởng của triết học cổ điển Đức đối với sự hình thành của triết học Mác và các trào lưu, khuynh hướng triết học phương Tây khác sau này, khẳng định sự cần thiết của việc nghiên cứu triết học cổ điển Đức nói riêng và lịch sử triết học nói chung, trên cơ sở đó ứng dụng và tìm cách phát triển việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập triết học ở nước ta.
Đây là một Hội thảo khoa học triết học chuyên ngành sâu. Để tôn trọng chính kiến học thuật của các tác giả, Nxb giữ nguyên nội dung quan điểm khoa học của bản tham luận để bạn đọc tham khảo.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc!
Tháng 12 năm 2005
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Mục lục
Lời giới thiệu của Ban biên tập trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
- Nhận thức luận và đạo đức học trong triết học cổ điển Đức
- Triết học cổ điển Đức - Một di sản trí tuệ cần được tiếp tục nghiên cứu g
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ NHẬN THỨC LUẬN
- Phương thức tư duy chủ thể tính của I.Cantơ về những gợi mở của nó đối với đương đại
- Ảnh hưởng của triết học phương Tây đối với triết học Trung Hoa
- Thực chất "cái siêu việt" của lý tính trong lý luận nhận thức của I.Cantơ và tư tưởng của ông về một nền triết học khoa học
- Lútvích Phoiơbắc và sự thắng thế của CNDV và chủ nghĩa vô thần trong triết học cổ điển Đức thế kỷ thứ XIX
- Quan hệ giữa triết học với tôn giáo trong tư tưởng phương Đông qua cách nhìn của Hêgen và một số học giả phương Tây
- Immanuen Cantơ và nền triết học hiện đại ở phương Tây
- Tư tưởng của I.Cantơ về sự thống nhất của lý luận nhận thức, đạo đức học trong nhân học
- Hạt nhân hợp lý của phép biện chứng Hệgen trong tư bản của C. Mác
- Vấn đề văn hoá trong triết học cổ điển Đức - đối chiếu quan điểm của I.Cantơ và Hêgen
- Nan đề và hoá giải nan đề từ hướng tiếp cận toàn thể của I.Cantơ đến toàn thể luận đương đại
- Bản thể luận Huxéc: với CNDT tiên nghiệm I.Cantơ
- Triết học Mác với tư cách là thông diễn học thực tiễn
- Immanuen Cantơ và nhận thức luật hiện đại
- Lý luận nhận thức của I.Cantơ thời kỳ "phê phán" - Giá trị và hạn chế
- Một hướng tiếp cận đặc điểm lý luận nhận thức trong triết học cổ điển Đức
- Từ triết học phê phán đến nghiên cứu con người
- Nhận thức luận của Cantơ - Nhìn từ triết lý Đông phương
- Vấn đề "kinh nghiệm", "quy nạp" và bản chất của tri thức khoa học trong triết học Cantơ
- Quan niệm của Cantơ về bản chất và giới hạn của nhận thức
- Chất thể và mô thức của tư duy (Góp thêm lời bàn cho vấn đề nội dung và hình thức của tư duy)
- Tính cổ điển tương đối và ảnh hưởng của triết học cổ điển Đức đối với các trào lưu triết học phương Tây
- Châu Đôn Di và Cantơ về mô hình thế giới
- Quan niệm của Cantơ về bản chất của nhân thức và ý nghĩa của nó
- Một thế giới của các sự kiện – Những cội rễ của triết học phân tích trong triết học Đức
- Phạm trù "thực tiễn" trong triết học cổ điển Đức
Phần II: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC HỌC
-Đạo đức học của Cantơ và ý nghĩa hiện thời của nó
- Triết học đạo đức của Cantơ và ảnh hưởng của nó đối với nền triết học phương Tây
- Trả lời như là bổn phận - Suy tư về trách nhiệm
- Sự chuyển biến về tư tưởng từ chủ nghĩa nhân bản đến thần học qua "logic" đạo đức của L. Phoiơbắc
- Tìm hiểu một số quan niệm đạo đức với quan niệm đạo đức của I.Cantơ (Qua so sánh với quan niệm đạo đức của Mạnh Tử)
- Chủ nghĩa nhân đạo trong đạo đức học của I. Cantơ: ảo tưởng hay hiện thực? (Qua phân tích ý tưởng của I.Cantơ về một nền hoà bình vĩnh cửu)
- Quan hệ giữa cá thể và cộng đồng trong học thuyết đạo đức học của Cantơ
- Từ sự phê phán của Mác đối với quan niệm pháp quyền của Hêgen đến khái niệm công lý trong xã hội định hướng bởi thị trường
- Đạo đức học của C.Mác và Ph. Ăngghen - Bước phát triển mới so với các tư tưởng đạo đức học của các nhà triết học cổ điển Đức
- Triết học Cantơ - một triết học văn hoá
- Thế giới đạo đức trong triết học thực tiễn của Cantơ
- Đạo đức học Cantơ và tu tưởng văn hóa hòa bình
- Tha nhân trong đạo đức học của Cantơ, Levinas và văn hóa của Việt Nam
- Định hướng phê phán duy hạnh phúc luận trong đạo đức học Cantơ
- Quan niệm của I. Cantơ về mối quan hệ giữa ý chí tự do và ý chí phục tùng các quy tắc đạo đức
- Về sự kế thừa đạo đức học của I.Cantơ trong tác phẩm Lý thuyết về công lý của John Rawls
- Một nền hoà bình vĩnh cửu và toàn cầu hoá
- Tư tưởng về loài người như mục đích tự thân trong học thuyết đạo đức học Cantơ
- Đạo đức học của Cantơ và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
- Quan hệ giữa đạo đức với các lĩnh vực đời sống xã hội khác trong quan điểm đạo đức học của Cantơ
- Mệnh lệnh tuyệt đối và ý nghĩa thời đại của nó
- Một số khía cạnh đạo đức trong triết học Cantơ
- Quan mệm của I.Cantơ về niềm tin tôn giáo và vai trò của ý thức đạo đức trong việc tạo dựng niềm tin cho con người
- Quan hệ giữa tự do, pháp quyền và nhà nước trong học thuyết pháp quyền của G.Phíchtơ
- Giá trị nhân bản trong dạo đức học của L.Phoiơbắc
- I. Cantơ và phạm trù nghĩa vụ đạo đức
Phần III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
-Tư duy triết học với việc giảng dạy lịch sử triết học ở Việt Nam
- Chú trọng và đổi mới việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử triết học phương Tây ở Việt Nam
- - Triết học cổ điển Đức với triết học Mác
- Vấn đề giảng dạy và nghiên cứu triết học ngoài mácxí ở Việt Nam hiện nay
- Góp thêm ý kiến về việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu triết học cổ điển Đức ở nước ta hiện nay
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt