Soi vào sách để sống không sai lầm
Một vòng hội chợ sách toàn quốc ở Trùng Khánh, ấn tượng còn lại trong tôi, ấy là địa điểm rộng, người ghé thăm cực kỳ đông, không chỉ là một hội chợ sách mà còn là một ngày hội đọc sách, ngày tết văn hóa. Điều này cũng nói lên rằng, trong thời đại Internet, không ít người vẫn giữ được cảm tình với sách.
Thời đại Internet hôm nay, Trung Quốc còn bao nhiêu người giữ thói quen đọc sách? Cách nay không lâu, Viện nghiên cứu Khoa học Xuất bản Trung Quốc đã tiến hành cuộc điều tra tình trạng đọc của nhân dân toàn quốc lần thứ tư, kết quả cho thấy: tỷ lệ đọc sách trong nhân dân thấp nhất trong 6 năm liên tục trở lại đây, chỉ còn 42,2%, không quá bán.
“Lướt web”, xét từ nghĩa rộng cũng là một cách đọc. Nhưng nó không giống với việc đọc những thư tịch được in trên giấy. Vì khi một cuốn sách nằm trong tay bạn, bạn sẽ có cảm giác nó thuộc về mình, và nó an định, khi đọc bạn cũng cảm thấy trang trọng hơn, suy nghĩ cũng vì thế mà sâu sắc hơn, đa chiều hơn.
Khi bạn cầm một cuốn sách lên và đọc, bạn sẽ coi nó như một đạo lý, một kinh nghiệm, một trí tuệ, nó thôi thúc bạn khám phá, thưởng thức và thâu nhận, mà theo cách nói của tôi là “hỗ chứng” (chứng minh lẫn nhau), là mong muốn “xé toang” nó, và điều này thì không có ở thế giới mạng.
Tác dụng của sách đặc biệt nhiều, nhưng tôi vẫn thích dùng nhất cái từ của riêng tôi - “hỗ chứng”, hỗ chứng đơn giản là chứng minh lẫn nhau, ngoài ra còn có nghĩa là cải chính cho nhau. Nói cách khác, đó là dùng những kinh nghiệm cuộc đời của bạn để bổ sung vào cuốn sách, để giải thích cho cuốn sách, đồng thời đem những miêu tả, trần thuật trong sách để so sánh, đối chiếu với kinh nghiệm cuộc đời bạn, làm sâu sắc thêm lý giải về cuộc đời của bạn.
Theo tôi nghiệm thấy, phát hiện cuộc đời từ sách, phát hiện sách từ cuộc đời là những điều sung sướng nhất, đọc sách khiến con người giàu có, đồng thời giúp họ đẹp hơn. Ví dụ, thời gian nan nhất của tôi - thời vật lộn cùng phong trào chính trị trong quá khứ, tôi đặc biệt yêu thích đọc tiểu thuyết của C. Dickens và V. Hugo.
Kỳ thực, tiểu thuyết của hai ông không liên quan gì tới một Trung Quốc xã hội chủ nghĩa, nhưng giống như “A tale of two cities” (Chuyện hai thành phố) của Dickens, miêu tả những khảo nghiệm mà con người đã trải qua trong thời kỳ đại cách mạng ở nước Pháp, một số tiểu thuyết của Hugo cũng miêu tả con người trong những thăng trầm, biến động của xã hội, con người ấy phải có những phẩm chất tinh thần vững vàng. Tất cả những điều đó đã giúp đỡ tôi rất nhiều, ít nhất, tôi đã hiểu rằng cuộc đời không phải là một cánh buồm xuôi gió.
Giờ đây, mặc dù Internet cung cấp cho chúng ta những tiện ích to lớn, giúp chúng ta tìm kiếm, thu thập tư liệu một cách dễ dàng hơn bao giờ hết, và điều này thì sách không thể so sánh được, nhưng những gì mà tôi nói, là sự đọc, là thưởng thức, là suy ngẫm, là chứng minh lẫn nhau, thì chỉ sách mới làm được.
Một người thích đọc sách chân chính, thì họ lên mạng chỉ để tiếp xúc, để tìm xem cuốn sách nào thực sự đáng đọc, để họ đi mua. Ngược lại, nếu xem qua đã thấy “thối”, thì anh ta sẽ không mua nữa. Vì vậy, đọc trên mạng và đọc trên sách vở giấy tờ không tồn tại những mâu thuẫn gay gắt như tưởng tượng, đồng thời hai việc ấy cũng không thể thay thế cho nhau.
Một người yêu thích đọc sách không vì có Internet mà không mua sách nữa, không đọc sách nữa; cũng vậy với một người thích lướt web, nếu anh ta có tư duy sâu sắc và nền móng tri thức nhất định, anh ta sẽ đi mua sách.
Đương nhiên, sách bây giờ cũng ngày càng đa dạng, các loại sách bán chạy, các bảng xếp hạng cũng rất nhiều. Nhưng nếu như chỉ chú mục vào những cuốn sách ấy, thì chẳng khác gì toàn ăn kem đá, hoặc giả chỉ toàn uống nước đường, mặc dù rất dễ chịu, nhưng dinh dưỡng không đủ.
Lại có một số sách, vay chỗ này mượn chỗ nọ, lừa đảo, sai sót đầy rẫy, thậm chí là tuyên truyền mê tín, gây ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe tâm lý của thanh thiếu niên. Ví dụ, đã từng có những cuốn sách viết về khí công rất nguy hiểm, về sau mới rõ tác giả là kẻ lừa đảo.
Lại có một số sách kiểu như sổ tay sinh tồn trong công việc, bí quyết trong quan hệ nhân tế… nếu như những điều trong đó là thật thì tác giả không cần phải viết sách như thế này nữa, họ đã sớm thành công đến không thể thành công hơn rồi.
Trong thời bùng nổ thông tin và sách nhiều như biển này, cần nâng cao năng lực phân biệt, kiểm định và thưởng thức. Cần tin vào những tri thức phổ biến, chống lại những dối trá, cần có lựa chọn riêng, có như vậy, tiếng thơm của sách mới thêm nồng đượm và bay xa.
Tiểu sử Vương Mông Sinh năm 1934 tại Bắc Kinh. Tác phẩm đầu tay Tuổi xuân muôn nămra đời năm 1953 lúc 19 tuổi. Là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ Văn hóa từ 1986 đến 1989. Hiện là Phó Chủ tịch danh dự Hội nhà văn Trung Quốc, chủ nhiệm Ủy ban học tập và văn sử chính hiệp toàn quốc. Tác phẩm: Tiểu thuyết: Tuổi xuân muôn năm, Hoạt động biển nhân hình, Phong cảnh bên này, loạt truyện về Mùagồm bốn cuốn Mùa tình yêu, Mùa thất thường, Mùa trù trừ, Mùa cuồng hoan; Thanh hồ,v.v.. Tập truyện vừa: Hồ điệp, Mưa đông, Hồ sâu, Chiếc áo hoa lụa tím để dưới đáy hòm,v.v.. Bình luận: Mạn đàm về sáng tác tiểu thuyết, Tuyển chọn văn học báo cáo và tiểu thuyết, v.v. Giải thưởng văn học: Giải truyện vừa ưu tú toàn quốc lần thứ nhất và thứ hai của Trung Quốc (Hồ điệpvà Khó lúc gặp nhau) Giải truyện ngắn ưu tú toàn quốc của Trung Quốc: Điều quý báu nhất(1978), Dằng dặc tấc lòng cỏ(1979), Tiếng mùa xuân (1980). Giải văn học báo cáo toàn quốc lần thứ ba (Sóng lòng khi thăm Liên Xô) Giải Trăm hoa lần thứ ba (truyện ngắn Cháo cứng) và lần thứ chín (truyện ngắn Chiếc lá phong). Giải thưởng văn học quốc tế Premio Letterario Internationale Motello của Italia (1987). Giải thưởng Hòa bình và Văn hóa của Hội Soka Gakkai (Nhật Bản). |
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường