Nhận định về tư tưởng Karl Marx qua những bản ghi chép cuối đời

05:55 CH @ Chủ Nhật - 12 Tháng Hai, 2012
Karl Heinrich Marx (1818-1883) là nhà tư tưởng, nhà kinh tế chính trị, nhà lãnh đạo cách mạng của tổ chức Quốc tế vô sản. Những hoạt động cách mạng và triết học của ông diễn ra vào thời kỳ chủ nghĩa tư bản đang phát triển và giai cấp vô sản công nghiệp ra đời và có những hoạt động chống chế độ tư bản.

Mikhail Alexandrovich Bakunin (1814-1876)là một cách mạng Nga và nhà lý luận nổi tiếng của tập thể vô chính phủ . Ông cũng thường được gọi là cha đẻ của lý thuyết vô chính phủ nói chung.



... đây là một số đoạn Marx ghi ngoài lề nhân đọc cuốn sách "Thể chế nhà nước và tình trạng vô chính phủ" (Statism and Anarchy) của Bakunin vào năm 1874. Marx đã chép lại một số đoạn văn trong công trình này của Bakunin, một đối thủ theo thuyết vô chính phủ của Marx từ thời Quốc tế I, và sau đó nhận xét từng đoạn.

Vì thế, những đoạn ghi chép được đọc giống như một cuộc hội thoại, chẳng hạn như đoạn sau đây:
...

Bakunin:
- Quyền phổ thông bầu cử của toàn dân để bầu ra người đại diện nhân dân và người cai trị Nhà nước - đây là thành tựu mới nhất của những người Marxist cũng như của trường phái dân chủ. Chúng là những lời nói dối, chúng che đậy sự chuyên chế của một thiểu số người quản lý, và những lời nói dối này còn nguy hiểm hơn nữa, ở chỗ phần thiểu số này là sự biểu hiện của cái gọi là ý chí của nhân dân.

Marx:
- Trong nền sở hữu tập thể, cái gọi là ý chí của nhân dân biến mất để nhường chỗ cho ý chí hiện thực của hợp tác xã.

Bakunin:
- Kết quả là: một số ít người có đặc quyền cai trị đại đa số quần chúng nhân dân. Nhưng theo những người Marxist nói, phần thiểu số đó sẽ gồm những người công nhân. Thật vậy, có lẽ gồm những người công nhân trước kia, nhưng một khi những người công nhân đó trở thành người đại diện hoặc người quản lý nhân dân thì họ sẽ không còn là người công nhân nữa.

Marx:
- Thì cũng y như người chủ xưởng hiện nay, không phải vì đã trở thành ủy viên của hội đồng thị chính mà người chủ xưởng không còn là nhà tư bản nữa.

Bakunin:
- Và họ sẽ từ trên tầm cao của nhà nước nhìn xuống toàn bộ thế giới của những người công nhân bình thường. Kể từ đó, họ không đại diện cho nhân dân, mà đại diện cho chính bản thân họ, và cho những yêu sách của họ là muốn quản lý nhân dân. kẻ nào nghi ngờ điều đó, kẻ đó hoàn toàn chẳng biết gì về bản tính của con người.

Marx:
- Giá như ông Bakunin hiểu được dù chỉ là cái địa vị của người quản lý một công xưởng hợp tác của công nhân, thì tất cả những ý nghĩ điên rồ của ông ta về quyền uy sẽ tiêu ma hết. Ông ta ắt phải tự hỏi: trên cơ sở của một nhà nước công dân như vậy - nếu ông ta muốn gọi nó như thế - những chức năng quản lý có thể mang hình thức nào?
...

Bi kịch của chủ nghĩa Marx đó là một thế kỷ sau khi Marx viết những lời này, kinh nghiệm của chúng ta về sự quản lý của "những người công nhân" ở nhiều quốc gia khác nhau lại minh chứng cho những lời phản bác của Bakunin, chứ không phải cho những lời đáp lại của Marx. Marx đã thấy Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống lãng phí và bất hợp lý, một hệ thống kiểm soát lấy chúng ta khi chúng ta muốn kiểm soát nó.

Cái nhìn thấu suốt ấy vẫn còn giá trị; nhưng giờ đây chúng ta có thể nhận ra rằng việc kiến tạo một xã hội tự do và bình đẳng là một nhiệm vụ khó khăn hơn cả việc Marx đã hình dung ra nó.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những nhà Mác-xít có tư tưởng gì về pháp luật lúc lập thuyết?

    02/02/2012Bùi Quang MinhĐôi khi chúng ta không giải thích được nhiều sự kiện pháp lý trong lịch sử các Nhà nước lấy tư tưởng XHCN của Marx-Engels làm kim chỉ nam. Tôi thử tìm về cội nguồn xem Marx, Englels, Lenin đã xác lập vị trí của pháp luật thế nào trong học thuyết của mình...
  • Về điều bí ẩn trong “thế giới hàng hoá” của Marx

    11/11/2009Lữ Phương“Trong những xã hội do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối thì của cải biểu hiện ra là một “đống hàng hoá khổng lồ”, còn từng hàng hoá một thì biểu hiện ra là hình thái nguyên tố của của cải ấy. Vì vậy, công cuộc của chúng ta bắt đầu bằng việc phân tích hàng hoá”
  • Karl Marx dưới con mắt của một trí thức Đông Âu

    20/05/2009Kornai JánosTôi e rằng tất cả những gì có thể nói về Karl Marx đã được viết cả rồi. Hàng ngàn bài báo, bài nghiên cứu và hàng trăm cuốn sách đã được xuất bản trong đó có thể thấy đủ mọi thứ từ ca tụng cuồng nhiệt, phân tích khách quan, đến căm thù giận dữ. Cái tôi có thể thêm vào kho tài liệu mênh mông này chỉ là quan điểm cá nhân mà từ đó tôi xem xét công trình của Marx...
  • “Tầm nhìn vấn đề trong phản tư” của Marx và ý nghĩa đương đại của nó

    15/10/2008Nhiệm BìnhViệc đặt ra "vấn đề trong nghiên cứu triết học hiện nay" là nhằm tới một lập trường và chuẩn thức về "tầm nhìn vấn đề”, nó sẽ giúp chúng ta hiểu sâu "tầm nhìn vấn đề trong phản tư" mà Marx đề ra trong cách mạng triết học và ý nghĩa đương đại của nó. Xuất phát từ thực tiễn "cải tạo thế giới", tiến hành phê phán không thương tiếc mọi thứ trong quá trình toàn cầu hoá tư bản là con đường cơ bản để Marx đặt vấn đề và làm cho tư tưởng của mình xuất hiện trên vũ đài. Ngày nay, phản tư và giải đáp những vấn đề quan trọng của thời đại toàn cầu hoá mới lại trở thành phương thức chủ yếu để triết học mácxit hiện diện trên vũ đài đương đại.
  • Karl Marx - người dốc sức làm sáng thêm cuộc đời

    05/05/2008Thụy Anh (từ LB Nga)Tinh thần và trí tuệ của nhà chính trị, triết gia, nhà kinh tế học vĩ đại của nước Đức và nhân loại, người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học... vẫn còn sống mãi cho đến hôm nay...