Mở lòng để “thấy” hạnh phúc hiện hữu trong bữa cơm ngày Tết

02:04 CH @ Thứ Sáu - 12 Tháng Hai, 2021

Bạn có bao giờ nghe bạn bè xung quanh bất giác thở dài khi Tết cận kề? Hay những lời than thở “Tết nay thật chán, chẳng có gì vui”? Là Tết đang thay đổi, hay do chúng ta thay đổi?

Đừng để Tết “gần mặt” mà vẫn “cách lòng”

Có lẽ khi chúng ta lớn lên, những trách nhiệm cũng lớn theo. Ta không còn là đứa bé háo hức trông ngóng Tết đến mức nôn nao không ngủ được. Ta ít khi thấy hồ hởi chỉ vì một bộ quần áo mới. Nhưng nếu nhìn những gương mặt của những đứa bé lên năm, lên ba, cái Tết ngỡ thật chán mà ta đang thấy kia, lại đẹp vô cùng trong những đôi mắt trẻ thơ.

Bạn có nhớ mình đã từng vui thế nào khi nhận được lì xì?

Tết không đến chỉ từ hình thức. Ngôi nhà được bày biện sang trọng, có bonsai cắt tỉa đẹp đẽ, phòng khách thơm lừng mùi bánh kẹo "xịn" mua ở nước ngoài về, nhưng vắng những câu hỏi thăm chân thành, vắng những bàn tay ân cần pha trà, mời nước, vắng những mâm cơm đậm tình, vắng những hơi ấm gia đình quây quần nấu bánh đêm 30, thì “chán” cũng là điều dễ hiểu. 

Tết vẫn đẹp, chỉ cần ta mở lòng để “thấy”

Muốn biết giá trị của ngày Tết, hãy hỏi một người xa quê. Với họ, đó là dịp duy nhất của một năm để ngồi vào bàn ăn có đầy đủ gia đình, gắp một bữa thức ăn đậm đà, thơm phức, nếm cái hương vị mà họ “nhung nhớ” suốt một năm dài. Họ gói ghém mang về thành quả của một năm bôn ba, “thấy” ngôi nhà vẫn ấm áp, đủ đầy, “thấy” những nỗ lực của mình là xứng đáng.

Và hơn hết, chỉ khi mở lòng, ta mới “thấy” mình chính là Tết của bố mẹ.

Để “thấy” ta chính là Tết của bố mẹ

Mở lòng, để thấy từng cành mai, cành đào mà bố dành cả tuần chăm cho hoa nở cũng chính là muốn niềm vui tràn ngập căn nhà, để lấp đầy cái không khí đoàn viên mà chỉ khi đủ mặt, mới đủ thân tình. 

Mở lòng, để thấy “món tủ” mà mẹ cất công gìn giữ để công thức luôn trọn vị theo năm tháng, để thấy mẹ vẫn là mẹ ngày nào, vẫn luôn dành phần ngon nhất cho con cháu.

Để “thấy” tình thương gói trọn trong mâm cơm Tết đoàn viên

Mở lòng, để thấy mâm cơm đoàn viên là món quà quý giá nhất mà ta may mắn có được. Trong không khí ấm áp và thiêng liêng ấy, những lo toan thường ngày cũng dường như tan biến, nhường chỗ cho niềm vui, hạnh phúc. Khi bữa cơm kết thúc cũng là lúc ta chính thức gác lại mọi điều năm cũ, chuẩn bị đón thời khắc chuyển giao của đất trời. Ngoài kia, dù cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng cảm xúc dành cho Tết và khoảnh khắc sum vầy vẫn luôn vẹn nguyên trong mỗi trái tim người Việt.

Tết nhà mình bao đời vẫn thế

Vị gia đình ấm áp thân quen…

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mạn đàm tập tục Tết

    22/01/2020Bùi Đức Anh TúNăm nào cũng vậy, sau lễ cúng ông công ông táo, mọi gia đình quét dọn nhà cửa, sắm lễ, treo câu đối, đoàn tụ ăn bữa cơm tất niên để đón năm mới. Tết đến, mọi người chúc nhau mạnh khỏe, may mắn, chúc bạn bè gần xa nhiều tài nhiều lộc.
  • Nhật ký Tết

    09/02/2019Quế HươngNgười ta thấy “vui như Tết” sao mình lại thấy... “rầu như Tết” nhỉ! Ra chợ mà coi, Tết gắn liền với mùa chết của cây cỏ, gia súc. Chuồng trại vét sạch. Rau củ nhổ sạch. Từng giỏ, từng xe, từng đống...
  • Vui như Tết

    15/02/2018Tết được nghỉ ngơi, có thời gian đi thăm bạn bè, họ hàng mà lại bảo không sướng, lại còn sợ. Cái sướng cái khổ là tự mình mà ra cả, chứ cái Tết nó làm gì mà phải sợ nó...
  • Tết Hà Nội thời hội nhập

    15/02/2018Băng SơnTết là ngày đặc biệt nhất trong những ngày đặc biệt của một năm. Theo câu ca dao cổ: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”, thì ngoại trừ “tràng pháo” theo lệnh của Chính phủ cấm pháo, không còn là thú chơi nữa, không ai đốt pháo nữa, thì các thứ khác vẫn xuất hiện trong ngày tết khắp đó đây, tuy có nhiều thay đổi.
  • Tết là cái phúc cho dân tộc

    12/02/2018Đỗ ĐứcCòn nhớ hồi bé, cứ mong bao giờ đến Tết. Đến Tết để có một bộ quần áo mới, Tết để được mừng tuổi, dù chỉ vài xu vài hào. Ngày Tết, có bánh chưng bánh mật, được đi xem hội...
  • Chúc điều 'thêm bớt' trong mùa xuân

    27/01/2017Nguyễn Tất ThịnhMỗi mùa Xuân, khi Tết đến, chúng ta luôn dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp! Tôi làm bài thơ này sáng 30 Tết để chúc Xuân các bạn đọc của chungta.com...
  • Nghĩ về ý nghĩa của Tết cổ truyền

    18/01/2017Huỳnh Kim BửuTrước Tết, nhà nào cũng lo việc sửa sang nhà cửa, lau chùi bàn thờ gia tiên để đón ông bà về ăn Tết. Cả làng lo cho đình làng đón Tết. Đường vào trình làng được dãy cỏ, mới sáng 30 Tết, sân đình đã thấy phất phơ những cờ vuông, cờ nheo trong gió. Đình thêm vẻ trang nghiêm.
  • Tết – hỡi cô mặc cái yếm xanh…

    24/02/2016Vũ BằngTại sao Tết lại đặt vào ngày cuối và đầu năm âm lịch, mà không đặt vào ngày nào ấm áp như Đoan Ngọ hay Thất Tịch?
  • Nghệ thuật ăn Tết

    08/02/2016Thạch LamNgày Tết, đối với nhiều người, chỉ có thú vị khi nào nghĩ lại - Người ta thường hay cùng nhau nhắc tới những Tết năm ngoái, năm xưa với một vẻ mến tiếc âu yếm, lẫn với đôi chút ngậm ngùi. Nhất những Tết ngày còn nhỏ…
  • Nồi bánh tét đêm 30

    18/02/2015Hoàng Phủ Ngọc TườngNồi bánh sôi lục bục và lửa tàn dần. Đó là dấu hiệu cho biết bánh đã chín. Chị Lam vớt bánh ra rổ, phơi sương cho nguội, đặt mấy chiếc bánh chưng chay vào đĩa để cúng Phật, và chúng tôi cùng sắp đón giao thừa...
  • Con cháu chúng ta đang rất thiệt thòi…

    02/02/2014Lê Hạnh (thực hiện)Cảm nhận của nhà văn, nhà văn hóa Băng Sơn – tác giả của rất nhiều cuốn sách viết về văn hóa, tục lệ ngày Tết, một người sống rất lâu năm ở Hà Nội sẽ cho chúng ta thấy sự thay đổi rất nhiều của Tết xưa và Tết nay. Nhiều điều đã mất đi mà không phải ai cũng nhận ra được…
  • Phong tục cúng giỗ của người Hà Nội xưa

    21/01/2014Nguyễn Kim HoạtNgười Việt Nam có tục thờ cúng tổ tiên. Vào ngày Tết và ngày qua đời của người thân trong gia đình (ngày âm lịch), con cháu đều cố gắng sắm sửa những món ngon vật lạ để dâng cúng những người đã khuất. Đó là phong tục cúng Tết và cúng giỗ.
  • Mâm cỗ ngày tết

    23/01/2009Quang TâmTết nguyên đán được coi là Tết lớn nhất của người Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với một nước sống là nông nghiệp, đây là thời gian mà mùa màng đã hoàn tất, người rảnh rang, là lúc để nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng nhau.
  • xem toàn bộ