Tết là cái phúc cho dân tộc

10:18 SA @ Thứ Hai - 12 Tháng Hai, 2018

Còn nhớ hồi bé, cứ mong bao giờ đến Tết. Đến Tết để có một bộ quần áo mới, Tết để được mừng tuổi, dù chỉ vài xu vài hào. Ngày Tết, có bánh chưng bánh mật, được đi xem hội.

1. Những ước mơ và những niềm vui nho nhỏ ấy đã nuôi đứa trẻ phổng phao theo năm tháng. Nếu không có ước mơ, dù là nho nhỏ ấy, thì con trẻ sẽ cằn cỗi biết bao trong thời thiếu đói. Trước đây ngày Tết là ước mơ con trẻ thì cũng luôn là nỗi lo của cha mẹ chúng. Nông thôn xưa nghèo khó, lo cái Tết, nhiều nhà cũng méo mặt. Nhưng trong cái lo ấy lại có khắc khoải niềm vui sum họp.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Chu Thái Sơn nói, ông cha ta đã chọn “Ngày gia đình của Việt Nam” từ lâu rồi. Đó là ngày mồng một tết, ngày gia đình sum họp. “Mùng Một, Tết cha/ mùng Hai, Tết mẹ/ mùng Ba, Tết thầy”. Ba ngày Tết, mỗi ngày có một ý nghĩa khác nhau. Mùng Một thắp nén nhang lên bàn thờ tổ tiên, cha mẹ con cái sum họp ăn bữa cơm gia đình. Mùng 2 sang nhà ngoại và mùng 3 đi chúc Tết thầy. Dù tôn sư trọng đạo nhưng cái gốc gia đình vẫn trên tất cả. Với người Việt, gia đình quan trọng nhường nào.

Tranh mèo của Lê Trí Dũng

2. Những năm mới ra công tác, vợ chồng tôi thường đóng cửa nhà tập thể ở ở quan về quê với cha mẹ ăn Tết. Các khu tập thể trong ba ngày Tết hầu như vắng bóng người. Chỉ còn vài ba người cắt cử ở lại trông nhà. Mỗi cán bộ ai cũng có một quê. Quê hương luôn là nơi gắn bó với mỗi trái tim người Việt. Nơi ấy có ông bà, anh em ruột thịt, phần mộ tổ tiên thiêng liêng không thể phai mờ.

Năm nay vào những ngày bán vé tàu Tết chộn rộn này, những công nhân xa nhà thắc thỏm cái vé. Liệu tiền chắt chiu có đủ về quê ăn Tết không. Nhưng có tiền rồi có mua nổi vé tàu không. Tấm vé tàu cuối năm đè nặng lên trái tim những người nghèo khó tha hương mong về ngày sum họp.

3. Lại nhớ mới Tết năm trước nghe trong đám người trẻ tuổi than vãn, Tết nhất chán chết, chẳng thấy gì vui. Rồi khoe Tết này đi Sa Pa, đi Phú Quốc để… tránh Tết! Có người sang trọng hơn thì rầm rộ bảo nhau đi Singapore, đi Thái Lan, đi Trung Quốc… Ba ngày Tết trốn biệt nhà để lại ông bà bố mẹ già lụi cụi làm Tết với nhau. Hoặc không thì ba ngày Tết bàn thờ tổ tiên nguội lạnh.

Cách ăn Tết của lớp người trẻ tuổi tưởng như là đặc biệt thì lại phản ánh cái gốc văn hóa tết của họ có cái gì mong manh. Với họ cái Tết là để cho họ đi tìm chỗ chơi.

4. Ngày Tết với người Việt sum họp để mọi người biết về nhau một năm làm ăn thành bại rồi dự định cho công việc năm sau. Ngày Tết là cơ hội hòa giải những gì không hay xảy ra trong nội tộc và trong xóm giềng. Cái Tết gắn bó tình cha con họ hàng, ngày Tết là cả một bài học gia đình. Ngày Tết là những ngày đi nhẹ nói khẽ, không nói bậy, chỉ chúc tụng nhau may mắn thịnh vượng, bỏ qua những điều xui xẻo.

Người Việt Nam ta coi Tết là ngày “tống cựu nghênh xuân”, dứt bỏ cái cũ rước đón cái mới. Nên người Thái, trước tết có lễ gội đầu “Lúng ta làm lí” để gột rửa những điều không may năm qua, người Kinh thì tiễn ông Công, ông Táo về trời, quét dọn bàn thờ tinh tươm, cắm hoa trang hoàng bàn thờ đẹp rồi hóa chân hương, làm cỗ đêm ba mươi mời tổ tiên về ăn Tết. Sau ba ngày Tết thì làm lễ hóa vàng đưa tiễn. Cái Tết đánh thức tình cảm với dòng tộc, đánh thức tình cảm với quê hương với xóm làng, đánh thức đạo làm người.

Không thế thì sao người Việt tha hương hằng năm về nước vào dịp Tết có đến hàng vạn, tốn cả đống tiền vì họ không bao giờ quên cái gốc.

Cái Tết Nguyên đán còn, là cái may mắn cho đất nước, cái phúc cho dân tộc và mỗi gia đình.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mạn đàm tập tục Tết

    22/01/2020Bùi Đức Anh TúNăm nào cũng vậy, sau lễ cúng ông công ông táo, mọi gia đình quét dọn nhà cửa, sắm lễ, treo câu đối, đoàn tụ ăn bữa cơm tất niên để đón năm mới. Tết đến, mọi người chúc nhau mạnh khỏe, may mắn, chúc bạn bè gần xa nhiều tài nhiều lộc.
  • Tết Hà Nội thời hội nhập

    15/02/2018Băng SơnTết là ngày đặc biệt nhất trong những ngày đặc biệt của một năm. Theo câu ca dao cổ: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”, thì ngoại trừ “tràng pháo” theo lệnh của Chính phủ cấm pháo, không còn là thú chơi nữa, không ai đốt pháo nữa, thì các thứ khác vẫn xuất hiện trong ngày tết khắp đó đây, tuy có nhiều thay đổi.
  • Nghĩ về ý nghĩa của Tết cổ truyền

    18/01/2017Huỳnh Kim BửuTrước Tết, nhà nào cũng lo việc sửa sang nhà cửa, lau chùi bàn thờ gia tiên để đón ông bà về ăn Tết. Cả làng lo cho đình làng đón Tết. Đường vào trình làng được dãy cỏ, mới sáng 30 Tết, sân đình đã thấy phất phơ những cờ vuông, cờ nheo trong gió. Đình thêm vẻ trang nghiêm.
  • Tết xưa và nay

    25/01/2012Ngân HuyềnTết như cái bản lề, khép lại một năm này và mở ra một năm khác. Tết là thời điểm đặc biệt mà chỉ trừ những đứa nhỏ, bộ nhớ còn rất nhiều khoảng trống, còn lại phàm những người có ký ức đều bắt đầu hồi tưởng và so sánh: “Tết giờ sao nhạt, chẳng giống ngày xưa!”.
  • Tết này về đi, con gái!

    31/01/2011Biết không con gái? Tết năm ngoái, khi mẹ bạn Nga, mẹ bạn Bích tất tả đun nước, dọn bánh vì bạn con mình đến chơi đông thì mẹ một mình, cầm cái remote TV chuyển hết kênh này đến kênh khác…
  • Nhân ngày Tết độc lập, nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc

    05/09/2010Trung NgônCó lúc, với không ít người, bản sắc văn hóa dân tộc là điều gì đó xa vời, không thiết thực. Cứ như là câu chuyện chung chung của những người khác, của thế hệ khác, sau này. Nhưng bây giờ thì “cuộc xâm lăng văn hóa” đã xộc đến từng vùng quê, gõ cửa từng nhà, gây bao nông nỗi cho những con người, những số phận...
  • Tết của Ký ức và Hiện tại

    08/02/2010Những ngày cuối năm, bên ngoài đang là không khí rét mướt của mùa đông, là những bước đi dồn đuổi của thời gian, là những con đường Hà Nội trải dài trong dòng người chật chội, là những dáng vẻ tất bật, lo toan trên từng gương mặt... Thế nhưng, khi chân vào những ngôi nhà chúng tôi lại cảm thấy lòng mình như chưa bao giờ ấm áp hơn thế.
  • Tết Nguyên đán

    06/02/2010Đỗ Hoàng LinhLễ tết là một bộ phận đời sống văn hóa tinh thần quan trọng của văn hóa truyền thống Việt Nam. Lễ Tết thường tập trung vào thời điểm đầu năm, phù hợp với thời tiết và thời vụ vì thế nó ăn sâu vào ý thức dân tộc...
  • Màu của tết

    02/02/2010Nguyễn Việt HàGiờ đây ở những đô thị lớn kinh tế ồn ào phát triển, nhiều nơi no ấm đã tràn ra thành thừa mứa, và người ta liều lĩnh đem màu cao cả của những ngày tết dung tục pha phách vào ngày thường.
  • Tết lại nhớ Tết

    25/01/2009Hồ Đình GiangSài Gòn cũ ăn Tết rất rộn rã. Tâm lý "hiện sinh" thấm nhuần cả chuyện ăn Tết. Chơi Tết cho đã đi vì quanh năm ngất ngư lo toan bao nhiêu chuyện. Nghe mấy bản nhạc ban QVT là đã thấy ra không khí tưng bừng
  • Nguyên Đán trong veo Mồng Một Tết…

    24/01/2009Minh Nguyễn"Nguyên đán" là từ Hán-Việt, mang nghĩa sớm tinh mơ mồng một Tết, ngày thứ nhất của năm lịch Âm Dương. Khởi nguyên của ngày đầu lại là buổi sớm mai. Với người Việt, đây là ban sớm của ngày thiêng nhất, cũng là ngày lành, ngày đẹp nhất của năm đồng áng cấy cày theo nhịp đi bốn mùa giời đất xuân hạ thu đông...
  • Đánh thức đất trong Tết nguyên đán

    01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcNguyên đán là từ Hán – Việt. Như vậy từ “Tết” có tên gọi khi nước ta tiếp xúc với văn hóa Hán. Cái tên Tết mà các cụ xưa dùng để chỉ Tết Nguyên đán thì cũng là diễn nôm chữ “Nguyên”. Nguyên có nghĩa là bắt đầu, lớn, đứng đầu. Kinh Dịch cũng bắt đầu bằng quẻ Nguyên.
  • Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán

    15/01/2009Hồng Anh (st)Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc. Từ những thế kỷ trước, từ đời Lý - Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.
  • xem toàn bộ