Tết lại nhớ Tết

04:53 CH @ Chủ Nhật - 25 Tháng Giêng, 2009

Sài Gòn cũ ăn Tết rất rộn rã. Tâm lý "hiện sinh" thấm nhuần cả chuyện ăn Tết. Chơi Tết cho đã đi vì quanh năm ngất ngư lo toan bao nhiêu chuyện. Nghe mấy bản nhạc ban QVT là đã thấy ra không khí tưng bừng

“Tết nhất ai ơi buốn bán phát tài… khách làng chơi vui chân nhún nhảy vũ trường đông ứ hơi. Cô nhắc, la de mừng xuân ăn uống tơi bời…”. Mỗi tuổi, mỗi giới, mỗi người vui theo kiểu của mình: “Mừng xuân con nít trẻ già thêm vui, lứa tuổi hai mươi trai mơ gái đẹp, sồn sồn mơ cố nhân, con gái đương xuân chợt nghe tiếng sét ái tình…” và đa số dân chúng ai cũng: “Mừng xuân hết vèo mừng mùa xuân đến hết nghèo...”. Dân Sài Gòn hồi đó ăn Tết rất “tập trung" vì việc đi lại khó khăn ngay cả trong nước, còn mơ chi chuyện du hí nước ngoài, tua tiếc du lịch bên Thái Lan, Hồng Kông như bây giờ. Ai về quê được thì cứ về nếu may mắn có quê nhà không nằm trong vùng chiến sự Không thì chịu trận đón Tết hoành tráng ở nhà và hết cách trốn nhậu.

Muốn thăm nhau cho đàng hoàng thì phải chuẩn bị cho ngon. Nhiều gia đình không mấy khá giả, Tết vẫn được chăm chút hết mức. Siêu thị Nguyễn Du từ dầu tháng Chạp đã đông nghẹt công chức có thẻ giảm giá. Xe đẩy trong siêu thị không trang bị nhiều như bây giờ nên các bà làm cho mấy cơ quan Chính phủ tranh thu mua sắm tay xách nách mang hàng chứa trong túi lưới, áo dài toát mồ hôi dù có gán máy lạnh. Càng về cuối năm, hầu như ai cũng nôn nao và có ca quýnh quáng. Ai cúng có tham vọng làm mới từ nhà cứa, quần áo cho kịp Tết. Giáng sinh vừa xong, khi trời se lạnh là vào mùa thích nhất một năm. Đồ mua sẵn không có nhiều như bây giờ, cha mẹ phải lo may quần áo cho con cái từ tháng 11 Dương lịch vì các tiệm may sẽ ngừng nhận hàng trước Tết Tây.

Đầu tháng Chạp, má tôi đã nghĩ đến việc lo mấy hũ dưa kiệu chuẩn bị cho đồ nhậu ha ngày Xuân. Cú kiệu bà chọn phải to, phải chế biến qua nhiều công đoạn như gọt, phơi, ngâm trước khi cho vào lọ. Dù là món nhậu thứ thiệt, cu kiệu xếp lẫn tỏi tép ngâm giam là món ăn ngon của mọi người và chính nó làm nên mùi... Tết. Đàn bà con gái trong nhà, rết cũng uống bia như đàn ông, ăn kiệu cuốn bánh tráng với thịt hầm.

Sau ngày đưa ông Táo, nhất là từ ngày 25 cúng đưa ông bà thì không khí càng rộn rịp khẩn trương. Thợ quét vôi bắt đầu kiếm ăn mê tơi. Đi qua những xóm nội thành, rất nhiều nhà phơi mùng, mền, drap, chiếu hay nệm trước nhà để tổng vệ sinh cuối năm. Những sáng Chủ Nhật, con nít khắp xóm phụ người lớn sơn cưa, thay đất chậu cây, đánh lư đồng bằng khế hay chanh. Trời trong sáng nhưng nắng không gay gắt ông già vác ghế ngồi trước nhà ngồi dọc báo Xuân, nhấm nháp cà phê pha sữa Con Chim. Ông thợ chụp dạo đã bắt đầu đi rảo chụp hình con nít, đánh dấu một năm tuổi. Ảnh đen trắng rửa trên giấy lụa.

Vui nhất và mệt nhất là đi chợ Tết. Nhưng số chợ có sẵn coi vậy không thể đủ cho cái rét. Thế là các gian hàng dựng lên khắp nơi. Đường Võ Di Nguy (nay là Phan Đình Phùng, Phú Nhuận) bày một dãy ki-ốt dài cả con số trên lề vui chưa từng thấy và không lo kẹt xe vì dường còn ít xe. Phía chợ An Đông nhập về toàn món ngon từ Hồng Kông. Chợ Tân Định là chợ nhà giàu bán toàn đồ hao hạng. Chợ Bến thành vui rầm rộ. Người người chen chúc, rộn rịp mua sắm cứ như là muốn bưng hết đồ về nhà. ở chợ Ga Phú Nhuận, mẹ tôi có sạp hàng mỗi ngày thu mua từ hàng PX để bán ra đủ loại trái cây nhập: bom (táo) Mỹ, nho, lê và các thứ rượu… Giặt tẩy có xà bông bột Tide, bia có bia Hamm, Budweiser là các loại bia lon nhôm hảo hạng dành cho giới nhà giàu, bia con Cọp La Rue cho giới bình dân. Ba tôi tranh thu giờ trưa nghỉ sở, ra siêu thị Nguyễn Du mua một chai Martel và một bình rượu chát Ca Pri năm lít có bọc rơm chung quanh đủ để tiếp khách trong ba ngày đầu năm. Nước ngọt thì có nước chanh Lemonade, xá xị, cam vàng. Rượu làm thêm hộp Ngũ Gia Bì, thêm thức nhắm là lạp xưởng Mai Quế Lộ, vịt lạp (vịt phơi khô), trứng Bắc thảo, tôm khô đủ để nhậu.

Thời bây giờ, các bà nội trợ khỏe vì bánh mứt các loại bán sẵn không thiếu thứ nào. Hồi đó trên Tân Định có mấy tiệm bán mứt sen, táo tàu, trà ướp sen đa số là của người Bắc nhưng hồi ấy các gia đình thích tự làm mứt hơn, vì dê làm, lại không tốn kém mấy. Trong lúc các ông sồn sồn và đám thanh niên lo canh nồi bánh chưng bánh tét trước sân nhà thì các bà các cô gái mồ hôi nhễ nhại bên các chảo mứt thơm ngào ngạt. Má tôi và cô em gái khéo tay nên bày ra làm đủ thử mứt dù chưa Tết nào ăn hết trong tháng Giêng. Bà làm nhiều mứt: mứt mãng cầu, mứt gừng dẻo, mứt dừa, mứt me cho đến bánh men, bánh gai. Mỗi thứ đều công phu, thức khuya, trơ mắt trong những ngày cận Tết, mệt mỏi nhưng vui. Đi chợ hoa Nguyễn Huệ không phải chỉ để ngắm như bây giờ mà là để mua ô mai về cắm bình, tiện thể thuê thợ chụp vài tấm ảnh mấy anh em với nhau. Dù sao, xem hoa Tết tận mắt vẫn sướng vì làm gì có dịp xem ảnh màu hay tivi màu để ngắm hoa tại gia như bây giờ.

Đêm 29 Tết, không ai có thể ngồi yên. Đường sá tấp nập người xe lũ lượt kéo về trung tâm thành phố. Mọi người hối ha mua sắm như trong cơn mê cuồng, càng mua càng thấy thiếu, thứ gì cũng muốn dự trữ trong nhà. Đến trưa 30, dường như nhịp điệu bắt đầu lắng lại sau khi cúng ông bà. Nắng Tết bắt đầu rang rang, dù trong bóng râm có lúc vẫn cảm thấy se lạnh. Chợ chiều ngày cuối năm lác đác người mua kẻ bán. Người nghèo đợi dịp mua rẻ mớ thịt heo, trứng vịt để chuẩn bị nồi thịt kho nước dừa. Trong nhang không gian chật hẹp, nơi bàn thờ tổ tiên, mấy bình bông Lái Thiêu xanh trắng vừa được rửa sạch lớp bụi, cắm vội mấy cành vạn thọ vàng nhỏ nhoi tội nghiệp. Vậy rồi cũng đủ cho cha mẹ con cái sum vầy vui đón một mùa xuân mới sang.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chuyện lo tết thời bao cấp

    22/01/2020Ngô MinhKhông hiểu tại sao cứ mỗi dịp Tết về tôi lại nôn nao nhớ anh em trong ngành thương nghiệp suốt mấy chục năm thời bao cấp. Thoát khỏi thời "trăm thứ thứ gì cũng phân" vô cùng khó chịu ấy là một giải thoát vĩ đại. Tôi cũng là người đã viết hàng trăm bài báo cổ vũ cho công cuộc đổi mới. Nhưng công bằng mà nói, thời kỳ gian nan ấy, những "cán bộ mậu dịch" đã làm hết sức mình để năm nào cũng lo được cho hàng chục triệu gia đình có một cái Tết đàng hoàng, là chuyện không thể quên…
  • Tản mạn về câu đối tết

    22/01/2020Trần Phỏng DiềuSáng tác câu đối là một thú chơi tao nhã của bậc trí thức nhiều thời, có nội hàm văn hóa rất cao, thể hiện luân lý của người Á Đông nói chung, tính nhân văn của dân tộc ta nói riêng. Mỗi độ xuân về, ngoài việc trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, nhà nào cũng dán câu đối.
  • Mạn đàm tập tục Tết

    22/01/2020Bùi Đức Anh TúNăm nào cũng vậy, sau lễ cúng ông công ông táo, mọi gia đình quét dọn nhà cửa, sắm lễ, treo câu đối, đoàn tụ ăn bữa cơm tất niên để đón năm mới. Tết đến, mọi người chúc nhau mạnh khỏe, may mắn, chúc bạn bè gần xa nhiều tài nhiều lộc.
  • Chăm chút bàn thờ ngày Tết

    22/01/2020Kim ThoaThờ phụng tổ tiên là một trách nhiệm có tính cách luân lý đối với người Việt Nam, nó thể hiện cho nhu cầu được phát lộ tình cảm và niềm tin huyết thống trong môi trường gia đình.
  • Tết và những giá trị gia đình thời hội nhập

    22/01/2020Trần Thị TrườngXuân đến Tết về không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ tiên, nguồn cội, biểu tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn bè…
  • Tâm lý ngày Tết

    22/01/2020Phạm QuỳnhNhững dịp để cả một dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể, bao giờ cũng hiếm. Thường đấy phải là những sự kiện quan trọng, có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, mới có thể tạo nên sự đồng nhất như vậy về ý nghĩ và rung cảm của mọi người.
  • Vui như Tết

    15/02/2018Tết được nghỉ ngơi, có thời gian đi thăm bạn bè, họ hàng mà lại bảo không sướng, lại còn sợ. Cái sướng cái khổ là tự mình mà ra cả, chứ cái Tết nó làm gì mà phải sợ nó...
  • Tết Hà Nội thời hội nhập

    15/02/2018Băng SơnTết là ngày đặc biệt nhất trong những ngày đặc biệt của một năm. Theo câu ca dao cổ: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”, thì ngoại trừ “tràng pháo” theo lệnh của Chính phủ cấm pháo, không còn là thú chơi nữa, không ai đốt pháo nữa, thì các thứ khác vẫn xuất hiện trong ngày tết khắp đó đây, tuy có nhiều thay đổi.
  • Giữ Tết cổ truyền - Tết xưa, tết nay….

    21/01/2017G.SLê Văn LanNgày xuân con én đưa thoi. Chỉ có 6 chữ thơ Xuân thôi mà thấy đủ sự vần vũ chuyển động của đất trời và lòng người. Có sự nhịp nhàng vui vẻ của con thoi và tiếng thoi. Cả những thoăn thoắt sinh động của cánh én trên lồng lộng mây trời… Tết xuân là như thế. Không hề và không thể “nhất thành bất biến”. Nhưng nếu biến động chuệnh choạng hoặc thậm chí đứt gẫy thì “ còn gì là xuân”?
  • Cô đơn đón Tết

    02/02/2014Doãn DũngCó một góc nhìn khác về Tết. Một người trốn chạy những lễ nghĩa của Tết, một người có trạng thái tâm lý dường như mâu thuẫn, không ăn Tết với người thân, mà một mình, giữa những nơi xa lạ… Lớp người trẻ bây giờ cũng vậy đó, họ tranh thủ đi đâu đó vào dịp Tết, không nhất thiết phải quây quần với gia đình theo truyền thống.
  • Khoa học “Tết”

    23/01/2009Nguyễn Chính TâmCó lẽ vì tính tham gia với số lượng đông thành viên cộng đồng, mà “Tết” luôn được xem như một hiện tượng đầy thú vị cho giới nghiên cứu. Trên căn bản ngày Tết, hay thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới chỉ là một quy ước mang tính định chế, quy ước này lại có thể dẫn giải từ nhiều cách tiếp cận khác nhau.
  • Mâm cỗ ngày tết

    23/01/2009Quang TâmTết nguyên đán được coi là Tết lớn nhất của người Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với một nước sống là nông nghiệp, đây là thời gian mà mùa màng đã hoàn tất, người rảnh rang, là lúc để nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng nhau.
  • Chuyện phong tục Tết

    19/01/2009Nguyễn Vinh PhúcLễ tết là thuộc về phong tục. Trong phong tục của cả nước có phong tục riêng của từng vùng. Mỗi vùng đóng góp những phong tục của mình vào phong tục chung. Hà Nội cũng vậy, từ xưa để hình thành một vùng “Văn hóa kinh kỳ” cũng có tục đón Tết riêng.
  • Tết tây – tình ta

    19/01/2009Lê Minh HàÐêm, xuống xe sau một ngày tự hành mình trên xa lộ để có một buổi ăn tết cùng bè bạn, tê người trước cơn gió lạnh thốc thẳng mặt, cái lạnh khô, buốt, không có ở quê mình. Quê mình ngày này chắc đã rét đậm rồi.
  • Giới trẻ thời @ đón tết

    19/01/2009Phương LanĐối với giới trẻ Trung Quốc, cũng như ở Việt Nam, Tết ngoài ý nghĩa đoàn tụ gia đình, còn là ngày hội để bạn bè gặp nhau, vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, nên cách đón Tết, chơi Tết của các bạn trẻ cũng trở nên rất phong phú, mới lạ...
  • Xuân Nam Bắc - Tết Bắc Nam

    19/01/2009Nguyễn Trọng HuấnHơn bảy trăm năm trước, Điều Ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, một chiều, từ đỉnh cao non thiêng Yên Tử, phóng tuệ quang bát nhã nhìn về phương Nam, thấy chân trời nơi cuối đất, ...
  • Tết quê

    16/01/2009Vương Minh

    Ấm nồng như ký ức, đẹp đẽ như tuổi thơ, Tết quê chợt về miên man trong hồi tưởng. Tôi lại nhớ, lại nôn nao, lại ước mình được nhỏ bé...

  • Đánh thức đất trong Tết nguyên đán

    01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcNguyên đán là từ Hán – Việt. Như vậy từ “Tết” có tên gọi khi nước ta tiếp xúc với văn hóa Hán. Cái tên Tết mà các cụ xưa dùng để chỉ Tết Nguyên đán thì cũng là diễn nôm chữ “Nguyên”. Nguyên có nghĩa là bắt đầu, lớn, đứng đầu. Kinh Dịch cũng bắt đầu bằng quẻ Nguyên.
  • Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán

    15/01/2009Hồng Anh (st)Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc. Từ những thế kỷ trước, từ đời Lý - Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.
  • Nhàn nhã như Tết

    31/12/2008Nguyễn Vĩnh NguyênGiật mình vốn là cảm trạng có thật khi một năm đi qua. Giật mình là để được trở về. Trở về với góc sống, không gian và trạng thái thanh thản của mình. Giật mình là cái buốt nhói trống rỗng hoang lạnh tâm thức sau tháng ngày bươn bả rồi nhận ra cái vô nghĩa của thời gian nhân sinh thường nhật.
  • Tết đến

    19/02/2007Chử Văn LongNhắm mắt lại, giờ tôi như vẫn được nghe những tiếng xột xoạt của thứ vải “trúc bâu” hồ cứng nơi cánh tay mình ngày ấy vuốt ve nhìn ngắm. Tôi thấy mình bỗng thành đứa trẻ, hay đứa trẻ vừa biến thành tôi khi năm mới vừa sang...
  • Tết trong mỗi người

    16/02/2007Phan Triều HảiMùa xuân tuyết tan, cây đâm chồi nảy lộc. Chim hót líu lo. Mặt trời sáng bừng, và trời xanh. Câu này nghe quen, nhưng đó là mùa xuân ở đâu, chứ tôi nay thật sự đã được tận hưởng mùa xuân ở mọi miền đất nước rồi nên mới biết điều lẽ ra không cần đến gần bốn mươi năm để biết, rằng cả nước vào xuân nghĩa là miền Bắc đón những đợt rét tái tê người, miền Trung là những cơn mưa sụt sùi bất tận, còn miền Nam thì nắng như đổ lửa...
  • Lễ, Hội, và Tết

    16/02/2007Nguyễn Tiến VănLễ – Hội – Tết lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp cả với trời đất và con người. Và đương nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có những lễ-hội-tết bị làm cho phai mờ đi, và cũng có những lễ-hội-tết được làm cho đậm nét hơn...
  • Ngày Tết nói chuyện về nguồn

    29/01/2006Vũ HạnhNếu nhiều loài sinh vật quay quắt về nguồn như một thôi thúc từ trong sâu thẳm bản năng, thì người về nguồn là biết đi quanh về nẻo tương lai, bởi với con người không chỉ có mỗi nhu cầu tìm về quá khứ như nhiều loài vật, mà quay về ấy là tìm những chất liệu bồi dưỡng cho những chặng đường dài đi tới.
  • xem toàn bộ