Nhận dạng con người để xây dựng xã hội

02:51 CH @ Thứ Năm - 13 Tháng Hai, 2014

Với mỗi người ‘Lớp trên’ của họ thế nào thì ‘Tầng đáy’ thế ấy ! Xã hội tạo ra họ là Cái Ao hay Đại Dương?

Tôi quan sát thấy những điều dưới đây. Khẳng định rằng những kẻ trong đó đều là đang thế hoặc theo đuổi cái việc được ăn trên ngồi chốc trên đầu chúng sinh – theo cách chúng quan niệm là ‘hơn người’. Bằng cách ấy, Họ chiếm chỗ và thuộc một phần của giới có Quyền, có Học, có Tiền …. Nhận dạng ra chúng cũng là cách suy nghĩ về việc tạo ra một xã hội để chỉ nảy nở ra những điều đáng được mọi người tụng ca:

Sống được mà không bằng Lao động – Giàu mà không tạo ra sản phẩm xã hội, Thành đạt mà không nhờ vào Tri thức – Có Địa vị mà không công trạng – Nổi danh mà thiếu đạo đức …. Thì đều là phường trộm cắp cả!!!

Con vật Không có ý niệm về Vệ sinh nhưng tự làm sạch như Sinh Thái. Còn anh mất khả năng đó, dù được dạy chùi đít, thì cái đầu có nghĩ việc lớn cũng bốc mùi thôi.

Nhưng cái đầu bần tiện thì cái bô cứt nó dù xa xỉ rắc Xạ Hương vào thì chỉ chứng tỏ nó hủ bại đến mức biến thối thành thơm – thay cho cách giản dị nhất : xả nó đi một cách văn minh
Nó tự bào chữa tâm lý rằng : dù ăn sạch hay bẩn thì cái đít cũng phun thối ra mà thôi. Nhưng nó quên rằng kẻ ăn bẩn dù chùi mép bằng Xạ Hương thì ngôn ngữ của nó cũng xả đầy cặn bã.


Kẻ trí thức đáng sợ là kẻ có khả năng biện luận một cách xu thời , vay mượn những lời giáo điều, tự mãn cho rằng mình học vấn cao, thật ra tư tưởng u tối mà không thể phản tỉnh được quyền lực, lại hóng hớt, xu phụ, kí sinh vào những trào lưu chính trị để mưu lợi, chúng trở thành kẻ cơ hội ghê tởm nhất làm mục ruỗng cây đời.

Kẻ chôm chỉa kiến thức giống như kẻ bẻ khóa và trơ trẽn tiêu tiền ăn cắp được. Còn giống nhau là chửi người phát hiện, không thể hỗi lỗi và can đảm trả lại người sẵn lòng cho chúng.

Những kẻ đạp đời phất lên về học vấn, của nả, quyền thế…rất nhanh quen với những thói kẻ cả tiền, chà đạp người, ô nhiễm đời…người ta cảm thấy được cái tinh thần bệnh hoạn của nó gằn trong giọng, hằn lên mặt, in vào mắt, hoại trong não…chúng giống như HIV trong cuộc sống vậy.

Rồi khi trong số đó có kẻ phát hơn mà: chễm chệ ghế, vung tay quyền, vòi vĩnh lợi, giả lả tình, thét lác người, lẩn tránh thực, khua mép đàm, quan trọng gặp, lớn giọng dạy, thao túng xấu…là khi Nhân Gian tối tăm.

Tại sao hắn phải cố vơ vét nhiều của cải đến như vậy? Chỉ có thể giải thích được rằng hắn là Nô tài của Ma Quỉ, mà sự vinh thân phì gia chỉ là chút phần thưởng gây nghiện của chúng.

Chúng đến với Đạo Phật để biến Chùa thành Điếm, chen nhau đến Cầu xin mà không có tinh thần Tu thân, ngùn ngụt thêm cái Tham Sân Si để theo đuổi Vơ Vinh mà xa lạ với triết lý Buông Bỏ. Làm ô uế nơi thanh tịnh bởi bao nhiêu hủ tục và thói xấu ngoài đời. Chúng lao đến cúng bái vì mê tín mà không có mũ đức tin nên không ngộ được kinh vọng của Như Lai: Khi Ngươi đang đến Ta thì Người chứng kiến Ngươi. Khi Ngươi đã đến Ta thì Ta chứng giám Ngươi. Khi Ngươi quay trở về thì Ngươi phải tự chứng thực Ngươi!

Kẻ bị nghi ngờ về đạo đức, bản chất nó không thể thực hành được việc thiện, lại câu nệ lấy đạo đức mà bình xét người, đã thế lại hô hào rao giảng về đạo đức… thì đó là cách con Đỉa rỉa rói rằng máu tươi trong cơ thể Nhân Quần không được sạch. Hay như con Hổ gầm gừ con mồi đã bị vồ rằng thịt mày không được thơm.

Sống theo cái cách của con nào thì sẽ chết giống như cách con ấy, thường như qui luật. Lại cộng thêm cách bất chấp như hắn thì thực là đi đến cái chết với số phận = 4 lần ( điên + đau + họa + khổ )

Đứa trẻ sơ sinh, bình thường, cởi trần mà tự như pho Thiên Nhiên tuyệt diệu. Anh muốn được tụng ca như biểu tượng Xã hội sao phải khoác lên người lắm thứ hoa hòe hoa sói thế ?
Con Người thật của anh là khoảnh khắc anh được nhận ra ở mọi khía cạnh, cho dù chỉ qua một biểu hiện, mà mọi người chỉ nói về chính anh : ca tụng hay khinh bỉ.

Và phương châm của tôi là:

- Không đổi mồ hôi lấy Tiền
- Không đổi làm ăn lấy nợ đời
- Không đổi Ý nguyện lấy miếng ăn
- Không đổi Sức khỏe lấy giàu có
- Không đổi Thời gian lấy Cuộc sống
- Không đổi Tư cách lấy thương hại
- Không đổi Khát vọng lấy ham muốn
- Không đổi Tự chủ lấy thân phận
- Không đổi Tự do lấy lề thói
- Không đổi Hy vọng lấy ảo vọng
- Không đổi Tri thức lấy hư danh
- Không đổi Tâm Hồn lấy trò chơi
- Không đổi Thoải mái lấy lời hứa
- Không đổi Sự thật lấy huyễn hoặc
- Không đổi Bản thân lấy bạn bè
- Không đổi Chân lý lấy sự Ủng hộ
- Không đổi Chân Thiện lấy phép thuật
- Không đổi Niềm tin lấy mũ miện
- Không đổi Văn hóa lấy hủ hội
- Không đổi Hào khí lấy khẩu hiệu
- Không đổi Công lý lấy lợi quyền


LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm lý tiểu nông

    11/07/2018Vương Trí NhànChỉ cần đứng ở các đầu ô, theo dõi sự giao lưu hàng hóa trên con đường nối Hà Nội với các tỉnh, người ta cũng sớm nhận ra thực chất các mối quan hệ giữa đô thị với các vùng nông thôn chung quanh trong thời điểm hiện nay...
  • Giới trẻ - cái tôi và những căn bệnh tâm lý

    07/06/2016Minh Anh (thực hiện)Thế giới của giới trẻ Việt Nam hiện nay khác rất xa với thế hệ cha mẹ của họ. Nhu cầu vật chất cao hơn, đời sống tiện nghi hơn và cái tôi của họ cũng phô bày thô bạo hơn. Giải thích và phân tích xu hướng này từ góc độ tâm lý học là một phần nội dung cuộc trò chuyện giữa KH&ĐS với TS Tâm lý học Lương Cần Liêm.
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Gương soi công bằng, dân chủ và văn minh!

    16/02/2015Nguyễn Bỉnh QuânKhi chính quyền và người dân chưa ý thức được tầm quan trọng, thiết yếu của không gian công cộng,văn hóa công cộng, chưa chăm chút đầu tư cho không gian công cộng, chưa giáo dưỡng xây dựng lối sống nơi công cộng thì cái xã hội mà ta mong mỏi, công bằng-dân chủ-văn minh, chưa thể hiện hình...
  • Một số nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi thanh niên

    05/12/2014TS. Lê HươngViệc phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người phác họa cho chúng ta thấy rõ những nét tâm lý đặc trưng cho từng lứa tuổi. Trong mỗi giai đoạn phát triển các nét tâm lý đặc trưng nảy sinh trên cơ sở kết hợp các điều kiện khách quan và chủ quan...
  • Tham nhũng dưới góc nhìn tâm lý xã hội

    24/10/2014Nguyễn Đăng TấnTham nhũng, là biểu hiện nguy hiểm nhất của sự tha hoá quyền lực, sự thoái hoá, biến chất của công chức đó là “quốc nạn” của cả dân tộc. Đã hàng chục năm nay nhiều biện pháp đã được vạch ra, nhiều cơ quan đã được thành lập để phòng và chống tham nhũng...
  • Cuộc giải phóng thứ hai

    01/03/2014Nguyễn Trần Bạt“… Có thể coi cuộc giải phóng con người như là một cuộc cách mạng. Và cuộc cách mạng thứ hai này còn khó khăn hơn nhiều so với cuộc cách mạng lần thứ nhất. Bởi vì trước đây ai cũng trông thấy sự hiện diện của ngoại bang và đó là lý do hiển nhiên để tập hợp lực lượng. Còn giải phóng con người là một bước thay đổi căn bản nhưng vô hình về nhận thức, về tất cả các cấu trúc xã hội. "
  • Từ thế giới thứ ba đến một thế giới thứ hai rưỡi hay dân chủ hóa như là cuộc giải phóng thứ hai

    01/12/2009Nguyễn Trần Bạt...một khi các dân tộc giành được độc lập của mình, các nhà nước dân tộc sẽ xuất hiện với cấu trúc chính trị và chất lượng chính trị hoàn toàn khác nhau, với những xã hội cũng khác nhau...
  • Những chấn thương tâm lý hiện đại

    31/10/2008Vương Trí NhànMãi tận kỳ vào Sài Gòn hồi tháng 6 vừa qua, tôi mới thật chứng kiến cảnh thành phố kẹt xe triền miên đến vậy. Một tài xế taxi nói: Bây giờ thì chẳng ai nhường đường cho ai nữa, ai cũng cố chen lên bằng được, thành thử đường càng thêm kẹt. Mà con người sao đối xử với nhau quá tệ. Con người bây giờ ác quá!
  • Soi vào sách để sống không sai lầm

    05/06/2007Vương Mông - Nhuệ Anh dịch từ Nhân dân nhật báo hải ngoại bản, 15/05/2007Một vòng hội chợ sách toàn quốc ở Trùng Khánh, ấn tượng còn lại trong tôi, ấy là địa điểm rộng, người ghé thăm cực kỳ đông, không chỉ là một hội chợ sách mà còn là một ngày hội đọc sách, ngày tết văn hóa. Điều này cũng nói lên rằng, trong thời đại Internet, không ít người vẫn giữ được cảm tình với sách.
  • Một số ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý sản xuất nhỏ tới hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay

    02/03/2007Ths Trần Sỹ DươngVới những đặc trưng cơ bản như: mang tính chất tự cấp tự túc được tiến hành theo kinh nghiệm là chủ yếu, kỹ thuật thủ công thô sơ, lạc hậu, có tính chất phân tán, khép kín...nền sản xuất nhỏ là cơ sở chủ yếu hình thành nên lối tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn thiển cận, thói tự do tùy tiện, vô tổ chức, vô kỷ luật, coi thường luật pháp, cục bộ địa phương...
  • “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

    26/02/2007GS. Đặng Xuân Kỳ chủ biên. Nhà XB Chính trị Quốc gia – 2005Nền văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của dân tộc không phải là kết quả vận động chỉ riêng những yếu tố nội sinh. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất ngày 24/11/1946, Hồ Chí Minh nói: “Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại…
  • Soi gương

    11/07/2006Hà Văn ThịnhSocrates - triết gia người Hy Lạp là người đầu tiên trên thế giới khuyên con người phải luôn "soi gương": Hãy tự biết mình! Socrates còn đi xa hơn nữa khi cho rằng: Hạnh phúc lớn nhất của con người là hàng ngày ngẫm mình và ngẫm người; nếu không làm được như thế, cuộc sống sẽ không phải là cuộc sống...
  • Một cuộc ra đời lần thứ hai

    27/09/2005Phạm ToànTrước hết, cần tìm một định nghĩa cho tâm linh. Xưa nay khái niệm ấy dùng một cách mù mờ, chân tình và cơ hội, trắng đen vàng thau để lẫn lộn. Thành thử có khi tôn vinh tâm linh mà thành hạ thấp nó. Còn trong nhiều trường hợp tâm linh trùng với đồng cốt phong thuỷ...
  • xem toàn bộ