Người không thành đạt

04:58 CH @ Chủ Nhật - 02 Tháng Bảy, 2017

Nếu bạn lên Google mà tìm kiếm cụm từ "người thành đạt" thì sẽ có khoảng non 4 triệu kết quả chỉ trong vòng chưa đến 1 giây đồng hồ...

Nhưng nếu tìm với cụm từ "người không thành đạt" thì không có bài viết nào về chuyện này, nếu có chăng chỉ tìm thấy những bài dạng "những đặc điểm không có ở những người thành đạt".

Mãi mới tìm thấy một bài "13 lý do bạn chẳng bao giờ thành đạt." Đọc bài đó, tôi thấy mình có khi còn có nhiều hơn những lý do mà bài báo liệt kê.

"Thành đạt" là xét trên những tiêu chí bình thường của một xã hội… bình thường, nghĩa là ổn thỏa về công việc, có sự thăng tiến và phát triển; từ đó có những điều kiện tốt về mặt tài chính.

Từ những tiêu chí đó, chân thành mà nói, tôi là một người không thành đạt. Trước đây tôi thường đổ lỗi cho hoàn cảnh, số phận của mình vốn cũng khó khăn hơn nhiều những bạn khác cùng trang lứa, nhưng ngẫm ra, nhiều người còn khó khăn hơn tôi nhiều nhưng họ vẫn có thể vượt lên được. Nhưng tôi thì không. Bây giờ tôi sẽ viết về những cơ hội mà tôi đã bỏ lỡ.

Ngay từ thời sinh viên, tôi đã học hành rất chăm chỉ, nhưng cách học của tôi rất khác với hầu hết mọi người và sau đó, tôi đi sai đường. Nếu tôi chọn con đường làm công tác nghiên cứu chẳng hạn, chắc hẳn cuộc đời của tôi đã khác. Dù có thể nó phẳng lặng hơn, nhưng nếu chịu khó đi trên con đường đó một thời gian đủ lâu, chắc chắn tôi sẽ có một vị trí nhất định. Tôi không chọn đúng con đường cho mình.

.

Chọn sai đường là một sai lầm nghiêm trọng nhất, khi đã đi sai đường, thì làm lại rất khó, càng để lâu thì càng khó khắc phục.

Hồi đó tôi đã thấy, ngoại ngữ là một yếu tố tối quan trọng để làm hành trang bước vào đời, tôi học ngoại ngữ rất chăm. Một phần do nhà nghèo, không có tiền để đi học ở ngoài trung tâm, phần khác do đi làm bận, tôi cũng không có nhiều thời gian.

Do đó tôi tự học ngoại ngữ và bản thân có thể đọc, dịch được tài liệu rất tốt, nhưng khi ra trường tôi mất cơ hội để đi làm cho một doanh nghiệp nào đó vì không có khả năng nghe nói, giao tiếp… mặc dù tiềm tàng, tôi rất có năng khiếu về khía cạnh đó: bạo dạn, nghe tốt, khả năng phát âm tốt. Như thế là học chăm, nhưng chưa đúng phương pháp, cũng chẳng có mấy cơ hội thành công.

Tôi có những người bạn học ít thời gian hơn nhiều, nhưng họ biết cách học: họ tập trung vào học nội dung sẽ phải trả lời khi phỏng vấn, và thế là đủ. Khi vượt qua, môi trường làm việc sẽ dạy họ tiếp, và chỉ một thời gian sau họ tiến xa hơn tôi nhiều.

Đến khi đi làm, trải qua nhiều môi trường làm việc, nhiều vị trí… tôi cũng chẳng mấy thành công. Tính tình khôn không ra khôn, dại không ra dại, hèn không ra hèn mà nghĩa hiệp cũng chẳng ra nghĩa hiệp đã hại tôi không biết bao nhiêu lần.

Hầu hết tôi thích đứng về phía người làm công, về phía "người yếu thế" để bênh vực họ, nhưng cũng hầu hết, tôi không hiểu cái lý lẽ của người sử dụng lao động, và sự bênh vực của tôi trở nên mù quáng, ngốc nghếch. Pháp luật thì luôn dành cho người lao động sự ưu ái, do đó nếu cứ có kiện cáo thì doanh nghiệp bao giờ chẳng thiệt. Do đó sự nghĩa hiệp của tôi, ích lợi không có mấy mà chỉ có tác dụng… phá công ty là nhiều.

Bây giờ nhìn lại, ngay cả với người lao động, những người bị coi là "yếu thế" thì cái sự bênh vực đó không có tốt. Cứ cho là đối đầu, họ sẽ được một khoản bồi thường và… mất việc. Sau đó cơ hội cho họ tìm được việc khác giảm đi cực kỳ nhiều.

Vậy đấy, thẳng thắn, cương cường, nghĩa hiệp nhưng ngu ngốc, hại quá nhiều mà lợi chẳng được bao nhiêu.

Tất nhiên, không thể nói là tôi không có những thế mạnh và thành công nhất định. Tôi khéo ngoại giao, giỏi luồn lọt… cũng khéo đem người này ra dọa người kia, lấy le, lại biết sử dụng tiền bạc để làm đòn bẩy cho công việc. Hơn thế nữa, tôi biết vận dụng rất tốt những kiến thức học được trong trường và cả cuộc sống, nên công việc của tôi có những đoạn cực kỳ hiệu quả.

Đó là thời cầm tiền đi xin đất, chạy các dự án đầu tư. Nhưng thường thì cái thói tham nó không làm cho mình dừng ở chỗ đó: tiếp xúc với các dự án đầu tư chỗ này chỗ khác, vào thời chứng khoán, bất động sản "hót hòn họt" tôi cũng nắm được nhiều cơ hội làm ăn. Nhưng người ta, hoặc "các cụ" đúc kết cũng đúng, phàm là cái gì được thúc đẩy bởi cái tham, thì hoặc chẳng bao giờ đạt được, hoặc chẳng bao giờ lâu bền.

Tôi mất sạch. Nếu như tôi biết dừng lại, bằng lòng với những cái mình đạt được, thì chắc kết quả cũng tốt hơn bây giờ nhiều.

Có một góc khác trong tôi, đó là từ gần 20 năm nay tôi đọc sách Phật. Đọc chỉ vì ham hiểu biết về triết học mà đọc. Do đó hầu như tôi chỉ học, không có hành. Phật học với tôi chỉ như một môn triết, một tư tưởng… như bao triết thuyết khác, không hơn.

.

Ngày hôm nay, bình tĩnh, chân thành nhìn nhận lại bản thân sau tất cả những sai lầm, của cả hơn 20 năm lạc lối, tôi muốn làm lại. Tôi hiểu bản chất của những sai lầm đó của mình, đó là sự thiếu tu dưỡng.

Tôi đã từng quá tự mãn, tự cao tự đại, bỏ qua những chuẩn mực đạo đức… tất cả những điều đó làm tôi thất bại. Từ ngày nhận ra những điều có hại đó, tôi muốn làm lại và thay đổi bản thân. Tất nhiên ở cái tuổi xế chiều, khi mình đã đi qua đỉnh dốc bên kia rồi, thì tất cả mọi chuyện đều không dễ: học tập, lao động… nhưng không nhẽ mình lại dừng lại, hoặc thoái lui? Khó thì cũng phải đi tiếp, chứ biết làm thế nào.

Cũng không nên nghĩ rằng tôi sẽ xuất gia đi "ăn mày cửa Phật" - không dễ cho hầu hết những người thường chúng ta: đi cách núi về cách sông, lại "vợ bìu con ríu". Tôi đành chọn con đường tiếp tục học tập, tu thân… và tin tưởng rằng nếu mình đi tiếp, sẽ có kết quả dù ít dù nhiều.

Tạo hóa đã không trao cho mình những cái này, thì lại trao cho mình cái khác. Nếu chúng ta tìm được ra nó, thì chúng ta vẫn có thể cống hiến được cho xã hội. Khi chúng ta đã cống hiến được cho xã hội, thì không lo việc chúng ta sẽ thiệt thòi. Cuộc đời là công bằng cho tất cả, nếu như chúng ta đang thiệt thòi, có nghĩa là chúng ta cống hiến chưa đủ cho cuộc đời, vậy thôi.


"Không thành công thì cũng thành danh" - câu nói của tiền bối Nguyễn Thái Học trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Trong bất cứ công việc mà bạn làm dù thành công hay thất bại nhưng bài học được rút ra thì chính bạn là người hiểu và thấm thía hơn ai hết... Kinh nghiệm của chính bạn đã trang bị cho bạn trở nên sống "Thành Nhân".

Có đôi người bạn đến tìm lời khuyên của tôi, vì họ nhận thấy tôi cũng đã bỏ một lượng công sức nhất định trong học tập và thu hoạch được một số tư duy "hơi hơi bình tĩnh" - vấn đề sẽ được đặt ra thế này. "Bạn thành công hơn tôi rất nhiều về các mặt: địa vị xã hội, tiền bạc… vậy ý kiến của tôi có ý nghĩa gì với bạn?" Bạn sẽ có thể trả lời bằng rất nhiều ý, từ nhiều khía cạnh.

Nhưng nếu tôi vẫn muốn cùng bạn suy nghĩ về những vấn đề của bạn, để đáp lại thịnh tình và sự tin tưởng chân thành, thì tôi sẽ nói rằng, có thể tôi không thành đạt bằng bạn, hiện nay tôi rất nghèo, nhưng tôi sẽ cùng suy nghĩ với bạn bằng lòng thành của tôi, và tôi chia sẻ với bạn tất cả những bài học từ sự thất bại của bản thân mình…

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ích kỷ: sự thắng thế của phần “Con”

    17/10/2019Hà Văn ThịnhNghe, giật mình và… bừng hiểu điều tưởng chừng như ai cũng đã biết: Hầu như tất cả những sai lầm, xung đột, mâu thuẫn, tệ nạn, nhức nhối… trong xã hội thời nay đều bắt nguồn từ tính ích kỷ quá đáng của chính bản thân mỗi chúng ta!
  • Cá nhân và cộng đồng

    02/05/2019Người ta khuyên chúng tôi hãy phát triển mình như những cá nhân, bồi dưỡng những phẩm chất riêng của mình, và đẩy mạnh an sinh cá nhân. Ở đây không có một xung đột giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân sao? Cái nào phải được ưu tiên – cá nhân hay quốc gia?
  • Làm thế nào vực dậy phẩm hạnh cộng đồng?

    13/05/2018Nguyên CẩnCó bao giờ chúng ta tự hỏi: Vì sao sau hơn ba mươi năm vắng bóng chiến tranh, vẫn thấy trên đất nước ta hôm nay, hầu như bất kỳ ngày nào, ở bất kỳ nơi nào cũng có những tranh chấp, xung đột; thậm chí án mạng, chẳng những trong gia đình, ngoài đường phố, mà còn tại trường học, hoặc ngay cả giữa chốn uy nghiêm như nơi công đường….?
  • Chỉ nghĩ đến tiền cũng làm người ta ích kỷ

    14/12/2017Chỉ cần một ý nghĩ về tiền bạc cũng biến một con người trở nên ích kỷ, làm cho người đó ít sẵn lòng giúp đỡ người khác hơn và chỉ thích "độc lập tác chiến"...
  • Ích kỷ, cái gốc của mọi tính xấu

    21/08/2016Thu HuyềnCon người ta có biết bao nhiêu tính xấu, nhưng ngẫm cho kỹ thì hình như mọi tính xấu của con người đều từ một cái gốc mà ra. Đó là tính ích kỷ. Theo định nghĩa từ điển tiếng Việt, ích kỷ là "chỉ biết, chỉ vì lợi cho riêng mình mà không biết đến người khác. Tham lam cũng bắt nguồn từ sự ích kỷ muốn vơ hết về mình...
  • Sự ích kỷ đang lớn dần trong xã hội

    20/05/2016Quốc NamThiện ác có thể xoay chuyển trong gang tấc, nhưng sự vô cảm, từ chối các trách nhiệm tương quan mới khiến chúng ta trở thành người đứng ngoài thơ ơ trước tất cả những vận động của cuộc sống.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ích kỷ, khôn vặt, vụng nói chuyện, học để kiếm gạo, ...

    26/10/2015Vương Trí NhànCái tật ích kỷ vốn là một thứ hay lây: Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở nơi đền chùa, hoặc cạnh đường đi lối lại, đã không biết giữ gìn để làm một cái cảnh vườn chung thì chớ, nhiều người lại còn đang tay bẻ tàn bẻ hại, để đem về nhà mà chơi thích chí lấy một mình...
  • Nhận Dạng một Cộng Đồng

    15/05/2015Nguyễn Tất ThịnhNếu mạnh dạn nhìn vào điểm xấu thì như uống thuốc Kháng sinh (không thích, nhưng cần thiết). Tôi liệt kê sơ nhận xét của mình về 10 phương diện lớn của một Cộng Đồng Việt Nam…(mỗi phương diện gắn tạm với 3 dấu hiệu chính…được gọi bằng chính cách nói của Cộng Đồng, mang tính hình ảnh và liên tưởng…)
  • Những kẻ ích kỷ cao thượng

    22/07/2009Phong DoanhĐa dạng là một quy luật lớn của sự tồn tại mọi thứ trong vũ trụ bao la. Các thế giới vô tri lớn như các thiên hà, nhỏ như các hạt cơ bản đều muôn hình vạn trạng. Các loài thực vật, các loài động vật cũng tồn tại theo quy luật này, không có ngoại lệ...
  • Người dùng Internet dễ trở nên ích kỷ

    08/07/2008Một công trình nghiên cứu của Anh cho rằng người sử dụng Internet đang trở nên thiếu kiên nhẫn và có phần ích kỷ hơn khi họ lên mạng...
  • Doanh nhân cộng đồng, họ là ai?

    13/06/2007Hoàng Cửu LongCác nhà tỉ phú trên thế giới ngày càng hướng vào các hoạtđộng từ thiện.Họ là doanh nhân nhưng khôngbó gọn trong sản xuất, kinh doanh mà hướng tớilợi íchcộng đồng. Người tagọi họ là "Doanh nhâncộng đồng”...
  • xem toàn bộ