Năm Tỵ đừng quên lời nhắc của Phu xích

11:02 SA @ Thứ Bảy - 16 Tháng Hai, 2013

Tròn 70 năm trước, mùa xuân 1943, trong nhà tù phát xít Đức, kết thúc tác phẩm nổi tiếng Viết Dưới Giá Treo Cổ, G. Phuxích - nhà văn Tiệp Khắc - đã cất lời kêu gọi: "Hỡi những con người mà ta hằng yêu thương, hãy cảnh giác!"
Bảy thập kỷ qua, nhân loại đã có những thành tựu nhảy vọt về khoa học kỹ thuật, nhưng tiếc thay, việc tranh giành lợi quyền và hận thù giữa các sắc tộc, tôn giáo, phe nhóm... không những không bị kiềm chế, mà nhiều lúc, ở nhiều khu vực còn nghiêm trọng hơn, khiến lời nhắc của G. Phuxích vẫn có ý nghĩa thời sự.

Năm Tỵ, với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, hẳn là phải cảnh giác trước hết với bọn CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ qua những con đường "tiểu ngạch" đưa rau quả, thực phẩm, quần áo, thuốc men... bị tẩm độc tố liên tiếp tràn qua biên giới. Còn những thứ không "ăn" được, nhưng tác hại có khi còn lớn hơn. Như sắt thép mình bán không hết, chất đống gỉ rét ở kho bãi khắp nơi, nhưng vì hám lợi, người ta vẫn "cõng" từ nước ngoài về. Rồi đủ loại máy móc quá "đát" cho đến đĩa CD độc hại cũng nối tiếp nhau tràn qua biên giới...

Thứ hai là cảnh giác trước những kẻ KHẨU PHẬT TÂM XÀ. Bởi đằng sau không ít các cuộc giao tiếp với cảnh bắt tay thân thiết như anh em một nhà là tàu chiến, súng đạn đã sẵn sàng bủa vây tứ phía. Và còn bao nhiêu người nhẹ dạ trút của nổi của chìm mua hàng ảo qua "mạng" hay cho con "xuất khẩu lao động" rồi trắng tay đều vì mất cảnh giác trước bọn "tâm xà"!

Những kẻ đó lại có tài NÓI RẮN TRONG LỖ CŨNG BÒ RA, nên không ít bà con ta đã bị lừa đau đớn, tỉnh ngộ thì đã muộn. Nào danh y chữa được bách bệnh, nào thuốc cải lão hoàn đồng, rồi bao nhiêu thứ hàng hóa với công nghệ tiên tiến, mẫu mã đẹp đến Âu Mỹ cũng "OK"!... Dân ta thì cũng không ít người cả tin, đến mức tháo cả móng trâu, nuôi đỉa để bán... Đó là chưa nói đến một số quan chức địa phương, chẳng biết vì cớ gì, hãy cũng vì những kẻ thuyết khách khéo nói mà vui vẻ nhường cả những vùng biển, vùng rừng đắc địa cho họ ngự trị hàng mấy chục năm trời! Mà nói chi chuyện to tát, đã có biết bao nhiêu cô gái non tơ đã phải sống dở chết dở vì nghe những lời dỗ dành, tán tỉnh ngon ngọt của bọn "Tú Bà", "Sở Khanh"...

Có một điều ít ai ngờ là có khi NỌC NGƯỜI BẰNG MƯỜI NỌC RẮN! Không hẳn là lối nói phóng đại. Nọc rắn còn có cách chế ngự, chứ "nọc người" nhiều khi vô phương cứu chữa, làm nạn nhân tê liệt suốt đời, thậm chí di họa đến cả đời con cháu. Những "vụ án" văn chương trong lịch sử, tuy không hề phải ra tòa, chỉ do lời phán của ai đó, mà "đau hơn hoạn". Xin nhớ thời nay, "nọc người" không chỉ là lời nói độc địa mà còn bằng những "comment", nhưng lời bình trên mạng Internet lan tỏa dữ dội nhiều khi hơn cả cháy rừng thông mùa hạ. Một chuyện còn "nóng": vì sức ép dư luận, một cô giáo suýt phải bỏ nghề do món "canh gà Thọ Xương". Và chúng ta đã không ít lần phải đau lòng trước cảnh một số em học sinh tự tử chỉ vì bố mẹ, thầy cô hay bạn bè chỉ trích quá lời.

Cũng phải cảnh giác với những kẻ khéo VẼ RẮN THÊM CHÂN, việc đơn giản lại bày ra những thứ râu ria cho ra vẻ khó khăn, phức tạp. Đó là những kẻ muốn tỏ ra mình là người lắm "sáng kiến", nhưng phần lớn là chỉ để "kiếm ăn" nhờ mấy thứ "râu ria" đó. Các "chuyên gia" có tài đặt ra các "giấy phép con" và thích lập thêm "ban, bệ" làm tốn thêm công quỹ, có thể xếp vào loại người này.

RẮN ĐỔ NỌC CHO LƯƠN, lại là kiểu hại nhau thâm hiểm, là lời nhắc những người hiền lành coi chừng bị kẻ xấu đổ vạ. Trong lịch sử không thiếu chuyện những người tốt, những vị quan thanh liêm, chính trực bị kẻ xấu vu vạ phải chịu án oan hoặc phải tuẫn tiết. Gần hơn cả, như vụ "Tiên Lãng", có kẻ đã đổ tội phá nhà ông Đoàn Văn Vươn cho người dân trong vùng!

Kể ra, đã là con người - dù là Tây, Tàu, da trắng hay da vàng, da nâu... - sống chung trên một hành tinh mà phải "nêu cao cảnh giác" thì cũng hơi bị... buồn! Nhưng mấy ngàn vạn năm rồi, Đức Phật, Chúa Giê su, Đức Khổng Tử và biết bao nhiêu là bậc hiền triết khác đã nêu gương, răn dạy tình thương yêu cho nhân loại mà thế gian vẫn chẳng yên bình, vẫn đầy "rắn rết"! Trời đã sinh ra thế, không tránh xa được HANG HÙM MIỆNG RẮN thì đành phải cảnh giác. Mà có khi đó là cách ông Trời thử thách con người. Như có Xà Tinh thì Thạch Sanh mới bộc lộ hết sức dũng mãnh của mình. Nếu không có kẻ ác thì có khi chẳng ai để ý đến cái "thiện" nữa... Hình như có người đã nói thế.

Hẳn là với những bợm nhậu và các vị đang lo "bổ thận tráng dương" thì chẳng cần chi triết lý đông dài. "Thử hỏi, không có "tam xà" với "ngũ xà" thì làm chi có "trường sinh tửu" cho chúng ta túy lúy hả?". Nghe thật là "ngon" và đơn giản, nhưng việc cảnh giác vẫn không thừa. Chắc chi đã thật là "tam xà" với "ngũ xà", và rượu giả gây ngộ độc đâu phải là chuyện hiếm!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Không có gì tử tế trên nền văn hóa kém

    05/04/2019Hoàng Hạnh (Thực hiện)Cchúng ta không hề xấu hổ, không đau khổ trước việc chúng ta chế biến thịt súc vật chết để bán cho mọi người. Chúng ta chỉ xấu hổ vì nghèo đi mà chúng ta quên mất xấu hổ vì sự xấu đi về mặt đạo đức...
  • Đời sống hiện đại: Internet và những đánh đổi

    01/02/2018Trần Hữu Dũng... cùng với các lợi ích là một số “mặt trái” của Internet: những trang web dâm ô, xách động bạo lực, nhiều thông tin sai, không thể kiểm chứng, hoặc những đả kích, vu khống cá nhân...
  • Chỉ có thể hy vọng khi biết sợ!

    03/06/2016Bùi Văn Nam Sơn“Nhân loại có được phép tự sát tập thể hay không?” – đây không phải là một câu hỏi vớ vẩn hay để gây “sốc” cho vui. Nó đang trở thành một tra vấn hết sức nghiêm chỉnh và nghiêm trọng ở cấp độ đạo đức học và triết học...
  • Môi trường sống không để “trồng người”?

    22/04/2016Nguyễn HoàngBài viết đi sâu một số bất cập phản lại bản tính tự nhiên của con người trong môi trường sống của người Việt hôm nay. Đó một môi trường sống, một văn hóa ở không có chỗ cho tuổi thơ mà các hệ lụy nặng nề, lâu dài của nó đối với giáo dục con trẻ hình như còn bị coi nhẹ, còn chưa được đề cập tới một cách đúng mức. Đây cũng có thể là một trong những hệ nguyên nhân trực tiêp gây ra hiện tượng “bạo lực học đường” mà cả xã hội chúng đang phải chiụ đựng và cùng phải trả giá đắt bằng cả các thế hệ tương lai!
  • Từ dòng sông nghĩ về dòng người

    08/09/2014Hà YênTừ cao ốc nhìn xuống đường phố, thấy dòng người-xe đông nghịt, chuyển động giống cảnh tượng một dòng sông hiền hòa nào đó. Mà cũng đúng như vậy, nếu xét tổng thể, và thêm một chút trừu tượng nữa để dòng người-xe đông nghịt kia, được cảm nhận như một “môi trường liên tục”, thì cả hai đều là chuyển động một chiều, cũng tương đương về mặt động học, và thậm chí, còn có thể có tình huống tương đương động lực học nữa.
  • Những người trẻ tìm cách sâu sắc

    10/07/2014Lê Xuân NhậtMột loại virus mới đang lan nhanh: virus này khiến những người trẻ biến thành các cụ già. Nhưng họ vẫn nghĩ rằng như thế tức là mình sâu sắc hơn người cùng thế hệ...
  • Nhạt nhòa văn vật

    19/08/2013Lương Duy CườngLàng tôi bây giờ nhiều nhà đến Tết họa chăng mới có tiếng người. Nghĩ mà xót. Chỉ trừ thuở đói kém kinh hoàng năm 1945 mới có chuyện bỏ làng dắt díu nhau bỏ xứ đi làm ăn chứ thời bom Mỹ dội xuống, dân quê tôi vẫn bám trụ bền bỉ.
  • ’Cái liêm sỉ của kẻ sĩ hiện đại không còn’

    18/08/2013Dương Trung QuốcNếu thu nhập của bộ máy công chức chỉ là lương và một số bổng hợp lý nào đó bảo đảm tốt đời sống ổn định của họ thì chắc người muốn đi làm Nhà nước cũng có nhưng chẳng nhất thiết phải đi mua giá cao; đồng thời quan chức cũng không thấy cần thiết phải bán chức thì mới đủ cho thu nhập.
  • Tết nhất xưa, các cụ chưa thấy…

    15/02/2013Trần Giang PhươngTiết xuân, đầu xuân hái lộc, xin lộc, hành hương... các cụ xưa chỉ làm nghi thức. Nay người đông của khó, lại sợ kém chị kém em, nên bon chen nườm nượp làm cho bằng được.
  • Kế sách cứu nước – xây dựng nội lực đất nước hùng cường thế kỷ XXI

    23/01/2013TS. Sử học Nguyễn NhãTôi vốn là nhà sử học nghiên cứu lịch sử Việt Nam với cách nhìn ngàn năm trước hướng về ngàn năm sau, nhận thấy rằng hiện nay không còn là nguy cơ xâm lược mà thật sự đã xảy ra xâm lược lãnh thổ ở Biển Đông và xâm lược phá nát kinh tế văn hóa xã hội Việt một cách thâm sâu chưa từng có...
  • xem toàn bộ