Người Việt cần bớt… khôn

11:29 CH @ Thứ Tư - 12 Tháng Chín, 2018

Đi tiếp xúc những người tài giỏi của “Tây” về, cứ băn khoăn không biết sao họ thật thà thế mà lại… giỏi được nhỉ? Thật thà à? Báo vẫn đăng những ông Tây lừa bị bắt đó thôi...

Xem các phim của Hollywood thấy đầy khủng bố, lưu manh, “bố già”, Tây cả đấy. Ở đâu chẳng có người này người kia. Nỗ lực dung hòa ấy của tôi nghe thì có vẻ chắc chắn đấy, nhưng không thuyết phục được… bà xã.

Cô ấy hùng hồn: “Em mong tống cổ nhanh nhanh cái năm cũ này đi, lắm chuyện quá. Nào thiên tai mưa bão xả lũ chết người đến bác sĩ ném xác bệnh nhân xuống sông, cướp bia, dân phòng bóp cổ dân đến đánh trẻ mầm non như tiêu diệt đối thủ… Mà thi PIZA lại hơn cả Mỹ”.

Tôi bật cười: “PISA bà ơi, không phải bánh pizza ăn được đâu. Một phép đo lường khoa học đấy, không có ưu tiên với lại chạy chọt gì được đâu nhé”.

Cô ấy đáp trả liền: “Nhồi như nhồi vịt, trong khi ở Mỹ con em người ta đến trường chỉ học những thứ cho người trung bình, còn thì để… chơi. Cho các em trở thành người giỏi nhiều thứ. Anh xem chương trình “đường lên đỉnh Olympia” mà xem, vừa thích vừa… sợ. Các học sinh thông minh đến mức người dẫn chương trình đọc câu hỏi líu cả lưỡi chưa xong thì đã ra đáp án. Thế mà xứ sở cứ lẹt đẹt thì không sao hiểu nổi”.

Cô ấy phân vân, có khi chẳng phải thông minh đâu (hay là thông minh thật nhưng thiếu cái gì đó – chẳng hiểu là cái gì). Hay là khôn lỏi, láu cá láu tôm chứ không phải khôn thật?

Các nhà nghiên cứu đâu hết cả rồi, có ai nói xem người Việt bây giờ phát triển tới đâu, hô hào xây dựng con người mới nói cả tỉ lần giờ đến đâu rồi? Từ đâu mà lòi ra lắm thói hư tật xấu thế?

Đọc các dòng tít trên báo thôi đã đủ thấy kỳ dị. “Trụ sở tỉnh nào to như cung điện”, “Thiên tài trốn thuế Bầu Kiên”, “Sức khỏe yếu sếp có từ chức”, “Xả lũ đúng lý thuyết chết dân trên thực tế”…

Khôn ngoan thông minh kiểu gì để ông đại sứ Thụy Điển nói doanh nghiệp Việt Nam muốn thành công thì đừng nhét chì vào đế giày nhà vô địch” mà hãy học hỏi họ, làm việc với họ bằng tư cách trợ thủ đắc lực, học bí quyết quản trị nguồn nhân lực, marketing và tận tụy với khách hàng. Tức là học làm cho đúng khoa học kinh doanh tử tế chứ không láu cá tính toán giành lợi trước mắt.

Trong cuộc sống, hãy làm người tử tế đã mới giỏi được. Giỏi và tử tế phải song hành. Con người tốt nhiều lắm bị dạt im tiếng hết để xã hội cứ suốt ngày “rúng động” với “sốc toàn phần”, luôn lòi ra những chuyện “quái thai” ngày xưa các cụ nghe không hiểu, như “hàng ngàn người trẻ tuổi chen lấn ăn sushi miễn phí”, “ôtô điên” hoặc “làm mứt” kiểu lấy trái cây thối đem ngâm hóa chất.

Cứ kể ra nữa thì thành chuyện cười ra nước mắt, trên Facebook có người thảng thốt kêu “con người ơi sao tôi sợ con người quá”. Đó, đó là khôn hay thông minh để làm gì. Thà họ cứ ngu đi một chút nhưng tử tế hiền lành như xưa có khi lại khá. Chứ thông minh như bây giờ, không biết con người còn đi tới đâu trên con đường tha hóa.

Chuyện nhà tôi – chuyện trong nhà, chuyện vợ chồng mà cãi nhau hoài vì tranh luận chuyện ngoài đường không. Thế mà các nhà tâm lý cứ khuyên, hãy bỏ mọi chuyện ngoài cửa, đừng có rinh chúng về nhà, làm vẩn đục bầu không khí hạnh phúc. Chẳng khác gì “khuất mắt trông coi” theo kiểu cứ ăn đại đồ bẩn đồ độc vì ta có nhìn thấy đâu.

Đã đến lúc người Việt Nam cần… bớt khôn đi mới khá lên được. Xúm vào “chửi” cho hả mấy “con mẹ mìn” chứ bảo mẫu gì mà đánh trẻ mầm non kinh hoàng. Hỏi làm sao lại đến thế, biết cách nào tránh bây giờ. Sao không ai hỏi các vị lãnh đạo xem mấy ổng nghĩ gì.

Bà xã nói: “Đây, em nói còn hay hơn và trúng phóc đúng quy trình nhé, ổng sẽ nói “phải xử nghiêm” là hết. Còn vì sao, làm gì cho không còn mầm mống cái mục ruỗng ấy, ổng… biết chết liền”.

Nội dung liên quan

  • "Hãy làm việc với những người thông minh hơn hẳn bạn!"

    26/11/2019Trọng CầmĐể thành công trong kinh doanh, bạn buộc phải ứng phó nhanh trước mọi khó khăn, trở ngại. Với Gil Shwed, Giám đốc điều hành hãng bảo mật Check Point Software Technologies, bí quyết này đã được phát huy tới mức tối đa trong cuộc Hội thảo Networld+Interop 1994, diễn ra tại Las Vegas
  • Người Việt chỉ dùng trí thông minh vào chiến lược tầm thấp?

    09/06/2014Trần Thị Trường (Nhà văn)Những thành phần ưu tú của xã hội chưa được chọn lựa đúng giá trị làm cho các chuẩn giá trị bị đảo lộn cũng là một nguyên nhân làm cho con người không phát huy tối đa hiệu quả sự thông minh vốn có của mình...
  • Viết đơn giản mới là người thông minh

    05/12/2013Những từ ngữ văn hoa cùng kiểu font chữ phức tạp - 2 thủ thuật thường được sinh viên áp dụng trong các bài viết của mình - được các chuyên gia đánh giá là xuất phát từ những người kém thông minh.
  • Người Việt: Thông minh thì không nói lời sáo rỗng

    14/11/2010Nguyễn Điệp HoaNgười giỏi không phải là người tích đầy kiến thức, họ là người tạo ra phương pháp, chỉ ra con đường, đi trước thời đại...
  • Trí tuệ đám đông - Vì sao đa số thông minh hơn thiểu số

    22/12/2009James SurowieckiĐây là cuốn sách đưa ra một cách kiến giải hoàn toàn mới về sự vận hành thực sự của thế giới. (Sách xuất bản lần đầu năm 2007, tái bản tháng 8/2009).
  • Sự thông minh

    04/06/2009“Đàn ông nông nổi giếng khơi/ Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”. Ở thời các cụ ngày xưa bảo thế khi so sánh cái đầu của đàn ông với đàn bà. Giờ đây, con cháu đang ngờ rằng câu này do các cụ “giới nam” trong lúc đối ẩm, vui quá nên phán tạm. Tuy nhiên, quả là trí thông minh của đàn ông với đàn bà cũng có nhiều sắc thái khác biệt.
  • Thông minh và ngu đần

    10/01/2006Kim DiếnCó lần Béc-na Sô tâm sự với mấy người bạn tại nhà riêng của mình: Đàn bà thường hay chậm chạp và kém thông minh...
  • Không kể người, chó thông minh hơn cả!

    05/01/2006Vinh ThuĐến nay giới nghiên cứu vẫn chưa giải thích được, bằng cách nào trí thông minh của chó đã phát triển: Có phải là kết quả của quá trình con người thuần hóa, hay tổ tiên loài người đã chọn lựa những giống chó dễ cảm thông với con người?
  • Sáng tạo không ngừng đòi hỏi những câu hỏi thông minh

    06/12/2005Nguyễn Thúy HằngBài viết này được phỏng theo cuốn “Smart Questions: Learn to Ask the Right Questions for Powerful Results” (Jossey-Bass, SanFrancisco, 2004) của hai giáo sư Gerald Nadler và William J.Chandom - chủ tịch và phó chủ tịch Tổng công ty “The Center for Breakthrough Thinking”. ...
  • xem toàn bộ