Mứt nỗi buồn đại trà

01:05 CH @ Thứ Ba - 09 Tháng Hai, 2010

Không biết dì Út tôi học từ lúc nào mà làm mứt, nấu chè ngon có tiếng ở cái thị xã nhỏ miền Trung quê tôi. Bởi vậy, mỗi mùa Tết, không đợi ai mở lời, dì Út cũng hăng hái ôm hết cái khoản cung cấp mứt cho cả đại gia đình. Và để phụ với dì, lũ nhóc chúng tôi cũng phải quanh quẩn ở bếp chờ dì sai bảo. Quạt than, rửa bí, gọt gừng… và nhất là cái khâu gỡ mứt gừng. Khi mứt gừng vừa tới, lát gừng ngậm đường còn nhăn nheo, có khi dính với nhau thì phải nhanh tay nhẹ nhàng gỡ ra và xếp lại cho thẳng, trước khi nó khô cứng, dễ gãy. Mà đâu phải ít, một ngày cả mấy chảo như vậy. Thành ra, dù chẳng hảo ngọt, tôi cũng biết đôi chút về chuyện làm mứt.

Hồi đó, tôi cũng đã biết có hai loại mứt: một loại do các bà các chị tự tay làm cho gia đình và một loại được các lò, các hộ sản xuất đại trà đem bán ở chợ. Nói giản đơn thì mứt nào cũng là… mứt, nghĩa là chế biến các loại trái cây với đường và một ít hương liệu, phụ gia tự nhiên (bột va ni, phèn chua, vôi ăn trầu…) thường dùng trong dịp Tết. Ấy vậy mà chúng vẫn khác, mỗi loại mang trong nó một sắc thái riêng, một câu chuyện riêng.

Những loại mứt do các bà, các chị tự tay làm, đó là cả một câu chuyện về không khí rộn ràng giáp Tết, về cái đẹp, cái thú ẩm thực. Không biết những người khác nghĩ sao chứ với tôi, chính cái không khí chộn rộn chuẩn bị Tết trong nhà mới là cái thú vị nhất, đàm ấm nhất của tết. Khi ấy, cả gia đình sum họp đông vui, mỗi người một tay dọn dẹp, trang hoàng trò vừa trò chuyện rôm rả trong cái cảm giác náo nức chờ đợi. Cũng những ngày ấy, bếp nhà thường xuyên đỏ lửa. Cùng với nồi thịt kho, thùng bánh tét, những lát mứt thơm lừng góp phần làm nên cái hương vị đậm đà khó quên của Tết.

Với các bà các chị ở quê tôi dạo đó, mứt (và bánh) thường là đề tài bàn luận sôi nổi khi đen thăm nhau mấy ngày Tết. Chẳng hạn: “Mứt gừng chị Chín năm nay làm xinh quá, trắng mà đều”, hoặc: “Năm ngoái, làm mứt hạt sen bị sượng, năm nay nhờ đứa cháu ngoài Huế mua gởi vào, cho nên hạt sen thơm bùi mà không sượng”, hoặc: “Cái thứ mứt dừa, mình chỉ sơ ý để hơi quá lửa một chút thôi mà nó đã thoảng mùi khét!”… Hẳn nhiên những lời bình phẩm như thế bao giờ cũng đi liền với cử chỉ nhẹ nhàng nhón lấy vài lát mứt, nhìn ngắm và nhấm nháp, lắng nghe cảm giác. Quả là một cuộc sinh hoạt đầy chất nghệ thuật thanh tao.

Cũng xin lan man một chút qua chuyện bánh. Bánh làm dịp Tết ở quê tôi khá phong phú với các loại bánh nổ (nếp rang nổ), bánh in, bánh bó nhân mứt (bột nếp), bánh phục linh, bánh mì xốp (bột huỳnh tinh), bánh đậu xanh , bánh giả hạt sen (bột đậu xanh)… Nhưng thứ bánh làm các bà, các chị khổ công nhiều nhất lại là bánh thuẫn. Đây là cuộc chạy đua để tìm cho ra cái bí quyết pha trộn bột, đường và trứng gà, cái bí quyêt điều khiển ngọn lửa mà chỉ ít người nắm được và họ ngại phổ biến hoặc có phổ biến cũng khó làm theo, bởi các thứ tỷ lệ cân lượng chỉ áng chừng bằng tay và mắt, nghệ thuật canh lửa chỉ dựa vào cảm giác… Thành ra, tha hồ cho nhiều người hồi hộp, bánh thuẫn đổ ra không xốp, không nở thành mấy cạnh đều như hoa mà cứ nằng nặc, tịt đầu. Một cuộc tranh tài thầm lặng mà gay go giữa các bà nội trợ trong xóm.

Trở lại vơi mứt. Loại mứt làm đại trà bán ở chợ dạo ấy phần lớn làm mứt buôn ở chợ Sài Gòn về theo xe hàng. Vẫn làm mứt gừng, mứt dừa, mứt bí, mứt hạt sen… nhưng chúng có một nhan sắc khác: lát mứt (hay miếng mứt) trắng hơn, to, dày và ngọt hơn, trông phổng phao mướt mắt hơn. Các bà, các chị nặng truyền thống “quê mình” thì một hai bảo rằng hương vị nó không đậm đà, không đặc sắc như sản phẩm của họ. Cứ thử xem, lát mứt gừng “của mình” trông có vẻ nhỏ nhắn, mộc mạc hơn nhưng nó thơm và cay thấm thía. Loại mứt đại trà này – chúng thuộc cung cách khác, một kiểu thường thưởng thức khác, một kiểu thưởng thức khác. Tuy vậy, nhiều người vẫn thích mua bởi chưng trên đĩa trông đẹp, hấp dẫn. Thêm một lý do nữa khiến các bà, các chị khó lòng từ khước chúng: có những loại mứt mà “quê mình” không có hoặc chưa quen làm, chẳng hạn mứt chùm ruột, mứt mãng cầu xiêm, mứt me, mứt cà rốt… Nói theo ngôn ngữ bây giờ thì đó là sự giao lưu, hội nhập trong thế giới của mứt.

Liệu các lò sản xuất mứt đại trà ở chợ thời ấy dùng thuốc tẩy, phẩm màu công nghiệp- nói chung là hóa chất độc hại- hoặc chế biến mứt mất vệ sinh chăng? Nghe dì Út và nhiều người khác nói là nhiều mứt dùng thuốc tẩy và phẩm màu. Chuyện làm mứt mất vệ sinh cũng có đấy. Tuy nhiên ở thời ấy, nó không đến mức tràn lan và cũng có đấy. Tuy nhiên ở thời ấy, nó không đến mức tràn lan và cũng không nằm trong một “trào lưu” tung ra thị trường các loại thực phẩm nhiễm độc do lòng tham gia và sự vô cảm của một của một số người trong việc sản xuất và quản lý an toàn thực phẩm, từ thịt heo chứa thuốc tăng trọng, con tôm chứa kháng sinh, bánh phở ướp foóc- môn, rau muỗng nhiễm chì, trái cây ngâm hóa chất bảo quản, và mới đây hạt dưa là hạt dưa được nhuộm bằng hóa chất độc hại… Nghịch lý quá, thời chiến tranh loạn lạc kinh tế bao cấp, người ta khổ vì thiếu thực phẩm, còn thời bình ngày nay, kinh tế phát triển, thực phẩm không thiếu thì người ta lại khổ vì cái ăn cái uống bị nhiễm độc!

Từ mười mấy năm nay, đám nhóc ngày xưa giờ đã con cái đùm đề, mỗi người mỗi nơi, ít có dịp đoàn tụ và thưởng thức các thứ mứt do tay dì Út làm. Cuộc sống nơi thành phố công nghiệp phương xa cũng bận rộn túi bụi, chỉ trông mấy ngày Tết được thong thả nghỉ ngơi. Cho nên chuyện mứt bánh cũng đành nhờ vào các hãng bánh kẹo, các lò sản xuất đại trà , dù nỗi lo thuốc tẩy, vệ sinh thực phẩm vẫn còn đó. Thôi thì ai sao mình vậy. Và phiên phiến một chút, bớt cái tinh tế, ý vị “quê mình” đi để thích nghi với cung các ẩm thực chốn đô hội, đừng để cái nhớ làm cho mình lạc lõng mấy ngày xuân. Tưởng đã yên nhưng cũng chẳng được yên. Càng lúc chuyện mứt trôi nổi không tên, mứt kém vệ sinh, mứt có hóa chất độc hại (tương tự hạt dưa, lạp xưởng…) càng được phơi bày nhiều trên các báo, đài. Nghe thấy, đọc thấy mà e sợ, mà rầu rĩ. Khổ cho một số hộ, lò mứt làm ăn tử tế vốn đã lao đao vì vật giá tăng vọt lại còn bị vạ lấy vì cái nạn “mứt bẩn”. Tốt xấu lẫn lộn, ai là người phân định, chỉ dẫn cho dân chúng và ngăn chặn kịp thời? Có được mấy doanh nghiêp chịu đầu tư làm ra sản phẩm mứt đại trà thơm ngon, bảo đảm vệ sinh, an toàn như đã từng làm với bánh kẹo? Ngày tàn của mứt – và của hạt dưa, lạp xưởng- sắp đến rồi chăng? Một mảng của ẩm thực Tết, của sinh hoạt Tết có cơ bị xóa sổ? Dì Út giờ đã già yếu lụm cụm, không còn là mứt như xưa nữa. Sắp Tết, nhớ dì, tôi gọi điện thoại thăm hỏi. Nhắc đến chuyện làm mứt, giọng dì vui hẳn ra: “Con nói mấy đứa thử làm vài món mứt đi, Tết mà. Không có mứt thì lạt lẽo lắm! Có quên chỗ nào thì gọi cho dì để dì chỉ cho”. Ah, mà dì nói chí lý. Nếu ra chợ mà ta e ngại trước nhiều thứ mứt lòe loẹt nhưng chẳng rõ xuất xứ thì sao không thử bắt tay làm vài món mứt quen thuộc mà cũng không đến nỗi phức tạp như mứt gừng, mứt dừa hoặc mứt khoai, mứt chùm ruột chẳng hạn. Có tốn công lắm thì cũng như làm một món bánh đãi bạn hoặc nấu một bữa cơm nhiều món thôi. Mà đổi lại, ăn Tết khỏi phải lo “mứt bẩn” và chắc chắn có nhiều điều thú vị để học, có niềm vui mang đến cho người thân và có kỉ niệm để mà nhớ.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chuyện lo tết thời bao cấp

    22/01/2020Ngô MinhKhông hiểu tại sao cứ mỗi dịp Tết về tôi lại nôn nao nhớ anh em trong ngành thương nghiệp suốt mấy chục năm thời bao cấp. Thoát khỏi thời "trăm thứ thứ gì cũng phân" vô cùng khó chịu ấy là một giải thoát vĩ đại. Tôi cũng là người đã viết hàng trăm bài báo cổ vũ cho công cuộc đổi mới. Nhưng công bằng mà nói, thời kỳ gian nan ấy, những "cán bộ mậu dịch" đã làm hết sức mình để năm nào cũng lo được cho hàng chục triệu gia đình có một cái Tết đàng hoàng, là chuyện không thể quên…
  • Chăm chút bàn thờ ngày Tết

    22/01/2020Kim ThoaThờ phụng tổ tiên là một trách nhiệm có tính cách luân lý đối với người Việt Nam, nó thể hiện cho nhu cầu được phát lộ tình cảm và niềm tin huyết thống trong môi trường gia đình.
  • Tết xưa và nay

    25/01/2012Ngân HuyềnTết như cái bản lề, khép lại một năm này và mở ra một năm khác. Tết là thời điểm đặc biệt mà chỉ trừ những đứa nhỏ, bộ nhớ còn rất nhiều khoảng trống, còn lại phàm những người có ký ức đều bắt đầu hồi tưởng và so sánh: “Tết giờ sao nhạt, chẳng giống ngày xưa!”.
  • "Ăn" Tết

    23/01/2009Quế ViênĐầu thập niên 1970, nhiều người gốc Bắc sống ở Sài Gòn - được gọi chung là dân “Bắc Kỳ di cư” - tìm đọc Áo mơ phai của Nguyễn Đình Toàn và Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng để nhớ hoặc biết ít nhiều về quê nhà. Nếu Áo mơ phai là những hoài niệm buồn nhưng cũng đầy lãng mạn về Hà Nội, thì tác phẩm sau toàn chuyện… ẩm thực.
  • Khoa học “Tết”

    23/01/2009Nguyễn Chính TâmCó lẽ vì tính tham gia với số lượng đông thành viên cộng đồng, mà “Tết” luôn được xem như một hiện tượng đầy thú vị cho giới nghiên cứu. Trên căn bản ngày Tết, hay thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới chỉ là một quy ước mang tính định chế, quy ước này lại có thể dẫn giải từ nhiều cách tiếp cận khác nhau.
  • Mong cho hết Tết

    29/01/2009Thùy ThanhNhớ nhà, nhớ người thân, nhớ món bánh chưng ở quê nhà chính là tâm trạng chung của những người ăn Tết xa quê. Không phải họ không muốn về nhà mà chỉ vì hoàn cảnh và điều kiện không cho phép họ về trong những ngày Tết đến.
  • Chuyện phong tục Tết

    19/01/2009Nguyễn Vinh PhúcLễ tết là thuộc về phong tục. Trong phong tục của cả nước có phong tục riêng của từng vùng. Mỗi vùng đóng góp những phong tục của mình vào phong tục chung. Hà Nội cũng vậy, từ xưa để hình thành một vùng “Văn hóa kinh kỳ” cũng có tục đón Tết riêng.
  • Tết quê

    16/01/2009Vương Minh

    Ấm nồng như ký ức, đẹp đẽ như tuổi thơ, Tết quê chợt về miên man trong hồi tưởng. Tôi lại nhớ, lại nôn nao, lại ước mình được nhỏ bé...

  • Hoang phí

    13/03/2007Linh LinhTừ vựng ngắn gọn này mang nghĩa giản đơn: đó là cách tiêu dùng rộng rãi, quá mức cần thiết, gây lãng phí. Biết vậy, nhưng để tránh nó lại vô cùng gai góc, chủ yếu mọi người nại ra lý do rằng lẽ đờinó phảithế,nguyên tắc chung phải vậy, luật làng tuy bất thành văn không đổi được...
  • Tết trong mỗi người

    16/02/2007Phan Triều HảiMùa xuân tuyết tan, cây đâm chồi nảy lộc. Chim hót líu lo. Mặt trời sáng bừng, và trời xanh. Câu này nghe quen, nhưng đó là mùa xuân ở đâu, chứ tôi nay thật sự đã được tận hưởng mùa xuân ở mọi miền đất nước rồi nên mới biết điều lẽ ra không cần đến gần bốn mươi năm để biết, rằng cả nước vào xuân nghĩa là miền Bắc đón những đợt rét tái tê người, miền Trung là những cơn mưa sụt sùi bất tận, còn miền Nam thì nắng như đổ lửa...
  • xem toàn bộ