Học giả Nguyễn Văn Vĩnh từng mơ về 'dân tộc tri thức'

04:36 CH @ Thứ Ba - 21 Tháng Bảy, 2015

Học giả hàng đầu Việt Nam đầu thế kỷ 20 sớm nhận ra chỉ có tri thức mới giúp một dân tộc quyết định được vận mệnh của mình. Về tri thức người Việt, trước hết, ông bàn về người nông dân...

Lý do rất đơn giản, Nguyễn Văn Vĩnh cho rằng nông dân chiếm 90% dân số Việt Nam đầu thế kỷ 20. Muốn cứu dân tộc thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu thì phải “cứu” người nông dân.

Cuối tuần qua, tại Hà Nội, ra mắt 3 tập đầu tiên trong bộ sách Lời người Mandi hiện đại tập hợp di sản báo chí và tư tưởng của Nguyễn Văn Vĩnh. Bộ sách do cháu nội học giả là ông Nguyễn Lân Bình chủ biên, NXB Tri thức ấn hành. Dự kiến có 14 tập.


Bìa 3 cuốn sách về học giả Nguyễn Văn Vĩnh mới xuất bản.

3 tập sách bao gồm: Nguyễn Văn Vĩnh là ai?, Lời người Mandi hiện đại – Phong tục và thiết chế của người An-nam (tiếng Việt) và Parole du barbare moderne (bản tiếng Pháp của cuốn Lời người Mandi hiện đại). Đặc biệt, bản tiếng Pháp được xuất bản để kịp mang đi dự Hội chợ sách quốc tế Frankfurt của Đức sắp tới.

Cuốn Nguyễn Văn Vĩnh là ai? là lời giới thiệu về nhân vật với bạn đọc, do nhiều tác giả soạn, Nguyễn Lân Bình chủ biên. Còn Lời người Mandi hiện đạivà các tập tiếp theo của bộ sách sẽ ghi rõ tác giả là Nguyễn Văn Vĩnh, với nhiều dịch giả tham gia chuyển ngữ từ tiếng Pháp nguyên bản sang tiếng Việt.

Các tập tiếp theo của bộ sách 14 tập này sẽ trình bày tư tưởng của Nguyễn Văn Vĩnh về các chủ đề rất đáng chú ý: vai trò của trí thức, giáo dục, phụ nữ, báo chí, kinh tế… và điểm qua những nhân vật cùng thời của ông.

Trở lại với suy tư của Nguyễn Văn Vĩnh về người nông dân, đây là tư tưởng chủ đạo của cuốn Phong tục và thiết chế của người An-nam. Cuốn sách này tập hợp hàng trăm bài báo của học giả trên tờ L’Annam Nouveau.

Sinh thời, Nguyễn Văn Vĩnh luôn tâm niệm: Mong làm sao để dân tộc này có tri thức. Chỉ một dân tộc có tri thức mới quyết định được vận mệnh của mình” – ông Nguyễn Lân Bình nói. “Trong đó, ông cực kỳ coi trọng người nông dân. Ông quan niệm, muốn giải phóng dân tộc thì phải giải phóng người nông dân”.

“Ông viết bằng tiếng Pháp nhưng tư tưởng của ông là tư tưởng của người Việt. Bởi vậy, tôi không thể chỉ xuất bản các di sản của ông bằng tiếng Pháp, mà phải dịch sang tiếng Việt để người Việt được biết”.

Năm 1931, Nguyễn Văn Vĩnh viết trên tờ L’Annam Nouveau: “Những người dân An-nam đã chán ngấy đến tận cổ cái cuộc sống với những tranh cãi không dứt về cái ăn và cái uống. Họ đã tìm cách đi đến các thành phố hoặc các khu đô thị để mong tìm được các công việc mà họ tin là, sẽ phong phú và tiện nghi hơn” (qua bản dịch của Nguyễn Như Phong).

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư tưởng lập hiến ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

    02/09/2016PGS.TS. Thái Vĩnh ThắngLịch sử lập hiến Việt Nam bắt đầu từ năm 1946 khi bản Hiến pháp đầu tiên được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thông qua. Tuy nhiên, tư tưởng lập hiến đã xuất hiện ở Việt Nam trước đó khoảng gần một thế kỷ, sau khi bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776, Hiến pháp nước Mỹ năm 1787 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nước Pháp năm 1789 ra đời...
  • Những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh với việc phát triển báo chí tiếng Việt và truyền bá chữ quốc ngữ

    27/04/2016Nguyễn Thị Lệ HàCho đến nay, phần lớn các tác giả khi nghiên cứu về Nguyễn Văn Vĩnh đều cho rằng ông là người thông minh, có tài và đặc biệt xuất sắc trong nghề làm báo và xuất bản. Có thể nói, Nguyễn Văn Vĩnh là người làm chủ nhiệm, chủ bút nhiều nhất trong lịch sử báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX...
  • Nguyễn Văn Vĩnh - Một trong những người tiên phong hoàn thiện chữ Quốc ngữ

    18/03/2016Nguyễn Lân BìnhTác giả Nguyễn Lân Bình là cháu nội của ông Nguyễn Văn Vĩnh. Với những tư liệu mà gia tộc đang giữ về người ông đã khuất, ông Bình đã bày tỏ quan điểm của mình… Với tinh thần khách quan, gạn lọc, công bằng. Hồn Việt xin đăng tải ý kiến của ông…
  • Câu chuyện Tự Lực Văn Đoàn, và những điều chưa nói

    28/07/2015Phạm Thảo NguyênMục đích bài biên khảo này là tìm hiểu việc xây dựng báo Phong Hoá Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn trong suốt thập niên 1930, đưa đến việc hiện đại hoá nghề báo và thúc đẩy nguyên một cuộc cách mạng văn chương, văn hoá Việt Nam. Đồng thời khám phá sự thực về đời sống của thành viên Tự Lực Văn Đoàn, cái phần lâu nay vẫn bị hiểu lầm...
  • Xét tật mình

    07/06/2014Người có bệnh phải biết rõ bệnh, căn nguyên bệnh thì mới uống đúng thuốc mà khỏi. Trong xã hội có nhiều hủ tục, đã thành thói quen của cộng đồng, một người hay một thiểu số không đủ sức đấu tranh để sửa mà nên phô bày ra, rõ ràng cái xấu, căn nguyên cái hại để Nhà nước biết, để đa số nhân dân biết, khi đó lệnh của nhà nước hợp với ý dân thì mới sửa được...
  • Bức thư Phan Châu Trinh gửi Phan Văn Trường

    17/09/2013Phan Châu Trinh (1923)Xưa kia nước Nam là một nước lớn, và chính vì nó đã theo và bắt chước các sai lầm của nước Tàu mà nó mất độc lập, điều đó là có thật và không thể che dấu. Nước Tàu, Triều tiên và nước chúng ta đã suy sụp từ đời Tống và Minh bởi vì chúng ta đã phạm sai lầm lớn là theo văn hoá đạo Khổng. Nước Tàu và Triều tiên từ 30 năm nay đã thấu hiểu cái sai của họ, đã cố gắng để tự giải thoát. Tuy bệnh của họ chưa khỏi hẳn nhưng sức khỏe các nước này đã được cải thiện rõ. Chỉ có riêng nước ta là còn ở trong trạng thái mê ngủ và ngu dốt đến mức...
  • Những điều chưa biết về học giả Nguyễn Văn Vĩnh

    10/09/2013Hương LanSau một thời gian dài bị phủ lấp dưới những định kiến, đến hôm nay, cái tên Nguyễn Văn Vĩnh đã bước ra ánh sáng với tư cách một học giả, nhà văn hoá lớn, có công hoàn thiện và phổ cập chữ quốc ngữ, đồng thời, thuộc thế hệ khai sinh văn học dịch và báo chí Việt Nam.
  • Thiếu Sơn, nhà văn chính trực

    06/08/2013Nguyễn Thị Thanh XuânĐã hơn 100 năm ngày Thiếu Sơn (1908 – 1978) ra đời và 30 năm ngày nhà văn mất, tôi đọc lại Ông...
  • Tình người thuở trước khác xa bây giờ

    12/05/2013Việt Lan thực hiện30 năm sau Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế, Trần Văn Thủy bất ngờ cho ra mắt một cuốn sách “gần như là tự truyện” với cái tên giản dị - Chuyện nghề của Thủy.
  • Tùy bút về giới trí thức và trí thức đích thực

    01/02/2012Nguyễn Tất Thịnh...tôi không bắt đầu bài viết bằng đặt vấn đề: xã hội và trí thức
    gì có trước, mà tạo ra nhau trong mọi thời điểm và bối cảnh. Tri thức
    luôn tiềm ẩn vô vàn trong cuộc sống và Thế giới, còn giới trí thức tiếp
    cận tìm ra nó như thế nào, kiến giải được điều gì, và ứng dụng cho sự
    cai trị hay bài toán phát triển ra sao. Trong đó người Trí thức đích
    thực là ( Cách vật + Chí tri + Sự thật + Tâm thành + Hữu ích ) với động
    lực duy nhất là tính Chân Thiện Mỹ của khoa học, hay lĩnh vực mà họ tham
    gia nghiên cứu, thấu đạt được…
  • xem toàn bộ