Triết lý trong văn hoá phương Đông

08:49 SA @ Thứ Tư - 18 Tháng Giêng, 2006

Tác giả đã sơ bộ trình bày một vài vấn đề triết lý trong văn hoá phương Đông -một trong những cái nôi văn minh của nhân loại - thể hiện ở ba nước: Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Dĩ nhiên, phương Đông như phần mở đầu đã nói còn bao gồm nhiều nước khác nữa mà tác giả chưa có điều kiện nghiên cứu.

Trước hết, tại sao tác giả lại chọn Ấn Độ và Trung Quốc? Đối với tác giả, văn hoá truyền thống, tức văn hoá Việt Nam trước khi có sự du nhập của văn hoá phương Tây, nó chịu hay bị ảnh hưởng khá sâu sắc của hai nền văn hoá lớn, đó là Ấn Độ và Trung Quốc. Tùy từng thời kỳ, tùy từng khu vực mà màu sắc Ấn - Trung có sự thay đổi. Trong cuộc Hội thảo khoa học Quốc tế về Nho giáo được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã từng phát biểu và cho rằng trong mỗingười Việt truyền thống dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đều có hình ảnh của hai người, một là đức Phật, to hơn nhưng mờ hơn, hai là đức Khổng Tử nhỏ hơn nhưng rõ hơn. Chẳng hạn, thời kỳ Bắc thuộc, mặc dù ta nội thuộc vào phương Bắc, nhưng về văn hoá ta lạichịu ảnh hưởng nhiều từ phía Ấn Độ mà đại diện là Phật giáo Ấn Độ, còn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX ta lại chịu ảnh hưởng nhiều từ phía Trung Hoa mà đại diện là Nho giáo Thời kỳ ở giữa đặc biệt là thời Lý, Trần, ta tiếp thu tinh hoa văn hoá của cả Ấn Độ lẫn Trung Hoa, bởi vậy, đây là thời kỳ phát triển rực rỡ về mọi mặt, trong đó có văn hoá của dân tộc.

Nghiên cứu văn hoá được tiến hành trên nhiều góc độ khác nhau với những cách tiếp cận khác nhau. Ở đây tác giả phân tích văn hoá chủ yếu trên góc độ triết lý.Dĩ nhiên từng thời kỳ nó lạicó màu sắc khác nhau, chẳng hạn thời Bắc thuộc ta đề cao triết lý Nhu, thời kỳ thế kỷ XV - XIX ta lại đề cao triết lý Cương, thời Lý Trần thì Cương Nhu kết hợp. Nói thế không có nghĩa là Cương Nhu tách biệt thuần tuý, mà trong Cương vẫn có Nhu và ngược lại, vấn đề là cái nào nổi trội hơn. Và dù Cương hay Nhu, dù ân Độ hay Trung Hoa, chúng đều phải đi qua một bộ lọc, đó là cái bản địa mà hạt nhân của nó là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc.

Như vậy, qua nghiên cứu triết lý trong văn hoá ba nước trên cũng phần nào giúp chúng ta hiểu tính cách của người Việt Nam, từ đó ta có những chiến lượcphát triển con người nói riêng và văn hoá nói chung một cách thích hợp, góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước, hướng nhanh đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về văn hiến Việt Nam

    26/12/2005GS. Vũ KhiêuVới Gs Vũ Khiêu - "'Văn hiến Việt Nam” là một sự nhìn lại, một cái nhìn chắt lọc, tinh tế hơn trên cơ sở của một công trình nghiên cứu đã xuất bản trước đây (do Nxb Khoa học xã hội ấn hành). Lần tái bản này tác giả mong muốn gửi đến độc giả một công trình nghiên cứu mang dấu ấn của gần cả một đời người đã sống và hoạt động trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng...
  • Lược khảo tư tưởng Thiền trúc lâm Việt Nam

    11/11/2005Nguyễn Hùng HậuCùng với khuynh hướng tìm về cội nguồn, việc nghiên cứu thiền Trúc Lâm Yên Tử - một thiền phái Việt Nam, do người Việt Nam tạo dựng và phát triển - là một vấn đề cần thiết và cấp bách. Thông qua việc nghiên cứu một trường phái Phật giáo Việt Nam sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu tổ tiên chúng ta hơn, hiểu con người Việt Nam trong lịch sử hơn...
  • Phan Châu Trinh toàn tập

    05/10/2005Bộ sách “Phan Châu Trinh tòan tập” vừa ra mắt nhân dịp giỗ lần thứ 79 ngày mất của nhà chí sĩ họ Phan (24-3-2005). Hội khoa học lịch sử VN, trực tiếp là giáo sư Chương Thâu, nhà sử học Dương Trung Quốc và bà Phan Thị Minh - hậu duệ của cụ Phan Châu Trinh - đã sưu tập tòan bộ trước tác của cụ Phan và lần đầu tiên công bố đầy đủ nhất trong ba tập sách với tổng cộng hơn 2000 trang in khổ lớn...
  • Về cuốn sách Lượng tử và Hoa sen

    18/08/2005Tác phẩm viết chung với Matthieu Ricard, mà báo chí Pháp gọi đây là cuộc đối thoại giữa một nhà khoa học trở thành Phật tử (tức tiến sĩ sinh học Matthieu Ricard) và một phật tử trở thành nhà khoa học (Trịnh Xuân Thuận). Tác phẩm này xuất bản ở Pháp (NXB Nil-Fayard 2000) và ngay lập tức nó được dịch ra 12 thứ tiếng. Bản dịch ở Hoa Kỳ có tên là Lượng tử và hoa sen. Nếu bạn cầm cuốn này trên tay, bạn không thể bỏ xuống được, bởi đó là cuộc đối thoại rất lý thú xung quanh các vấn đề của vũ trụ, sự sống, ý thức hệ... xen lẫn với các triết thuyết nhà Phật...
  • Lưới trời ai dệt

    17/08/2005Khi con người ngắm nhìn vũ trụ thì đó là cảnh tượng của một cái giả hợp ngắm nhìn một cái giả hợp khác và tưởng cả hai đều thực có. Đó chính là nhầm lẫn lớn nhất của cảm quan và ý thức. Đó là "vọng tâm", là nguyên ủy của thế giới và con người, là cơ nguyên của mọi dạng tồn tại. Trong vọng tâm thì mọi sự đều có, nhưng chúng không thực có. Thế nên tất cả đều có và tất cả đều không. (Nguyễn Tường Bách)
  • Cái vô hạn trong lòng bàn tay

    09/07/2005Minh BùiĐề cập đến hai cuộc đời, một của nhà vật lý thiên văn sinh ra đã là Phật tử - người mong muốn đem những hiểu biết khoa học của bản thân đối chiếu với những nguồn gốc triết học của mình, và một của nhà khoa học phương Tây trở thành nhà sư - người mà những kinh nghiệm cá nhân đã kích thích ông so sánh hai con đường nhận thức hiện thực khách quan đó.
  • xem toàn bộ