Nhân chuyện “hoa Ưu Đàm”...

02:12 CH @ Chủ Nhật - 22 Tháng Năm, 2022

Sách Kinh Phật có nhắc đến một loài hoa rất đặc biệt tên là Ưu Đàm: Hoa nhỏ li ti, cánh trắng muốt, có thể mọc trên bất cứ chỗ nào: đất, cát, thân cây, que củi, mảnh kim loại... Loài hoa thần diệu này có liên quan đến lời của Phật Thích Ca Mâu Ni tiên đoán về ngày “mạt pháp”. Đó là thời mà đạo đức xã hội xuống cấp thảm hại, luật pháp bất tuân, đạo lý suy vong, thượng bất chính, hạ tắc loạn...

Phật giáo cùng với Ki-tô giáo là hai đạo (tôn giáo) lớn của loài người. Thời nhà Lý của nước ta, Phật giáo được coi là Quốc giáo. Bình xét đúng, sai về “ngày mạt pháp theo lời Phật lúc này là võ đoán, áp đặt. Nhưng nếu quan sát nhiều hiện tượng xã hội ở nước ta hiện nay thì không ít người tin rằng lời tiên đoán kia đã thành hiện thực. Thời kháng chiến cứu nước, cuộc sống tuy gian khổ, nghèo đói, nhưng xã hội thật an lành. Đất nước hòa bình, thống nhất, công cuộc đổi mới đưa đất nước phát triển cũng tạo điều kiện cho đạo Phật phát triển. Rất nhiều thiền viện, chùa chiền được xây mới, có những ngôi chùa to cao lừng lững, đội ngũ các nhà sư được đào tạo bài bản, nhân dân đi lễ chùa cũng ngày một đông đúc... nhưng đạo đức xã hội đang xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều nghi thức sinh hoạt tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng đang bị lạm dụng, biến tướng, trái với giáo lý nguyên thủy.

Nhân chi sơ tính bản thiện. Con người được Phật pháp giác ngộ thì tính thiện càng hoàn hảo. Phẩm hạnh từ bi hỷ xả ấy thể hiện ngay trong đời sống thường nhật ở những việc bình thường nhất như tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập, trong lao động sản xuất, kinh doanh... cho đến những việc lớn lao “quốc kế, dân sinh”. Trong hoạn nạn khó khăn, phẩm hạnh ấy càng thể hiện mạnh mẽ và tỏa sáng. Quan sát và chứng kiến những trận bão lụt khủng khiếp ở miền Trung, đại dịch cúm Covid-19 trên toàn quốc mấy năm qua... không ai không xúc động đến rơi lệ khi chứng kiến biết bao con người, từ những cán bộ nhân viên y tế đến những sĩ quan chiến sĩ quân đội, công an, từ những cán bộ phường xã cho đến các cháu sinh viên tình nguyện... đã không quản ngại bất cứ một khó khăn nguy hiểm nào, tận hiến, tận trung, thậm chí hy sinh cả tính mạng để cứu sống đồng bào mình.

Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ người Việt mình dường như chưa tiếp nhận, thấm nhuần được giáo lý nhà Phật, hoặc đã tiếp nhận nhưng méo mó, không đầy đủ. Bởi vậy tội ác vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Mà toàn những tội các khủng khiếp, thậm chí có những tội ác đến quỷ Satan cũng không thể nghĩ ra. Giới có chức quyền nhiều người ngập ngụa trong tham - sân - si là những điều cấm kỵ trong đạo Phật, bởi đó là những yếu tố hủy hoại nhân cách mạnh nhất, nhanh nhất. Ba yếu tố này lại quan hệ mật thiết thương hỗ nhau. Triết lý nhà Phật kể: Một con chó cắn trộm miếng thịt rồi bỏ chạy, khi chạy qua một cây cầu, nó mệt quá, dừng lại thở. Chợt nó nhìn thấy dưới sông cũng có một con chó miệng cũng ngậm miếng thịt như nó, máu tham nổi lên, nó nhảy xuống sông toan tranh cướp nốt miếng thịt kia. Vậy là tham đã biến nó thành si, đến nỗi nó không nhận ra con chó dưới sông chính là cái bóng của chính nó, vì thế mà nó chết thảm.

Trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển, Nhà nước đã tạo điều kiện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng khá nhiều chùa chiền và thiền viện, từ Bắc vào Nam, để thường xuyên tổ chức những đợt giáo huấn xiển dương Phật pháp cho chúng sinh. Các cháu sinh viên, học sinh tại nhiều địa phương thì mở lớp giáo lý đạo Phật vào mùa hè, trong thời gian chờ vào học năm học mới. Các Thượng tọa hiểu hơn ai hết cái tuổi trong trẻo như tờ giấy trắng dễ truyền dạy và thấm nhuần Phật pháp hơn cả. Những đợt gieo trồng ấy đã kết thành quả ngọt mà chúng đã đã nhìn thấy. Tuy nhiên, nhìn vào đội ngũ cán bộ, công chức các cấp tại các ngành, các địa phương hiện nay thì thật đáng băn khoăn. Tác phẩm văn chương hàm chứa những giá trị nhân văn thì các vị không đọc hoặc ít đọc. Phật pháp các vị không thấm nhuần. Nguy hiểm quá! Hay các vị còn e dè, sợ rằng các vị theo chủ nghĩa duy vật, còn Phật giáo là chủ nghĩa duy tâm? Xin thưa: Chủ nghĩa Mác có một quy luật rất căn bản: Đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực để phát triển. Các nước phát triển ở phương Tây, hoặc như Nhật Bản ở phương Đông, họ cũng làm giầu đất nước của họ bằng vật chất, tức duy vật đấy chứ! Nhưng ra khỏi công sở, Tổng thống Mỹ, Tổng thống Pháp và nhiều Tổng thống của các nước khác vẫn vào nhà thờ cầu nguyện. Diễn văn trong lễ nhậm chức tổng thống, Washington xúc động phát biểu: “Đức Chúa Trời thiêng liêng đã soi sáng tương lai của chúng ta. Người đã ban cho chúng ta sự phán đoán đầy trí tuệ. Đây chính là chỗ dựa trong sự thành công của chính phủ này”. Kết thúc nhiệm kỳ của mình, trong lời chia tay với người dân, Washington nói: “Hai trụ cột chống đỡ giúp đất nước chúng ta hưng thịnh chính là tôn giáo và đạo đức”.

Ở Nhật Bản thì từ Nhật hoàng đến Thủ tướng vẫn chăm đến chùa lễ Phật. Tất cả những ngôi chùa trong thành phố Tokyo hầu như không đóng cửa bao giờ. Ngày tết thì lễ trọng thể hơn. Có năm người ta tính được bắt đầu từ đêm 30 cho đến hết ngày mùng 3 tết có 86 triệu người Nhật Bản đến các ngôi chùa và đền Shinto dự lễ. Ngày Đức Phật đản sinh thì trọng thể, trang hoàng lộng lẫy, trang trí những hình ảnh tả cảnh Đức Phật nhập diệt để đi vào cõi Niết Bàn. Người dân thì rưng rưng lệ mừng rất thành kính. Điều đó góp phần giải thích vì sao đất nước này văn minh, hạnh phúc, là niềm mơ ước của nhiều dân tộc trên thế giới.

Ở đất nước chúng ta, người đi lễ chùa ngày càng đông mà tội ác ngoài xã hội lại gia tăng theo tỷ lệ thuận. xây nhiều chùa chiền thì con đường đi đến chính quả lại càng xa lắc xa lơ. Tại sao thế? Triết lý đạo Phật khiêm nhường, khiêm nhường cả trong kiến trúc, với những ngôi chùa nhỏ bé, bình dị, thường ngự những nơi hẻo lánh, tịch mịch mà gần dân, chứ không cách biệt như những ngôi chùa khủng gần đây. Thế nhưng hồi đó, cuộc sống dường như bình an hơn, gần với triết lý của đạo Phật hơn... Ngẫm về tất cả những chuyện đó, chợt nghĩ đến lời tiên tri của Phật Thích Ca Mâu Ni về cái thời mạt pháp” từ cách nay hàng ngàn năm trước)

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những hiểu lầm về đạo Phật

    10/02/2020Minh Đức Triều Tâm ẢnhĐạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian...
  • Đi lễ - Tín ngưỡng người Việt

    03/02/2020Đặng Vân PhúcĐầu năm, mọi người đi lễ cầu may, người ta đi lễ Chùa cầu Phật, lễ Đền cầu Thánh, Mẫu, bà Chúa, Thần, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc, Đức mẹ, Chúa, v.v. Tín ngưỡng như một nơi giúp hóa giải và giúp người ta tĩnh tâm, gửi gắm, ước nguyện...
  • Đạo Phật & cuộc đời

    11/05/2019PGS. TS. Hà Vĩnh TânĐạo Phật dạy rằng, không phải khi con người đạt được mọi thứ mình mong muốn là ta đã có sự thành đạt hạnh phúc. Hạnh phúc chân thực chỉ đạt được khi ta được giải thoát khỏi mọi sự đau khổ phiền não trong tâm trí. Và chỉ khi thấy được sự thật và chân lý của cuộc đời, tức là giác ngộ, ta mới đạt được giải thoát hoàn toàn...
  • Người Việt đi chùa để cầu, người Hàn đến chùa để thiền

    23/02/2018Kim Young ShinGiống với người Việt Nam, người Hàn Quốc cũng xem năm mới truyền thống là dịp sum họp gia đình. Giống với tết Việt, người Hàn Quốc cũng có tục lì xì. Nhưng, người Hàn Quốc không đi lễ chùa vào dịp tết. Hàn Quốc cũng không có tục đón giao thừa, tục xông đất, cũng không có các loài cây đặc trưng cho tết như đào, quất...
  • Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

    22/02/2018Thạc sĩ Trần Văn PhươngĐến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
  • Phật dạy con

    10/05/2017Đỗ Hồng NgọcPhật tử thì ai chẳng là con Phật. Thế nhưng, La Hầu La là… con Phật lúc Phật còn là Thái tử. Một người con huyết thống. Trong cái đêm rời bỏ cung điện, “quyết tìm đạo sáng cứu chúng sanh” đó, Thái tử Tất-Đạt-Đa hẳn đã ít nhiều quyến luyến...
  • Văn hóa lễ chùa chẳng giống ai của người Việt

    02/03/2016Ngọc LêĐi lễ chùa vào những ngày đầu năm mới là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Người ta đến chùa để hướng về cõi Phật, cầu một năm mới bình an, như ý. Nhiều người còn xem đó là một đức tin giúp họ vượt qua những chông gai, trắc trở trong cuộc sống...
  • Làm thế nào để đến với Phật?

    18/03/2014Đào Văn BìnhChúng ta chưa có can đảm lớn như Phật từ bỏ ngôi vị đông cung thái tử, như Phật Hoàng Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng. Nhưng khi bạn giàu mà giảm bớt lòng tham, chia sớt một phần nhỏ của cải để giúp người nghèo khó - tức là bạn đã nhìn thấy Phật. Đến với Phật là đến với lòng Từ Bi và Chia Xẻ...
  • Quan điểm của Phật giáo về vấn đề xem tử vi bói toán

    04/03/2014Tâm DiệuCó lẽ ai cũng biết rằng tử vi bói toán là một khoa giải đoán tương lai đời người về vận mạng, tình duyên, gia đạo, học hành thi cử, thời vận thịnh suy, tốt xấu và chọn hướng nhà đất thích hợp, bao gồm cả việc so đôi tuổi và hóa giải sự xung khắc vợ chồng, chọn ngày giờ tốt để khai trương, cưới hỏi, cùng là giải hạn xấu, dựa theo một vài yếu tố như ngày, giờ, tháng, năm sinh của người xin coi bói toán...
  • Tâm linh dưới cái nhìn của Phật giáo

    04/02/2014TT Ts Thích Phước ĐạtMục đích của đạo Phật là giới thiệu cho mọi chúng sinh về con đường đoạn trừ khổ đau, thành tựu giải thoát ở đời này và đời sau. Từ tâm linh theo Phật giáo được hiểu là cuộc hành trì nội tâm; con đường trở về với tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, thành tựu Niết bàn...
  • Ngày xuân đi lễ chùa

    19/01/2009Tết thưòng là dịp để mọi người cùng nhau đi lễ đầu xuân, vừa cầu mong cho gia đình an khang, thịnh vượng, vừa vãn cảnh chùa để tâm hồn thư thái, chào đón một năm mới yên vui thái bình.
  • xem toàn bộ