Nhân quyền và thời đại

12:21 CH @ Thứ Hai - 10 Tháng Mười Hai, 2018

Trong các vấn đề “xung đột giữa những nền văn minh”, vấn đề nhân quyền luôn tạo nên sự bất đồng và khác biệt sâu sắc. Nguyên nhân chỉ có một: Cách hiểu và cách giải thích của mỗi cá nhân, mỗi nền văn hóa, mỗi chế độ Nhà nước hoàn toàn không giống nhau. Để hướng đến sự đồng nhất về Nhân quyền, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 10-12 hằng năm để tôn vinh và nhắc nhở các giá trị của Nhân quyền.

Thời cổ đại, nhà triết học Diogène (thế kỷ IV tr.CN) tin rằng việc Alexandre Đại Đế đứng chắn mất ánh nắng mặt trời mà lẽ ra ông phải được hưởng là vi phạm nhân quyền, cho dù Alexandre đến và đứng đó, với ý định ban phát bổng lộc cho Diogène(!) 1.900 năm sau, Michelangelo (1475-1564) khi đang tạc bức tượng Piéta (Tình mẫu tử), Hồng y Giáo chủ Villier de la Groslaye hỏi ông rằng vì sao Đức Mẹ Maria trẻ thế, ông đã trả lời:

Một phụ nữ càng trong trắng bao nhiêu, càng trẻ mãi bấy nhiêu. Michelangelo tin là Hồng y Giáo chủ vi phạm nhân quyền khi can thiệp vào chuyện riêng tư của nghệ thuật bởi sáng tạo của nghệ sĩ là điều không thể “chỉ đạo” trực tiếp và thô bạo. 300 năm nữa của lịch sử nhân quyền trôi qua, những nhà cách mạng Mỹ vào ngày 4-7-1776 đã công bố bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, trong đó ghi rõ: “Con người có quyền sống, quyền tự do và quyền kiếm tìm hạnh phúc”.

Thế nhưng, phải mất thêm 144 năm - mãi đến năm 1920, nhà nước Mỹ mới tin rằng phải cho phụ nữ có quyền bầu cử, nếu không thế, là vi phạm nhân quyền. Cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 được tôn vinh vì đã tuyên bố rằng tự do, bình đẳng, bác ái là những giá trị bất khả xâm phạm của con người. Thế nhưng, nền Cộng hòa Pháp là một trong những nhà nước xâm chiếm thuộc địa tàn nhẫn nhất. Họ đã “quên” và không nghĩ rằng nô dịch các dân tộc khác - trong đó có Việt Nam, là vi phạm nhân quyền.

Những dẫn chứng lịch sử vừa kể trên minh giải rằng Nhân quyền là một khái niệm có ngoại hàm rộng vô biên nhưng sự hiểu biết về nó lại tận cùng hạn hẹp. Chẳng hạn, những thế lực và cá nhân thù địch với nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn tìm cách áp đặt sự vu khống về nhân quyền hòng tìm đến sự “đồng thuận” của những cách nghĩ thiển cận, hẹp hòi.

Họ không muốn tin rằng người dân Việt Nam quan niệm về nhân quyền giản dị là sự ấm no, hạnh phúc, được phép làm tất cả những gì mà luật pháp không cấm; rằng nhân quyền của một đất nước từng trải qua hàng chục năm điêu linh vì chiến tranh là sự ổn định và phát triển bền vững; rằng nhận thức và cách hiểu về nhân quyền giữa hai nền văn hóa Đông - Tây là hoàn toàn khác nhau. Một sinh viên của văn minh Âu - Mỹ có thể gác chân lên bàn trước mặt thầy giáo nhưng ở Việt Nam là điều không thể chấp nhận. Một nhà báo của phương Tây có thể bôi xấu chế độ theo mọi cách nhưng một nhà báo của Việt Nam không thể học đòi để luận giải các tư kiến của mình theo lối đó vì không một ai có thể đồng tình. Sự khác biệt văn hóa đồng nghĩa với sự diễn giải không thể đồng nhất khái niệm nhân quyền.

Đảng và Nhà nước ta đã làm hết sức mình trong sự nghiệp tôn vinh và bảo vệ nhân quyền. Hai trong rất nhiều bằng chứng mới và rõ nhất là việc cấp hàng chục héc-ta đất để tôn tạo Thánh địa La Vang (Quảng Trị - tháng 8-2008) và xây Đền thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông ở Thừa Thiên-Huế (khánh thành ngày 7-12-2008) an lạc trong một vùng đất tuyệt đẹp rộng đến 28 héc ta, nhân dịp kỷ niệm 750 năm ngày sinh (7-12-1258 – 7-12-1308) và 700 năm ngày mất của ông.

Trong sự nghiệp bảo vệ các giá trị nhân quyền, Đảng bộ, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã làm được không ít điều đáng khích lệ. Đà Nẵng là thành phố đi đầu trong việc dành hàng tỷ đồng cho các đối tượng mãn hạn tù vay vốn làm ăn, tạo lập cơ nghiệp. Các Chương trình xây dựng “Thành phố 5 không”, “Thành phố 3 có” mà trọng tâm là vì một thành phố văn minh, phát triển, vì hạnh phúc của nhân dân đã trở thành “thương hiệu” mà cả nước và bạn bè quốc tế biết, nhớ về Đà Nẵng.

Mới đây, chủ trương xây dựng mô hình “chính quyền đô thị” - mở đầu cho công cuộc cải cách hành chính trên cả nước là một dẫn chứng điển hình về nỗ lực của Đà Nẵng trong việc phục vụ nhân dân. Việc tập trung tất cả bộ máy hành chính về một trung tâm duy nhất (đang xây dựng) không chỉ tiết kiệm được hàng tỷ đồng ngân sách hằng năm mà còn tạo ra môi trường đồng bộ, hợp nhất, giúp người dân giảm bớt rất nhiều chi phí phiền hà, tốn kém.

Ý tưởng xây dựng “Quỹ dưỡng liêm”, mặc dầu chỉ mới là ý tưởng nhưng lại có ý nghĩa rất lớn về tính đột phá, nếu chưa muốn dùng hai từ “cách mạng” - đối với việc làm trong sạch hóa đội ngũ công chức - khâu đầu tiên, quyết định nhất đến việc thực thi và phát triển nhân quyền - điều mà người dân đang mong mỏi nhất. Thực tế cho thấy rằng dù có lý giải cách nào đi nữa thì sự trong sạch của chính quyền vẫn là nền tảng, khởi nguồn của mọi vấn đề về quyền của con người trong thời đại mới.

Cuộc “chiến” về hai chữ Nhân quyền sẽ còn làm tốn không ít giấy mực. Được nói những gì mình tin là đúng trong khuôn khổ của pháp luật; được thờ phụng và hành lễ theo cách riêng của mỗi người; được Nhà nước bảo vệ cuộc sống và quyền tự do; được sáng tạo và cống hiến hết sức mình vì những điều hay, lẽ đẹp cho xã hội; được hạnh phúc khi tin rằng tự do là hiểu rõ sự tất yếu của nguyên tắc của tồn tại… Đó là nhân quyền trong thời đại. Xã hội ta đang có đủ những giá trị hiển nhiên đó.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quyền con người – nhìn từ góc độ triết học

    10/12/2018Phó TS. Hoàng CôngChúng ta phải thừa nhận rằng khó có thể tìm thấy một định nghĩa triết học "kinh điển" nào về quyền con người. Ngay cả những nhà tư tưởng lớn như Lôccơ, Rútxô... và sau này Mác, Engen, Lênin cũng không đưa ra một định nghĩa nào về khái niệm này giống như cách làm thông thường đối với các khái niệm triết học khác...
  • Tự do và trách nhiệm trong hoạt động của con người

    31/07/2017PGS. TS. Nguyễn Văn PhúcTự do và trách nhiệm chính là những biểu hiện sức mạnh bản chất của con người. Tự do và trách nhiệm hình thành và phát triển trong tiến trình lịch sử của nhân loại cũng như của các cộng đông người và là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội và con người.
  • Không có sự phát triển nào đi trước tự do

    16/10/2015Nguyễn Trần BạtChúng ta vẫn hay nói nhiều về sự phát triển mà chưa hiểu hết bản chất của nó. Nếu không hiểu bản chất của sự phát triển, chúng ta không thể hiểu được giá trị của tự do và công nghệ sử dụng tự do. Tại sao chúng ta lại cần tự do? Và tự do có phải là một thứ xa xỉ không?
  • Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc (*)

    08/12/2008Ngày 10 – 12 – 1948, Liên Hợp quốc công bố bản Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền. Bản Tuyên Ngôn thể hiện các khát vọng và mục tiêu hướng tới của toàn nhân loại đã được nhà nước Việt Nam long trọng cam kết thực hiện.
  • Hồ Chí Minh với vấn đề con người

    06/12/2008Nguyễn KiênBắt đầu hoạt động cách mạng với những khái niệm “con người”, “quyền con người”, Hồ Chí Minh cũng khép lại cuộc đời mình với khái niệm “con người”, tuy với những nội dung có khác nhau…
  • Tôi có một ước mơ

    18/11/2008Mục sư Martin Luther King (Mỹ)Bài diễn thuyết này được Martin Luther King đọc vào ngày 28 tháng 8 năm 1963 cho hơn 25 vạn người nghe tại thành phố Wasington. Nơi diễn thuyết là trước cửa nhà tưởng niệm Lincoll...
  • Vấn đề về các Giá trị Xã hội

    13/11/2008SorosTrong chương này tôi sẽ khảo sát vấn đề về các giá trị xã hội sâu hơn. Điều này sẽ đặt nền móng cho xem xét phê phán hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu như nó thịnh hành ngày nay...
  • Hành trình từ “chuyên chính vô sản” đến “làm chủ tập thể” và “Nhà nước pháp quyền Việt Nam”

    12/09/2006Tương LaiTrên đất nước ta, đó là một hành trình gian truân với cái giá phải trả khá đắt. Nhưng là những bước thuận theo quy luật vận động của cuộc sống, và là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó cũng là hành trình của nhận thức nhằm chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, quy luật của cuộc sống mạnh hơn những giáo điều xơ cứng...
  • Dân là ai?

    06/12/2005Hà Thúc MinhNgười Việt Nam mới có câu: Quan nhất thời, dân vạn đại
    Nhất thời thì nhất thời, vạn đại thì vạn đại, nhưng làm quan nhất thời vẫn oai hơn là dân vạn đại. Làm quan mới khó chứ làm dân thì ai mà chẳng làm được. Tuy nhiên, chớ có xem thường làm dân, hình như cái gọi là "dân“ này càng ngày càng được ưa chuộng. "Nhà nước của vua” xem ra đã quá lỗi thời rồi, bây giờ phải là "Nhà nước của dân". Nhiều thứ khác cũng thay đổi theo như "Nghệ sĩ nhân dân” , "Nhà giáo nhân dân” “Đại học nhân dân ", “Tư bản nhân dân ". Tại sao lại có chuyện "vật đổi sao dời" như vậy?
  • Về Tự do với tư cách phạm trù của triết học xã hội

    19/11/2005Đinh Ngọc ThạchToàn bộ kinh nghiệm lịch sử chỉ rõ rằng, tự do là giá trị thiêng liêng và là đặc tính bản chất của con người, là cơ sở bản thể luận của đời sống...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • xem toàn bộ