Nhật Bản duy tân 30 năm: Gương cũ nên soi

10:55 SA @ Thứ Năm - 06 Tháng Tám, 2015

Bối cảnh

Cuộc Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là sự kiện có tính bước ngoặt cho việc xây dựng một nhà nước Nhật Bản hiện đại và là chủ đề hấp dẫn đối với giới nghiên cứu Việt Nam. Sự kiện này đã đánh dấu sự mở đầu cho một tiến trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa kéo dài 30 năm, đưa Nhật Bản từng bước trở thành một quốc gia phát triển độc lập, hiện đại và hùng cường trong khu vực.

Khi xét về thời kỳ này người ta thường nhắc đến Thiên hoàng Minh Trị, người đặt nền móng cho sự "thần kỳ Nhật Bản". Tuy nhiên, phía sau vai trò của Thiên hoàng có hay không những căn nguyên, những đóng góp của các nhân vật khác? Và tại sao trong rất nhiều quốc gia khu vực có chung hoàn cảnh lịch sử, điều kiện xã hội như Nhật Bản lại không có được bước phát triển thần kỳ đó?

Thật bất ngờ là lời đáp cho các câu hỏi khiến giới nghiên cứu hiện nay vẫn còn đang trăn trở lại đã được giải đáp một cách đầy đủ và chính xác từ cách đây 80 năm bởi công trình tầm vóc của nhà khảo cứu lịch sử Đào Trinh Nhất, cuốn sách “Nước Nhật Bổn 30 năm duy tân”.

Nội dung

Bằng ngòi bút phê bình sắc sảo pha chất ký sự lịch sử và cách làm việc nghiêm túc, thận trọng, tác giả đã thu thập được những thông tin chính xác, hệ thống về điều kiện địa lý tự nhiên, đặc điểm chủng tộc, các sự kiện lịch sử cùng những nhân vật quan trọng trong giai đoạn này của Nhật Bản; phân tích rõ lý do tại sao Nhật Bản có thể bắt kịp các nước phương Tây chỉ trong vòng 30 năm, trong khi phương Tây phải mất 300-400 năm để đạt được trình độ như vậy.

Một điều thú vị là trong quá trình lý giải các nguyên nhân đó, bằng cái nhìn thận trọng dựa trên những căn cứ xác thực, không vu vơ, không tưởng tượng, tác giả đã đặt quốc gia này trong hệ quy chiếu với các nước trong khu vực, như Trung Quốc, Nam Dương,... trong đó có Việt Nam, để thấy rõ căn nguyên tại sao chúng ta đã không thể chuyển mình ngoạn mục như Nhật Bản.

Lý giải sự thành công của Nhật Bản, tác giả đưa ra mấy nguyên do chính.

Thứ nhất, từ xa xưa người Nhật Bản đã có nhiều tính cách đặc biệt: kính thần, tự tôn, coi trọng danh dự, thượng võ, hiếu chiến, coi cái chết như không và đặc biệt là biết dung hòa tốt. Đây chính là nền móng tạo nên quyết tâm duy tân không gì lay chuyển nổi của người Nhật.

Thứ hai về văn hóa, tuy cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, theo đạo Khổng Mạnh, nhưng người Nhật không theo khoa cử, kinh nghĩa, thi phú; sĩ phu không bị bả vinh hoa của cử nhân, tiến sĩ làm cho mê muội đi. Họ cũng không chịu theo sự mê tín của người Tàu, không tin phong thủy, bói toán, không đốt vàng mã, không tin quỷ thần. Đầu óc của họ không vướng víu những thứ tối tăm, cho nên khi thấy có Tây học văn minh thì họ không chần chừ, nghi ngại mà theo ngay.

Thứ ba, tầng lớp tinh hoa của Nhật Bản, ngay từ tiến hành cuộc cải cách đã biết mấu chốt của công cuộc cải cách phải bắt đầu từ học thuật tư tưởng trở đi, bởi lấy tinh thần cũ thì không thể nào làm ra sự nghiệp mới. Người Nhật ngày nay đã cường thịnh, bèn nêu cao tinh thần bảo tồn quốc túy; nhưng trong nhiều cuốn sách người Nhật vẫn công nhận bốn tư tưởng ấy là điểu tiên quyết tạo nên cuộc duy tân thành công của họ.

Cũng theo tác giả Đào Trinh Nhất, mô hình cai trị ở Nhật Bản lúc bấy giờ có phần giống với thời vua Lê chúa Trịnh ở Việt Nam. Suốt mấy trăm năm, Thiên hoàng ở ngôi chỉ như phỗng đá, làm vua hư danh vậy thôi, bao nhiêu đại quyền trong nước đều bị các Tướng quân thay nhau nắm giữ. Mặc dầu vậy, đời Mạc phủ nào cũng vẫn dốc lòng tôn kính hộ vệ Thiên hoàng, luôn tỏ ra tuân thủ các nguyên tắc của đạo lý truyền thống, bởi trên danh nghĩa Thiên hoàng vẫn là người có quyền uy cao, đồng thời là biểu tượng cho sự trường tồn và thống nhất dân tộc.

Những khảo cứu của Đào Trinh Nhất về thời kỳ khai quốc và công cuộc duy tân đã cho thấy các triều Mạc phủ cũng có công khai hóa, nhất là triều Đức Xuyên (Tokugawa) đã công phu lo sắp đặt giáo dục, mở mang văn hóa. Nhờ họ Đức Xuyên mà cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX nước Nhật đã biết cái lợi giao thiệp, buôn bán với Hòa Lan và biết học tập tri thức của Thái Tây, nhất là y học.

Và kể từ thời Minh Trị (Meiji) Nhật Bản luôn thể hiện một tinh thần quốc dân được khích lệ bởi nhà tư tưởng hàng đầu Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa Yukichi). Tư tưởng công lợi của người Anh, người Mỹ được Phúc Trạch Dụ Cát ra sức truyền bá, làm cho sĩ phu hướng về thực học, quốc dân được bồi dưỡng về tự do độc lập. Song song với đó, các tác phẩm khai sáng phương Tây đã được giới thiệu, người ta đọc và sôi nổi thảo luận những Voltaire, Rousseau, Adam Smith, Hebert Spencer, Charles Darwin...

Ngoài Thiên hoàng Minh Trị (Fukuzawa Yukichi) tác giả Đào Trinh Nhất còn giúp chúng ta biết đến vai trò của Đức Xuyên Khánh Hỷ (Tokugawa Yoshinobu), vị Tướng quân cuối cùng đã đóng vai trò quan trọng trong việc nhanh chóng kết thúc chế độ Mạc phủ, trao lại chính quyền cho Thiên hoàng, cũng như tầng lớp tinh hoa của Nhật Bản, những người ngay từ khi tiến hành cuộc duy tân đã biết mấu chốt của cải cách phải bắt đầu từ học thuật tư tưởng.

Đánh giá

Giới nghiên cứu ngày nay cũng đồng quan điểm với tác giả “Nhật bản duy tân 30 năm” khi cho rằng, một những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của cuộc cải cách Minh Trị là vai trò của những nhà lãnh đạo mà nổi bật nhất là vai trò của “Duy tân tam kiệt”, bao gồm ba tay chí sỹ Saigo Takamori (Tây Hương Long Thịnh), Okubo Toshimichi (Đại Cửu Bảo Lợi Thông), Kido Takayoshi (Mộc Hộ Hiếu Doãn). Đây được xem là nhóm lãnh đạo đầu tiên đã có công lèo lái đất nước trong những năm đầu sau cuộc cải cách. Các nội dung này cũng được tác giả khảo cứu kỹ lưỡng trong các chương sau chót của cuốn sách.

Cũng cần nói thêm rằng, dẫu đã gần 80 năm trôi qua nhưng “Nhật Bản duy tân 30 năm” vẫn còn nguyên giá trị thời sự để chúng ta hoàn toàn có thể tự tin mà xếp cạnh những công cuộc kiến tạo quốc gia của cả phương Đông lẫn phương Tây như “Quốc gia khởi nghiệp”, “Đài Loan – Tiến trình hóa rồng” hay “30 năm sóng gió”...


MỤC LỤC

Giúp độc giả khi đọc cuốn Nhật Bản duy tân 30 năm của ông Đào Trinh Nhất
Vài lời nói trước
Chương I. Ba nguyên do lớn
Chương II. Một đoàn tàu Mỹ
Chương III. Trong lúc khai quốc
Chương IV. Mở cuộc duy tân
Chương V. Công phu giáo hóa
Chương VI. Trên đường chính trị
Chương VII. Hiến pháp Nhật Bản
Chương VIII. Lục quân và hải quân
Chương IX. Văn hóa Đông Tây
Chương X. Sự nghiệp văn học, Quốc ngữ và văn tự


Tên sách: Nhật Bản duy tân 30 năm
Tác giả: Đào Trinh Nhất
Số trang: 410
Giá bìa: 109.000 VNĐ
NXB Thế giới

Đăng ký mua theo mobile: 0903. 205. 306 hoặc
.

Về tác giả

Đào Trinh Nhất (1900-1951) tự Quán Chi, được mệnh danh là người viết sử kỳ tài. Sau 30 năm cầm bút ông đã để lại khá nhiều tác phẩm, tiêu biểu: Thế lực khách trú và vấn đề di dân Nam Kỳ(1920), Việt sử giai thoại(1934), Nhật bản duy tân 30 năm (1936), Phan Đình Phùng- một vị anh hùng có quan hệ đến lịch sử hiện thời (1936), Việt Nam Tây thuộc sử (1937), Đông Kinh nghĩa thục (1938)…

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phan Bội Châu và Nhật Bản

    03/11/2014Masaya Shiraishi, Tốt nghiệp Khoa XH học trường Đại học TokyoTrong suốt và sau thời kì chiến tranh Nga – Nhật, 1904-1905, một vài nhân vật ái quốc Việt Nam, trong đó có Phan Bội Châu, đã đến Nhật Bản. Lý do họ đến Nhật đã được diễn giải bởi một số các học giả Nhật cũng như kết quả của việc người Nhật đã ảnh hưởng đến họ . Tuy nhiên, một vài học giả đã có phân tích sâu về các lý do tại sao Nhật được chọn bởi các nhà ái quốc Việt Nam như là nơi thích hợp nhất cho phong trào mới của họ...
  • Tinh thần võ sĩ đạo qua một số nhân vật lịch sử Nhật Bản

    08/04/2020Trần Văn Thọ (Tokyo)Nếu sống ở Nhật một thời gian tương đối dài ta sẽ nhận thấy tính cách độc đáo của người Nhật về lối giao tiếp, về nghi lễ, về cách xử thế, v.v… Nhiều người nước ngoài có thể thấy phiền toái hoặc thấy khó hiểu về lễ nghi, về cách thể hiện trách nhiệm cá nhân, về quan niệm đạo đức của người Nhật. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ ta sẽ thấy bề sâu của tính cách độc đáo ấy là sự tuyệt hảo của các quy phạm đạo đức Đông phương như nhân, nghĩa, lễ, dũng, tín.
  • Khai sáng, suy ngẫm từ một điển hình Nhật Bản

    02/04/2018Nguyễn Trang NhungTrong những bước đường đưa nhân loại tới nền văn minh hiện tại, một trong những cột mốc quan trọng là phong trào khai sáng bắt nguồn từ Âu châu, mà khởi đầu tại Anh quốc vào cuối thế kỷ 17, và tiếp sau tại Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào các thế kỷ 18, 19...
  • Đông Kinh Nghĩa thục: Học Nhật Bản chấn hưng đất nước

    26/07/2017Mai ThụcNhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, Trung tâm Văn Miếu Quốc tử Giám và Trung tâm Minh Triết Việt đã Tưởng niệm 100 năm các nhà giáo Đông Kinh Nghĩa thục. Họ là những sĩ phu yêu nước thắp sáng tư tưởng Chấn hưng - Duy Tân - Dân tộc, là những bậc thầy góp sức đặt nền móng xây dựng một triết lý giáo dục Tự lập, tự nguyện, học Tinh Hoa dân tộc và thế giới để dạy nên những con người Việt Nam hiện đại...
  • Tân thư và phong trào Duy Tân ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam thời kỳ cận đại

    25/07/2016Phan Trọng ThưởngDấu hiệu rõ nhất cho thấy quá trình chuyển mình lịch sử tư tưởng-chính trị và học thuật của các nước phương Đông, trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam là phong trào Duy tân diễn ra gần như cùng một thời điểm ở hàng loạt quốc gia Đông và Đông Nam châu Á, trong đó, Tân thư có một vai trò hết sức quan trọng...
  • Nhật Bản khác ta những gì ?

    11/06/2016GS Nguyễn Lân DũngNước ta có 85 triệu người, đứng thứ 13 trong 200 nước trên thế giới, nếu kể cả Việt kiều là 88 triệu người. Chúng ta có một lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã đánh bại chiến tranh xâm lược của hầu hết các cường quốc trên thế giới. Chắc chắn trí tuệ dân mình chẳng chịu thua ai khi có điều kiện phát huy...
  • Những tư tưởng của Fukuzawa Yukichi tạo nên bước nhảy vọt kỳ diệu của Nhật Bản

    15/12/2015Fukuzawa Yukichi (1835-1901)Cuốn Khuyến học của người Nhật này sẽ giúp cho độc giả Việt Nam hiểu rõ hơn những đặc điểm về tính cách và tinh thần của người Nhật Bản hiện đại, những người từ thân phận nông nô "ăn nhờ ở đậu", nhờ có sự khai sáng của những con người như Fukuzawa Yukichi mà đã trở thành "quốc dân" của một đất nước Nhật Bản hiện đại và văn minh như ngày nay...
  • Nhật Bản: mặt trời mọc từ những trang sách

    08/05/2015"Một ngàn năm trước họ đã học Trung Hoa. Một ngàn năm sau họ học phương Tây. Họ không sợ học kẻ thù, mà chỉ sợ vô minh vì không học"...
  • Cảm nhận Nhật Bản

    01/07/2014Nguyễn Tất ThịnhDù đã học tập sinh sống nhiều năm, đi lại vài lần tại Nhật Bản, nhưng mỗi lần thêm cảm nhận hơn về đất nước con người Nhật….Đến chỗ hay, gặp người hay, trao đổi việc hay…luôn là một điều quý giá : kiểm chứng lại mình, thêm những giá trị mới, hình dung tỏ tường cách đi đến tương lai …
  • Một cách nhìn mới về văn hoá Việt Nam thông qua việc so sánh với văn hoá Nhật Bản

    18/10/2013Vương Trí NhànQua người hiểu mình là một trong những con đường nhận thức được nhiều người công nhận là cần thiết và “có triển vọng”, tức có khả năng tạo nên hiệu ứng có giá trị đích thực đối với những chủ thể đang muốn tự hiểu về mình .
  • Nhật hoàng Hirohito và công cuộc kiến thiết nước Nhật Bản hiện đại

    15/12/2011Cuộc đời Hirohito gắn liền với sự phát triển và biến chuyển của Nhật Bản là một câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn nhưng hầu như không được biết đến nhiều. Ở Việt Nam, chúng ta biết nhiều về sự Thần kỳ Nhật Bản...
  • Nhân đọc "Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hoá" của Vĩnh Sính

    14/12/2011Ngày nay Nhật Bản là một cường quốc, và cũng là nơi tập trung nhiều tinh hoa, nghệ thuật thuộc hàng bậc nhất của thế giới. Thế thì tại sao Nhật Bản lại phát triển mạnh mẽ như vậy? Những bài tiểu luận trong cuốn sách "Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hoá" của Giáo sư Vĩnh Sính đã trả lời được phần nào câu hỏi đó.
  • Tinh thần võ sĩ đạo qua một số nhân vật lịch sử Nhật Bản

    28/06/2011Trần Văn Thọ (Tokyo)Nếu sống ở Nhật một thời gian tương đối dài ta sẽ nhận thấy tính cách độc đáo của người Nhật về lối giao tiếp, về nghi lễ, về cách xử thế, v.v… Nhiều người nước ngoài có thể thấy phiền toái hoặc thấy khó hiểu về lễ nghi, về cách thể hiện trách nhiệm cá nhân, về quan niệm đạo đức của người Nhật. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ ta sẽ thấy bề sâu của tính cách độc đáo ấy là sự tuyệt hảo của các quy phạm đạo đức Đông phương như nhân, nghĩa, lễ, dũng, tín.
  • Hội trí thức Meirokusha và tư tưởng Khai sáng ở Nhật bản

    19/06/2011Vĩnh SínhVì Meirokusha quy tụ những nhà Tây học có tư tưởng khai sáng tiêu biểu ở Nhật lúc bấy giờ, có thể xem tư tưởng khai sáng của họ cũng chính là tư tưởng khai sáng của nước Nhật nói chung. Đối với những thành viên Meirokusha, họ tự giác về nhiệm vụ phải cung cấp cho dân chúng những kiến thức mới, nhưng đồng thời họ cũng ý thức việc đổi mới tư duy dựa theo lối mòn của Nho giáo nói chung mới chính là nhiệm vụ cơ bản...
  • xem toàn bộ