Một cách “truyền bá” triết học Mác - Lênin

07:02 CH @ Thứ Ba - 05 Tháng Chín, 2006

Bài viết "Làm mềm" sách triếtcủa tác giả Lam Điền trên báo "Tuổi trẻ" ra ngày 17/ 4/ 2006 đã thu hút tôi. Cùng với dòng tít là những bức ảnh “đen trắng" minh hoạ nhưng cuốn sách triết học, mà theo tác giả Lam Điền, đã dược "làm mềm”. Tôi đã đọc bài viết rất kỹ và tự hỏi tại sao lại có thể làm như vậy được?!

Tôi không đồng ývới quan niệm của tác giả bài báo và một số người đã, đang "làm mềm” sách triết theocách như vậy.

"Làm mềm” sách triết được hiểu như thế nào? Cơ sở của phương pháp này là gì?

Đây là lần dầu tiên tôi được tiếp xúc với thuật ngữ này. Theo tôi hiểu, đó là làm biến đổi những tư tưởng triết học phần nào còn mang tính trừu tượng, khó hiểu, "khôcứng" thành những tư tưởng triết học có giá trị tương đương nhưng được diễn đạt một cách trong sáng, gần gũi, dễ hiểu hơn.

“Làm mềm" sách triết, theo tôi, không thể bằng những bức tranh "có tinh thần dí dỏm mà sâu sắc, nhẹ nhàng nhưng có tác dụng gợi mở thêm những suy nghĩ khi đọc sách". Thật nực cười vì "những suy nghĩ thêm" đó là gì? Xưa nay, những bức tranh dí dỏm thường chỉ dùng trong những cuốn truyện tranh dành cho trẻ con. Hơn nữa, đó lànhững bức chân dung ngoài bìa của những nhà triết học đã bị làm biến dạng. Đó là những bức tranh biếm hoạ, ngoài ra chẳng là cái gì cả!

Phải chăng tranh vẽ có khả năng truyền đạt tư tưởng triết học, không những thế còn hơn cả ngôn ngữ - chữ viết? Và khi những cuốn sách triết khô cứng cùng những ngôn từ không truyền đạt nổi tư tưởng của các nhà triết học thì sử dụng tranh vẽ là một giải pháp mới, tối ưu?

Theo tôi, muốn hiểu được những tư tưởng triết học thì người đọc phải có một trình độ kiến thức nhất định, sự hiểu biết tối thiểu mới có thể lĩnh hội được những tư tưởng đó. Vậy, muốn hiểu được những tư tưởng triết học thông qua những bức tranh dí dỏm cũng cần phải cá một vốn kiến thức hội hoạ nhất định, nếu không người xem cũng chẳng tìm thấy gì trong đó cả. Một bức tranh không theo một trường phái nào không thể là cái biểu đạt một nội dung mang tính chính xác vì nó thường mang nhiều nghĩa. Có chăng nó chỉ làm rối tinh thêm mà thôi.

Hình vẽ Freud với nhiều dấu hỏi trên đầu có ý nghĩa gì? Một bức tranh thật dí dỏm! ông ta lúc giận vì người ta đã làm biến dạng ông chăng? Hay ông ta đang đặt ra câu hỏi "có ai hiểu tôi không?". Có trời mà biết được bức tranh đó mang thông tin triết học gì. Hình vẽ của C.Mác và những bức tranh khác cũng vậy. Thực tế, tôi đã thử tìm những tư tưởng triết học, những suy nghĩ mới từ đó nhưng chẳng có gì cả. Tôi chưa biết nội dung của những cuốn sách đó như thế nào, tư tưởng của những nhà triết học trong đó có triết học Mác - Lênin có bị xuyêntạc, sai lệch hay không. Tuy nhiên, điều nhận thấy ngay là, hình thức bề ngoài và phương pháp mà những người muốn "làm mềm" sách triết đã vận dụng là không khoa học. Nó chỉ làm hạ thấp những nhà triếthọc vĩ đại một sự phỉ báng "tế nhị, dí dỏm". Tất nhiên, họ "làm mềm" sách triết không chỉ bằng tranh vẽ mà còn kết hợp với sử dụng ngôn từ. Nhưng chỉ một bức tranh ngoài bìa thôi cũng đã đủ để kết luận phương pháp truyền bá tư tưởng triết học mới của người muốn "làm mềm”, sách triết là như thế nào rồi.

Có nhiều cách, nhiều hình thức để truyền bá những tư tưởng triết học nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng, song chắc chắn việc "làm mềm" sách triết như một số người đã, đang làm không thể là cách làm đúng đắn.Họ chỉ “làm tầm thường hoá" sự vĩ đại của các nhà triết học mà thôi.

Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy. Dù bằng cách nàyhay cách khác, hình thức này hay hình thức kia đều không thể bỏ qua phương tiện ngôn ngữ. Vì, chỉ có bằng ngôn ngữ mới chuyển tải được những tư tưởng của các nhà triết học và cũng chỉ qua ngôn ngữ, chúng ta mới hiểu được tư tưởng của họ.

Tôi tự đặt câu hỏi, liệu những người đã đưa những cuốn sách triết học đã được “làm mềm" có mục đích sâu xa gì khác hay không?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tôi nghi ngờ ông Hegel

    07/11/2014Thảo Hảo (Phan Thị Vàng Anh)Tôi được người bạn tặng cho bộ Mỹ Học (2 tập) của Heghen. Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi có mở ra rồi đóng lại ngay, vì thấy khó hiểu, đọc cả một trang mất một lúc, nhưng nếu ai nói tóm tắt lại thì không tóm tắt được, nhất là hiểu được Triết qua... bản dịch tiếng Việt. Triết khó vì cái gì?
  • Những triết gia tí hon

    11/10/2014Văn Thanh (theo Elle)Các em thường có những câu hỏi như: "Tại sao em lại cứ bé mãi như thế này? Tại sao lại có kẻ ác? Tại sao người ta lại chết?” Các em suy nghĩ như những triết gia. Còn chúng ta không hiếm người trả lời đơn giản: "Tại sao à? Tại vì nó thế chứ sao!".
  • “Mềm hóa” triết học

    13/07/2006N.LCông ty Văn hóa & truyền thông Nhã Nam cùng Nxb Văn học vừa cho ra mắt bộ sách Danh tác triết học,gồm một số tác phẩm của Nietzsche, Schopenhaue... nhưng thay vì những tuyển tập dày cộp, lại là những cuốn mỏng, bìa mềm, dễ đọc, dễ biểu vớivăn phong lưu loát, chỉn chu. Thể thao & Văn hóatrao đổi với ông Nguyễn Nhật Anh (Giám đốc Công ty)...
  • “Làm mềm” sách triết

    02/05/2006Lam ĐiềnMột điểm mới, lạ trong xuất bản sách: 36 tập sách dịch về các chủ thuyết triết học, những tư tưởng của các triết gia đều thể hiện theo kiểu... tranh truyện. Tủ sách mang tên “Nhập môn” (NXB Trẻ) nhằm giới thiệu khái lược nội dung tư tưởng của từng triết gia, từng chủ thuyết của các nhà khoa học...