Nhà quản lý

08:38 SA @ Thứ Sáu - 03 Tháng Hai, 2006

Nhà quản lý, cái từ “nhà’ nói chung nghe thật là long trọng, thực ra có thể bao gồm những người phụ trách công việc của một số người, có trách nhiệm tổ chức, điều hành… Vậy thì nhà quản lý cũng như ai, là con người bằng xương, bằng thịt hẳn hoi, cũng có lúc vui, buồn, suy nghĩ, có nhiều khi trăn trở, có khi mấtngủ vì sự việc này, sự việc kia. Ngày Tết sắp đến, chúng ta cầu mong các nhà quản lý có thể bình tâm, thảnh thơi sau những ngày vất vả, để mà đón xuân về.

Con người ta sinh ra là bình đẳng và phải được bình đẳng về quyền lợi. Nhưng đâu có thế. Sở dĩ trong xã hội có người giàu, người nghèo là do kết quả của chế độ tư hữu kéo dài hàng mấy ngàn năm đến nay. Trong đời sống, những nhu cầu thiết yếu của mỗi người là ăn, mặc, ở chữa bệnh, đi lại, học hành, vui chơi giải trí… Có nghĩa là con người phải có quyền lợi về đời sống vật chất và tinh thần.Trong đó quyền lợi về vật chất là cơ bản. Vì thế, trong các công sở, xí nghiệp, Công ty, trang trại, người đến xin việc câu đầu tiên cần biết là lương bao nhiêu một tháng, chế độ làm việc và phúc lợi thế nào. Nhà quản lý không chỉ nắm những nguyên tắc về tổ chức, kiểm soát công việc hàng ngày, hàng tháng, kế hoạch dài hạn, bao nhiêu là thứ ngổn ngang trong đầu. giữ được thái độ bình tĩnh khi gặp những tình huống gay cấn, phức tạp đến nơi, không phải dễ dàng. Cho nên giữ được cái đầu lạnh trước sự việc nóng bỏng coi như một yêu cầu quan trọng trong công việc quản lý. Những đợt gió mùa đông bắc tràn về trước mùa xuân chắc có thể làm giảm nhiệt độ trong đầu những bạn nóng tính.

Mâu thuẫn cơ bản trong đời sống xã hội là mâu thuẫn về lợi ích vật chất, về sự thiếu công bằng, thiếu công minh trong quá trình phân phối. Còn có những mâu thuẫn về lợi ích tinh thần, thường phía sau lợi ích này vẫn là vật chất. Thoả mãn, hài hoà được hai lợi ích trên sẽ có sự tiến triển hoà bình, cùng nhau đưa đơn vị tiếnlên. Trên thế giới này, lúc nào cũng có đầy mâu thuẫn. Giải quyết được những mâu thuẫn này, sẽ phát sinh những mâu thuẫn khác. Tuy nhiên, người quản lý có trách nhiệm biết khéo léo giải quyết các mâu thuẫn lớn, nhỏ, lấy lợi ích của người lao động đặt lên hàng đầu. Người lao động có tính quyết định trong quá trình sản xuất các sản phẩm cho xã hội, nên phải đảm bảo sự tự giác, thoải mái, yên tâm sản xuất. Càng tốt hơn nữa, nếu họ có sự phấn khởi trong công việc để tăng kỹ năng lao động, tăng sự tự giác học hỏi thì hiệu quả quản lý càng được nâng cao. Nhớ lại cách đây hơn 10 năm vào dịp sang thăm Nhật Bản, tôi đến thăm một xí nghiệp lớn sản xuất đồng hồ nổi tiếng.Bên trong xí nghiệp cực kỳ sạch sẽ, người vào thăm phải tụt giày, đi vào dép đã để sẵn rồi mới bước trên lối đã trải nệm len. Tôi đi qua những hàng nam, nữ ngồi theo dây chuyền để lắp những đồng hồ đeo tay. Họ hết sức chăm chú vào công việc tỉ mỉ, yêu cầu kỹ thuật cao này. Đến giờ nghỉ, mọi người đi ra. Do được tuyên truyền về tình yêu Tổ quốc của người Nhật, tôi hỏi một chị công nhân: “Tôi nghe nói do nước Nhật không giảu về tài nguyên nên người Nhật ra sức lao động để làm cho Tổ quốc giàu lên”? Chị trả lời gọn gàng: “Chúng tôi tích cực làm việc để làm giàu cho Công ty chúng tôi”. Thoạt đầu tôi ngạc nhiên, nhưng suy nghĩ mói thấy người ta nói rất thực tế, vì quyền lợi cụ thể của họ gắn liền với sự phát triển của xí nghiệp. Trong một xí nghiệp Nhật Bản, người ta được quan tâm từ lao động hàng ngày, giờ nghỉ, cuộc sống riêng tư như sinh nhật, cưới hỏi, tang lễ, lúc trả lương hàng tháng được tổ chức vui vẻ và có sự cảm ơn của người phụ trách, cuối năm đều có tiền thưởng (thực chất tiền thưởng, hoặc lĩnh thêm tháng lương là do trích dẫn một phần lương tháng cộng lại). Cách này được gọi là tâm lý thực dụng, người lao động gắn bó với xí nghiệp suốt đời, khi nghỉ hưu đã có số tiền tiết kiệm của mình dành được để mà tiêu xài.

Có nhiều người không được học qua tâm lý học quản lý bao giờ, nhưng có thể làm công tác quản lý có hiệu quả, bởi vì họ chân thành, trong sáng, hết lòng vì mọi người và trên hết là tinh thần yêu nước. Khó mà nói được đầy đủ yêu cầu về tinh thần nhân cách của một người quản lý. Muốn tập hợp được đông đảo những người lao động và các tầng lớp khác, đầu tiên phải là sự tôn trọng con người, khiêm tốn, dù tri thức của mình phong phú đến bao nhiêu cũng vẫn còn là thiếu sót. Biết thiếu sót của người khác nên phê bình riêng. Biết ưu điểm của người khác, nên tuyên dương trước tập thể. Bản thân có thiêu sót, nên thừa nhận mà sửa đổi.

Ngày xuân nói chuyện tâm lý nhà quản lý có lẽ chỉ nên nói những chuyện vui, những chuyện đưa lại lợi ích, nếu nhà kinh doanh thì nên nói những chuyện phát tài. Dù là phát tài lớn hay nhỏ thông qua việc quản lý tốt, đều là điều may mắn mà chúng ta mong chúc các nhà quản lý vào dịp đầu xuân.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thuyết hành vi trong quản lý của H. A. Simon

    16/01/2006Phạm Quang LêHerbert A.Simon (người Mỹ) giáo sư tiến sĩ chuyên về khoa học máy tính và tâm lý học, trí tuệ nhân tạo và khoa học quản lý, từng đoạt giải Nobel về kinh tế năm 1978. Tư tưởng quản lý của Simon là Coi cốt lõi của quản lý chính là ra quyết định...
  • Sự khác nhau giữa nhà quản lý điều hành và nhà quản lý cao cấp (Top manager/Leader)

    16/12/2005TS. Nguyễn Trường TiếnXác định đúng chức năng và đặc trưng của vị trí quản lý, lãnh đạo sẽ giúp tăng được năng lực chung của tổ chức và đội ngũ nòng cốt...
  • Nhận dạng quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam (tiếp theo)

    12/11/2005Nguyễn Ngọc BíchTuyệt đại đa số các Công ty tư nhân (CTTN) ở ta ra đời năm 1990 đều áp dụng mô hình Quản lý xí nghiệp (QLXN) của XNQD...
  • Nhận dạng quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam

    08/11/2005Nguyễn Ngọc BíchNhiều giám đốc của ta hiện nay mong muốn có một cuộc cách mạng về quản lý trong doanh nghiệp để nâng cao tính hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh. Họ làm đủ việc, nào là thay đổi nhân sự, nào đi học tập ở nước ngoài, nào lấy chứng chỉ ISO… Song nhiều trường hợp đã mang lại kết quả đáng buồn. Tại sao vậy?
  • Khoa học quản lý - khoa học của hành động

    06/11/2005Trần Bạch ĐằngLà 1 môn khoa học nên vận động là quy luật, quản lý chỉ có ý nghĩa sống khi gắn chặt với mọi mặt xã hội và trong những trường hợp nhất định, khoa học quản lý thêm, bớt bản thân chủ trương, đôi khi giúp cả lối thoát cho chủ trương, vào những tình thế nhất định. Dĩ nhiên, cũng không loại trừ mặt ngược - quản lý sai dẫn đến hậu quả xấu, đôi khi, cực xấu...
  • Tổng quan về lý thuyết quản lý

    17/10/2005Phạm Quang LêCác lý thuyết quản lý lần lượt được quy nạp thành các trường phái quản lý với đặc trưng khác nhau. Mỗi trường phái về lý luận quản lý đều có cống hiến nhất định, cung cấp cho các nhà quản lý những kiến giải và phương pháp hữu hiệu (với tư cách là công cụ, phương tiện thay vì là nội dung quản lý)...
  • Sự bùng nổ nghệ thuật lãnh đạo quản lý kinh doanh hiện đại

    04/10/2005Nguyễn Thuỳ TrangTrong nửa cuối của thế kỷ 20, một loạt các công ty mới được ra đời trong các lĩnh vực khác nhau như công nghệ sinh học, máy tính, thời trang, bất động sản, đồ ăn đến dịch vụ phân phối. Các công ty lớn như Microsoft, American Online, Federal Express, Stabucks… đã trở thành các nhãn hiệu có tên tuổi và được ưa chuộng. ...
  • Đánh giá nhân viên - nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý

    27/01/2004Một doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở vật chất, vốn đầu tư dồi dào nhưng lại thiếu một đội ngũ nhân sự tài giỏi và chuyên nghiệp thì khó có thể thành công vượt bậc. Thế nhưng, có "tướng tài" mà không giỏi "dụng binh" e rằng khó giữ được cơ ngơi an khang thịnh vượng.
    Tất cả những doanh nhân thành công đều cho rằng nhân sự là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Nhân sự là một trong những lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ngày nay...
  • Ba cách quản lý kém hiệu quả

    29/10/2003Làm thế nào để trở thành một nhà quản lý hiệu quả? Vấn đề đơn giản là hãy tránh trở thành một nhà quản lý tồi. Một nhà quản lý tồi thường có ba sai lầm không nên mắc phải, đó là trở thành nhà quản lý độc tài, lười biếng và lạm dụng quyền lực...
  • xem toàn bộ