"Mong Tổng Bí thư thể hiện dấu ấn cá nhân"

06:01 CH @ Thứ Bảy - 13 Tháng Tám, 2011
GS Chu Hảo mong muốn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện dấu ấn cá nhân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, chiến lược tổng thể và bền vững trong quan hệ đối với Trung Quốc...

Là một trong 10 nhà khoa học phát biểu trong buổi gặp gỡ, trao đổi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam sáng 13/8, GS Chu Hảo, Giám đốc NXB Tri thức nói, "nếu hiểu rộng ra, dấu ấn cá nhân của Tổng Bí thư, thực chất là người lãnh đạo cao nhất của Đất nước, chính là những đột biến quan trọng nhất trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chúng tôi cho rằng Tổng Bí thư không những cần mà là rất cần phải để lại không phải một mà nhiều dấu ấn cá nhân thật đẹp đẽ trong lòng dân".

Bee.net.vn trích đăng phát biểu của GS Chu Hảo về những dấu ấn cá nhân của người lãnh đạo cao nhất của Đảng mà ông mong chờ.

"Dấu ấn thứ nhấtmà chúng tôi thiết tha mong muốn ông sẽ để lại là tư tưởng chiến lược được thể hiện trong việc sửa đổi Hiến pháp Năm 1992 đang chuẩn bị tiến hành. Nếu ông chỉ đạo để lần sửa đổi này không phải chỉ là sửa những điều không thật quan trọng và cấp thiết lắm như bỏ HĐND cấp Huyện, hay người dân được trực tiếp bầu Chủ tịch Xã... mà hai điều khác mang tinh đột phá là:

1) Nhất thể hoá chức danh Chủ tịch Nước với chức danh TBT của Đảng cầm quyền;

2) Trả lại quyền phúc quyết những vấn đề hệ trọng nhất của Đất nước cho nhân dân thông qua trưng cầu dân ý trực tiếp.

Những điều ấy là phù hợp với thông lệ quốc tế, là mang đậm tư tưởng Hồ chí Minh về Nhà nước pháp quyền, và quan trọng hơn cả là đáp ứng nguyện vọng cháy bỏng của toàn Đảng, toàn Dân.

Dấu ấn thứ hai mà chúng tôi thiết tha mong muốn là sự chỉ đạo quyết liệt việc thưc hiện công cuộc Đổi mới căn bản và toàn diện (thực chất là Cải cách như Tổng Bí thư đã nhấn mạnh ở Hội nghị Đoàn chủ thich MTTQVN sau ĐH XI) nền giáo dục nước nhà. Chúng tôi xin chịu trách nhiện trước Đảng, Nhà nước và toàn xã hội điều khẳng định rằng: bên cạnh những thành tich như thường được Ngành giáo dục báo cáo bằng các con số ấn tượng, Hệ thống giáo dục quốc dân của chúng ta vẫn đang tiếp tục xuống cấp một cách vô cùng nguy hại.


GS Chu Hảo nói lên những mong muốn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.Ảnh Trần Hải

Cùng với phát triển Giáo dục và Đào tạo, phát triển Khoa học và Công nghệ cũng được Đảng và Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu. Thế nhưng không có một nền KH&CN nào có thể phát triển trên cơ sở một nền Giáo dục quốc dân, đặc biệt là giáo dục Đại học, yếu kém như của nước ta hiện nay. Nếu tình trạng này không được nhìn nhận một cách khách quan, trung thực để khắc phục, thì, trước mắt cũng như lâu dài, nước ta sẽ thua kém căn bản và toàn diện so với các nước trung bình khác trong khu vực và trên toàn thế giới.

Dấu ấn thứ bamà chúng tôi tha thiết mong Tổng bí thư để lại là một Chiến lược tổng thể và bền vững trong quan hệ đối với Trung Quốc, để thế hệ chúng ta và các thế hệ mai sau có thể vừa bảo vệ vững chắc được chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên toàn bộ lãnh thổ và hải phận được thừa nhận theo các công ước quốc tế của nước ta, vừa phát triển được đất nước trong hoà bình hữu nghị lâu dài với các nước láng giềng và toàn thế giới.

Dấu ấn thứ tư mà chúng tôi thiết tha mong đợi ở Tổng Bí thư liên quan trực tiếp đến nội dung cụ thể của buổi làm việc hôm nay: trong nhiệm kỳ này ông sẽ đưa các chủ trương chính sách của Đảng đối với tầng lớp lao động trí óc (mà ta quen gọi là đội ngũ trí thức) vào thực tiễn cuộc sống, mà cho đến nay phần nhiều vẫn chỉ nằm lại trong các văn kiện mà thôi.

Chúng tôi cũng tin tưởng rằng, với tư cách một người từng làm công tác nghiên cứu khoa học, ông sẽ mở đầu cho một thời kỳ mới, thời kỳ các cấp lãnh của Đảng thực sự tôn trọng tư duy độc lập; chấp nhận sự đa dạng trong sinh hoạt tinh thần - tư tưởng; lắng nghe và sẵn sàng trao đổi, đối thoại với mọi cá nhân và tập thể có các ý kiến đề cập đến những vấn đề hệ trọng của Đất nước một cách nghiêm túc và xây dựng, kể cả các ý kiến trái chiều.

Ngoài các cơ quan tham mưu khác, chúng tôi tin rằng Liên hiệp các Hội KH&KTVN, với uy tin và khả năng tập hợp các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học khac nhau của GS Đặng Vũ Minh, cũng sẽ là một địa chỉ đáng tin cậy để đồng chí tham vấn trong khi thực hiện các dấu ấn hết sức có ý nghĩa kể trên".
Nguồn:Bee.net.vn
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy địa kinh tế - địa chính trị

    23/05/2016Nguyễn Trần BạtGần 30 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng thời gian đủ dài để một đất nước phát triển tới tầm cao mới về chất, nhưng Việt Nam vẫn không thể phát triển, trái lại vẫn mắc kẹt trong những tình thế kinh tế - chính trị bất lợi. Nguyên nhân của tình trạng này có phần rất lớn thuộc về trách nhiệm của công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế...
  • Lá thư hè Singapore

    19/03/2016Nguyễn Xuân XanhSingapore không mất đi vẻ thu hút mãnh liệt đối với tôi. Tôi xin ghi lại vài ấn tượng và suy nghĩ hời hợt gửi đến Anh Chị, và cũng như từ góc độ Singapore tìm hiểu xem tại sao Trung Quốc như thế mà Việt Nam không như thế...
  • Về tiêu đề “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”

    31/08/2014“Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” là tiêu đề bắt buộc phải sử dụng theo một sắc lệnh số 49 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 12/10/1945. Cùng ngày, Bác viết bài báo: “Sao cho được lòng dân?” dưới bí danh “Chiến Thắng”...
  • Chúng ta và Trung Quốc đều cần hòa bình hơn chiến tranh

    07/05/2014Phỏng vấn nhà văn Tạ Duy AnhCuộc xâm lăng văn hoá của Trung Quốc vẫn liền mạch từ cả ngàn năm nay. Nhưng chúng ta có bị nô dịch không thì vấn đề đã rõ. Tuy nhiên, cho dù sức đề kháng mạnh đến đâu thì cũng không thể chủ quan. Vả lại cũng nên phân biệt rõ đâu là sự xâm lăng có chủ ý, đâu là ảnh hưởng mang tính toàn cầu hoá. Nếu là do toàn cầu hoá thì chống lại bằng cấm đoán là vô nghĩa...
  • Không phục vụ dân, đại biểu Quốc hội chỉ là hư danh

    09/08/2011Cao Nhật thực hiện“Là đại biểu của dân thì phải đặt lợi ích của dân lên trên hết nhưng
    tôi thấy không ít đại biểu suốt nhiệm kỳ 5 năm gần như không có tiếng
    nói gì cả…”- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên ĐBQH khóa 8,9,10 chia
    sẻ với Tiền Phong...
  • Bài phát biểu trước Quốc hội của ông Dương Trung Quốc về Biển Đông, bô-xít

    07/08/2011Tôi cũng mong muốn báo cáo của CP bên cạnh những đánh giá chủ yếu về kinh tế, một lĩnh vực quan trọng nhưng cũng nên quan tâm nhiều hơn đến một lĩnh vực cũng không kém phần quan trọng là những đánh giá về các vấn đề xã hội. Các vấn đề xã hội không chỉ là các chính sách an sinh, con số thống kê thu nhập, giàu nghèo, tệ nạn, tai nạn v.v… mà còn về lòng tin của dân.

  • Tư tưởng "Lãnh đạo phi cách mạng"

    31/07/2011Nguyễn Trần BạtTôi nhớ rằng tạp chí Thông tin và Lý luận của Học viện có đăng một bài của tôi cách đây nhiều năm rồi, đấy là bài bàn về "Lý thuyết Phi Cách mạng". Phải nói rằng lúc đầu tôi nghĩ ra và tôi tưởng rằng đấy là ý nghĩ của một anh nhà quê Việt Nam ngẫu hứng, nhưng nhiều năm sau khi đọc lại các khuynh hướng, các trào lưu tư tưởng trên thế giới thì tôi hiểu rằng phi cách mạng là một trào lưu tư tưởng. Hoá ra những ý nghĩ có khi có những sự giống nhau trên thế giới mặc dù không quen biết nhau...
  • Hoài bão suốt đời của Bác là Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc

    31/07/2011Hoàng TùngBác từng nói, hoài bão lớn nhất của Bác là “dân tộc Việt Nam được độc lập, nhân dân được tự do, mọi người đầu có cơm ăn, áo mặc, đều được học hành”. Để lái con tàu cách mạng Việt Nam đi đến mục tiêu ấy Bác đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh, mất mát. Cuộc trò chuyện mà ông Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban tuyên huấn Trung ương, người nhiều năm liền được làm việc bên Bác, dành cho báo Pháp luật TP. HCM phần nào nói lên sự vĩ đại của Người...
  • 5 thách thức lớn đối với Quốc hội và Chính phủ

    29/07/2011GS. Nguyễn Minh Thuyết“Uy tín của Quốc hội sẽ được xác lập ngay qua việc bàn thảo và ra được Nghị quyết về Biển Đông” – GS.TS Nguyễn Minh Thuyết...
  • Về "Thời đại Hồ Chí Minh"

    21/07/2011Nguyễn Trần BạtXưa nay tôi vẫn tán thành cái mà nhiều người nói rằng Đảng là người lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, tôi chỉ hỏi nhỏ thêm một câu thôi: "Thế còn thất bại thì ai chịu, còn những thứ ngoài cách mạng thì sao?".
  • Trao đổi học thuật: Hệ thống lý luận phát triển đất nước

    20/07/2011Ông Nguyễn Trần Bạt nói chuyện năm 2008Tôi vẫn cứ bồi hồi về việc các anh đến đây, bởi vì trao đổi với những người đã đạt đến một cương vị quản lý ở cấp như các anh, đối với chúng tôi là một vinh dự và thích thú. Sự thích thú ấy thể hiện ở chỗ là như vậy, cái cách mà đảng cầm quyền hoạt động đã gần đúng. Tôi nói là gần đúng vì có lẽ cần phải mở rộng hơn diện tiếp cận như thế này. Trong những lần nói chuyện trước, tôi đã nói rồi và hôm nay tôi xin nhắc lại, tôi đã định nghĩa các anh là những vệ sĩ lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, của hệ thống chính trị...
  • Quốc hội khóa 13: Tôi kỳ vọng, nhưng không yên tâm…

    19/07/2011Ông đã nhận lời trò chuyện với phóng viên Đại Đoàn Kết về những kỳ vọng của cử tri vào trách nhiệm của Quốc hội khóa mới về những vấn đề nóng bỏng của đất nước hiện nay, trước ngày kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 khai mạc, với lý do: “Tôi đang rất chú ý tới loạt bài Những chứng cử lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền VN tại Trường Sa và Hoàng Sa” đăng trên Đại Đoàn Kết...
  • xem toàn bộ