Một phương thức tư duy mới

09:00 CH @ Thứ Tư - 19 Tháng Tư, 2006

Ngày nay trong bối cảnh mọi tri thức chính trị, kinh tế, nhân chủng học, sinh thái học đã trở thành toàn cầu, đòi hỏi phải đặt mọi nhận thức về thế giới theo một hình thức tư duy mới.

Một mặt, cần phải bổ sung cho tư duy tách biệt với phương thức giản lược nhận thức về toàn bộ thành nhận thức về các bộ phận cấu thành toàn bộ bằng một tư duy liên kết. Complexus có nghĩa là "cái được dệt lại với nhau”. Tư duy phức tạp là tư duy tân cách vừa phân biệt - nhưng không tách rời, vừa liên kết, ngoài ra cần phải xét đến sự không chắc chắn. Giáo điều của một thứ quyết định luận đã sụp đổ. Vũ trụ không bị chủ quyền tuyệt đối về trật tự chi phối, nó chịu sự chi phối của một mối quan hệ "dialogic" (quan hệ vừa đối kháng, vừa cạnh tranh và vừa bổ sung) giữa trật tự, sự rối loạn và tổ chức.

Các tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt của Edgar Morin:

- Trái đất – Tổ quốc chung, NXB Khoa học xã hội, 2002.
- Liên kết tri thức – Thách đố của thế kỷ 21, NXB Đại học Quốc gia, HN, 2005.
- Phương pháp 3: Tri thức về tri thức, Nhân học về tri thức, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
- Phương pháp 4: Tư tưởng, nơi cư trú, cuộc sống, tập tính, tổ chức của tư tưởng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
- Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai, NXB Tri thức, 2008.
- Nhập môn tư duy phức hợp, NXB Tri thức, 2009.
- Phương pháp 5: Nhân loại về nhân loại, bản sắc nhân loại, NXB Tri thức, 2009.

Như vậy vấn đề phức tạp một mặt là liên kết (bối cảnh hóa và toàn cầu hóa) và mặt khác là chấp nhận thách thức của sự không chắc chắn.

Ý niệm về sự phức tạp, như người ta thấy rõ, hoàn toàn không phải là một ý niệm loại bỏ sự chắc chắn để đưa vào sự không chắc chắn, loại bỏ sự tách biệt để đưa vào sự không thể tách rời, loại bỏ sự logic để cho phép mọi sự vi phạm. Trái lại, bước đi bao gồm một cuộc khứ hồi không ngừng giữa chắc chắn và không chắn chắn, giữa hợp phần và toàn phần, giữa sự tách rời được và sự không tách rời được. Đây không phải là từ bỏ những nguyên tắc của khoa học kinh điển - trật tự, sự tách rời được và tính logic- mà là làm chúng hòa nhập với nhau trong một sơ đồ vừa rộng rãi hơn vừa phong phú hơn. Đây không phải là đối lập một chủ nghĩa khoan đào toàn bộ và trống rỗng và chủ nghĩa giản lược có hệ chống, ở đây chính là gắn kết cái cụ thể của các phần với toàn phần. Cần phải nối liền với nhau các nguyên lý trật tự và vô trật tự, tách biệt và nối liền, tự lập và phụ thuộc, vốn bổ sung cho nhau, cạnh tranh với nhau và đối kháng nhau trong lòng vũ trụ.

Tóm lại, tư duy phức tạp không trái ngược với tư duy giản lược, nó hòa nhập tư duy giản lược, như Hegel đã nói: tư duy phức tạp thực hiện sự phối hợp giữa đơn giản và phức tạp.

Thực vậy, ý niệm về sự phức tạp có thể cũng được biểu thị một cách đơn giản như ý niệm về sự đơn giản, đòi hỏi tách rời trong khi vẫn phân biệt.

Tư duy phức tạp chủ yếu là tư duy hội nhập cái không chắc chắn và nó có khả năng hình dung ra sự tổ chức. Nó có khả năng liên kết, đan bện, tập hợp, nhưng đồng thời cũng có khả năng nhận biết cái cá biệt và cái cụ thể.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

    01/02/2018Nguyễn Trần BạtCon người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Nhận diện nền kinh tế tri thức

    10/01/2014Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi. Nhiều người rất hăng hái xem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt ra khỏi nghèo nàn lạc hậu. Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức có thể làm chúng ta xao lãng những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế đang còn quá thấp kém...
  • Học cách tư duy mới trong một thế giới thay đổi

    17/03/2006Lê Đăng DoanhTrở về sau chuyến công tác dài ngày ở Thượng Hải, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã có bài nói chuyện tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp VN. Bàn về kinh doanh trong thời kỳ mới, ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc doanh nghiệp VN cần học cách tư duy mới trong một thế giới đang thay đổi quá nhanh chóng...
  • Tri thức về tri thức

    01/03/2006Phạm Khiêm ÍchVấn đề tri thức cũng lâu đời như chính con người. Thời nào cũng thế và ở đâu cũng vậy, con người không thể sống được nếu không có tri thức. Đúng như Francis Bacon nói, tri thức là sức mạnh, là quyền lực của con người. Và những bước tiến khổng lồ về tri thức chỉ có thể thực hiện được trong sự thử thách khắc nghiệt của thực tiễn và sự tự nhận thức lại rất nghiêm khắc của con người...
  • Đổi mới tư duy giáo dục phổ thông

    10/10/2005Nguyễn Kế HàoChúng tôi nói về tư duy giáo dục phổ thông chứ không bàn về tư duy giáo dục chung chung, vì trên thực tế, trong nhiều năm qua giáo dục phổ thông và giáo dục đại học đã không được dẫn dắt bằng tư duy phù hợp với hai bậc học này, mà khi thì đại học bị phổ thông hoá, lúc thì phổ thông lại bị đại học hoá...
  • Tư duy hệ thống: Quản lý hỗn độn và phức hợp

    27/09/2005Cái mới trong khoa học quản lý là quản lý tình thế hỗn độn và phức hợp, trên cơ sở quán triệt tư duy hệ thống. Nhà khoa học quản lý Jamshid Gharajedaghi cung cấp cho các nhà tổ chức và quản lý, cho giới kinh doanh và đông đảo độc giả những kiến thức cần thiết về tư duy hệ thống, bao gồm triết học hệ thống, các lý thuyết hệ thống và phương pháp luận hệ thống, đồng thời trình bày những ứng dụng cụ thể các lý thuyết nói trên vào việc nghiên cứu và thiết kế một số dự án ở các công ty và các cơ quan chính phủ nhiêu nước, mà bản thân tác giả đã tham gia và có vai trò tư vấn chủ chốt...
  • Nhóm Tư Duy Mới và hành trình tư duy

    09/08/2005Trong khi các nhà giáo dục đang tìm cách thay đổi hiện trạng thụ động, bất cập của giáo dục từ cấp quản lý vĩ mô, thì có một nhóm bạn trẻ lại đang tìm cho mình một hướng đi khác để có thể chủ động gia tăng hiệu quả trong học tập và trong cuộc sống.
  • Đổi mới tư duy

    21/07/2005Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học HarvardXin giới thiệu với quý độc giả bài viết với cách nhìn mới mẻ và toàn diện về đổi mới tư duy của Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Harvard.
  • Làm gì để đổi mới tư duy giáo dục?

    12/07/2005Tố PhươngGS.TSKH Nguyễn-Đăng Hưng (Giáo sư trường ĐH Liège, Bỉ - Chủ nhiệm các chương trình Cao học Bỉ&Việt tại ĐHBK TP.HCM và Hà Nội) được mệnh danh là người "tiếp thị" chất xám Việt Nam, người "chở" chất xám về Việt Nam, người “đi tìm” tiến sĩ cho Việt Nam vì đã và đang thực hiện các chương trình đào tạo thạc sỹ Bỉ-Việt tại các Đại học Bách khoa Hà Nội và TP.HCM, với chương trình 50 tiến sĩ bằng học bổng Quốc gia…
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • Đổi mới giáo dục cần bắt đầu từ đổi mới kiểu tư duy

    11/02/2003"Dạy học hướng vào người học" còn gọi là "dạy học lấy chủ thể học sinh làm trung tâm" được coi là thành tựu của Âu - Mỹ. ở ta, một số lý thuyết và mô hình giáo dục của nước ngoài đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng. Việc học tập những thành tựu giáo dục lành mạnh tiên tiến của nớc ngoài là cần thiết, nhưng kinh nghiệm cho hay rằng, một nền giáo dục vững chắc của một đất nước là một nền giáo dục biết tự đứng trên đôi chân của mình.
  • xem toàn bộ