Nhân đọc "Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hoá" của Vĩnh Sính

07:29 CH @ Thứ Tư - 14 Tháng Mười Hai, 2011
Ngày nay Nhật Bản là một cường quốc, và cũng là nơi tập trung nhiều tinh hoa, nghệ thuật thuộc hàng bậc nhất của thế giới. Thế thì tại sao Nhật Bản lại phát triển mạnh mẽ như vậy? Những bài tiểu luận trong cuốn sách "Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hoá" của Giáo sư Vĩnh Sính đã trả lời được phần nào câu hỏi đó.

Để hiểu rõ tại sao Nhật Bản phát triển được như ngày nay, trước hết ta phải quay về một thế kỉ rưỡi trước xem họ đã canh tân thế nào. Những đoạn dưới đây được trích dẫn, hoặc lấy ý, từ cuốn sách được đề cập bên trên.

Vào thời Minh Trị (bắt đầu từ năm 1868), Nhật Bản đã bắt đầu công cuộc canh tân đất nước mạnh mẽ bằng cách tích cực học hỏi và tiếp thu văn minh Tây phương. Họ cử người sang các nước tiên tiến học hỏi với phương châm rất thiết thực là "nước nào giỏi cái gì, ta học cái ấy". Vì theo quan niệm của họ, cách bảo vệ chủ quyền hữu hiệu nhất là tiếp thu văn hoá Tây phương, theo dạng "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng", để có thể cùng đua tranh với các cường quốc.

Người đứng đầu trong công cuộc canh tân này là Fukuzawa Yukichi (1835-1901), ông đã đi bôn ba khắp châu Âu và Hoa Kì để tận mắt học hỏi những điều hay của văn minh Tây phương, để rồi về nước góp sức mình vào việc thức tỉnh dân chúng Nhật Bản hòng có thể bắt kịp các cường quốc Tây phương. Fukuzawa đã từng phát biểu rằng: "Phương sách giữ gìn độc lập không thể tìm đâu ra ngoài văn minh. Hiện nay nước Nhật đang tiến lên đài văn minh cũng chính vì để bảo vệ độc lập quốc gia. Độc lập quốc gia là mục tiêu và nền văn minh của quốc dân là phương tiện để đạt mục tiêu đó".

Nhằm tiếp thu văn hoá Tây phương, Nhật Bản vào thời Minh Trị đã cho dịch rất nhiều bộ sách giá trị của những học giả nổi tiếng Tây phương lúc bấy giờ. Có thể nói nửa đầu thời Minh Trị (1868-1889), phong trào dịch thuật ở Nhật Bản để giới thiệu tư tưởng Tây phương đã phát triển cực kì mạnh mẽ, với số lượng sách dịch rất đáng nể. Đây là một số sách tiêu biểu đã được Nhật Bản cho dịch vào thời đó:

- Self-Help (Tự trợ luận) của Samuel Smiles (1812-1904);

- The Theory of Legislation (Lí luận về lập pháp), Principle of the Civil Code (Nguyên lí dân luận), v.v. của Jeremy Bentham (1748-1832);

- On Liberty (Tự do luận), Representative Government (Chính thể đại nghị), v.v. của J. S. Mill (1806-1873);

- Social Statics (Tĩnh học xã hội), Education (Giáo dục), v.v. của Herbert Spencer (1820-1903);

- De l’esprit des lois (Tinh thần luật pháp) của Montesquieu (1689-1755);

- Du contrat social (Xã hội khế ước luận) của J. J. Rousseau (1712-1778).

Đó chỉ mới là những tác phẩm, những tác gia, nhà tư tưởng tiêu biểu; ngoài ra người Nhật còn cho dịch vô số các sách thuộc khoa học xã hội cũng như văn học của những quốc gia như Đức, Ý, Áo, Bỉ, Hà Lan, Nga, v.v..

Chính nhờ phong trào dịch thuật này, mà người Nhật đã cho ra đời những từ, những thuật ngữ mới để giới thiệu những khái niệm mới mẻ bên Tây phương. Những từ Hán-Việt mà Việt Nam ta dùng ngày nay có nhiều từ xuất phát từ Nhật Bản, ví dụ như "triết học", "diễn thuyết", "không gian", "thời gian", "lập trường", "thủ tục", v.v..

Nhờ canh tân mạnh mẽ, Nhật nhanh chóng trở thành cường quốc của châu Á, mở đầu bằng việc đánh bại người láng giềng khổng lồ Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật 1895, rồi thắng luôn cả Nga trong cuộc chiến Nga-Nhật 1905. Hai trận thắng liên tiếp này đã làm rúng động cả phương Đông, đặc biệt là Việt Nam. Phong trào Đông Du ở Việt Nam do các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh khởi xướng chính là vì thấy được thành quả của Nhật đạt được, và muốn đi theo họ nhằm tìm lại chủ quyền cho nước nhà.

Cũng phải nói thêm, tuy Nhật Bản và Việt Nam cùng tiếp thu nền văn hoá Hán học của bên Trung Hoa, nhưng cách tiếp thu mỗi bên khác nhau. Cả hai cùng coi Trung Hoa là thầy; nhưng trong khi Việt Nam coi đó là một người thầy mẫu mực, là một khuôn thước trong đời sống tư tưởng, thì Nhật Bản lại học người thầy đó để có thể tránh xa những cái tiêu cực, những điều không hay, lỗi thời của Hán học.

Ngoài ra, ở trong truyền thống người Nhật trước đó đã có sẵn những điều kiện để giúp họ sẵn sàng tiếp thu những cái mới mẻ sau này. Hãy thử so sánh với Trung Hoa: ở Trung Hoa, hoàng đế là người chiếm địa vị độc tôn, không ai có thể sánh ngang, là người vừa được nể trọng, vừa có uy quyền nhất. Trong khi đó ở Nhật, từ thời Kamakura (1185), Nhật đã có thêm tầng lớp võ sĩ (samurai), do vậy Thiên hoàng tuy là người được nể trọng nhất, là một đấng chí tôn, nhưng lại không có uy quyền bằng Shogun (Tướng quân) - một đấng chí cường; và ngược lại, Shogun có quyền thế, nhưng lại không được dân chúng kính trọng bằng Thiên hoàng. Từ xưa, trong tâm trí người Nhật luôn có sự hiện diện cùng lúc của hai khái niệm. Đó chính là cái điều kiện sẵn có để sau này đến thời Minh trị, người Nhật có thể tiếp thu một cách dễ dàng những tư tưởng phương Tây, vì khi anh đã chấp nhận hai khái niệm thì đương nhiên anh sẽ chấp nhận được khái niệm thứ ba, thứ tư, và như thế thì tinh thần tự do sẽ được nảy sinh, con người ta sẽ dễ dàng tiếp thu cái mới để mà phát triển.

---
Có thể nói, cuốn sách ""Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hoá" của Vĩnh Sính đúng là một viên ngọc trong đá, và được bán đại hạ giá tại hội sách của Fahasa với giá rẻ bèo một cách vô lí: 6 tiền (giá bìa là 59 tiền, giảm tới 90%). Đúng như một câu cửa miệng mà nhiều người thường hay nói vui: ở Việt Nam đang diễn ra một sự thật rằng, sách hay thì ít người đọc.

Nguồn:DKD blog
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thoát Á luận

    08/06/2019Fukuzawa Yukichi - Hải Âu, Kuriki Seiichi dịchTừ thế kỷ 19, Fukuzawa Yukichi (Nhật Bản) đã viết: "Đường giao thông trên thế giới là phương tiện để làn gió của văn minh phương Tây thổi vào phương Đông. Khắp mọi nơi, không có cỏ cây nào có thể ngăn được làn gió văn minh này".
  • Từ Fukuzawa Yukichi nhìn về Nguyễn Trường Tộ

    14/08/2018Nguyễn Cảnh BìnhCó thể nói, ở hai ông Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi (Phúc-Trạch Dụ-Cát). Có rất nhiều sự tương đồng về thời đại, về đất nước, về tình hình thế giới bởi cả hai sống cùng trong một giai đoạn lịch sử. Từ thực tế trên, việc so sánh hai nhân vật lịch sử này, đồng thời cũng là những nhà tư tưởng về cải cách, mở cửa có thể mang lại cho chúng ta nhiều điều thú vị...
  • Tinh thần "khai sáng"

    15/01/2016Duy LinhTôi cho rằng cái mà tôi và nhiều bạn trẻ khác đang thiếu chính là một tinh thần “khai sáng”...
  • Chúng ta ngủ quên trên kho báu trí tuệ của nhân loại!

    10/06/2015TS. Nguyễn Xuân XanhHay chúng ta hỏi ngược lại, Việt Nam có được bao nhiêu sách, bao nhiêu thư viện cổ, so với thế giới? Tại sao một dân tộc được cho là hiếu học mà lại ít sách như thế? Tôi chợt nghĩ ra, có lẽ dân ta hiếu học, nhưng thực sự chỉ một “giai cấp” nhỏ nào thôi...
  • Thoát thân luận

    10/06/2015Giáp Văn DươngVà Việt Nam có thực sự cần thiết phải học lại từ đầu bài học của nước Nhật 125 năm về trước? Muốn trả lời câu hỏi này, phải tìm xem những cản trở lớn nhất cho sự phát triển của Việt Nam hiện thời là gì?
  • Một cách nhìn mới về văn hoá Việt Nam thông qua việc so sánh với văn hoá Nhật Bản

    18/10/2013Vương Trí NhànQua người hiểu mình là một trong những con đường nhận thức được nhiều người công nhận là cần thiết và “có triển vọng”, tức có khả năng tạo nên hiệu ứng có giá trị đích thực đối với những chủ thể đang muốn tự hiểu về mình .
  • Việt Nam cần các tư tưởng Khai sáng

    12/05/2012Nguyễn Trang NhungTrong những bước đường đưa nhân loại tới nền văn minh hiện tại, một trong những cột mốc quan trọng là phong trào khai sáng bắt nguồn từ Âu châu, mà khởi đầu tại Anh quốc vào cuối thế kỷ 17, và tiếp sau tại Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào các thế kỷ 18, 19.
  • Ông Fukuzawa Yukichi sẽ nói gì với Việt Nam?

    06/12/2011Nguyễn Quang ThạchGiả định rằng nếu có kiếp luân hồi, được tái sinh ở nước ta hiện nay và đang ở độ tuổi 30, ông Fukuzawa Yukichi sẽ nói với chúng ta những gì? Với lòng ngưỡng mộ và tôn kính nhà tư tưởng Nhật Bản, tôi xin giả định một số điều mà ông sẽ tâm sự với thế hệ thanh niên chúng tôi...
  • Hội trí thức Meirokusha và tư tưởng Khai sáng ở Nhật bản

    19/06/2011Vĩnh SínhVì Meirokusha quy tụ những nhà Tây học có tư tưởng khai sáng tiêu biểu ở Nhật lúc bấy giờ, có thể xem tư tưởng khai sáng của họ cũng chính là tư tưởng khai sáng của nước Nhật nói chung. Đối với những thành viên Meirokusha, họ tự giác về nhiệm vụ phải cung cấp cho dân chúng những kiến thức mới, nhưng đồng thời họ cũng ý thức việc đổi mới tư duy dựa theo lối mòn của Nho giáo nói chung mới chính là nhiệm vụ cơ bản...
  • Giới thiệu bản dịch cuốn Phúc ông tự truyện

    26/04/2011Hải ÂuPhúc ông tự truyện (Fukuō Jiden) được bắt đầu viết vào năm Minh Trị thứ 30 (Đinh Dậu, 1897), đã được đăng trên suốt 67 số của tờ Thời sự tân báo, bắt đầu từ ngày 1/7/1898 đến ngày 16/2/1899. Cuốn Tự truyện là những lời bộc bạch về chính cuộc đời tác giả Fukuzawa Yukichi. Ông đã trải qua nhiều biến đổi của cuộc đời, đã chứng kiến nhiều thăng trầm của xã hội Nhật Bản trong thời đoạn chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ quân chủ lập hiến, từ thời “bế quan tỏa cảng” sang thời “mở cửa đón nhận văn minh phương tây”, phát triển Nhật Bản thành một cường quốc...
  • Khuyến học: tự nhận thức để thành công

    11/05/2009Phạm Hữu Lợi dịch, tác giả Fukuzawa YukichiKhuyến học giúp độc giả không chỉ thấy thông tin không chỉ thấy thông tin hay hiểu về việc vì sao Nhật Bản đạt được những kỳ tích như ngày nay, mà thậm chí xa hơn có thể rèn luyện suy nghĩ, có được nhân sinh quan mới, phương pháp tư duy và hành động mới, khoa học hơn, quyết liệt để thành công trong cuộc sống.
  • Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây qua sự hiện diện của tờ báo

    09/04/2009Trần Văn ToànSự ra đời của báo chí, lẽ tự nhiên, làm xuất hiện một chân dung mới: ký giả, hay nhà báo. Những danh xưng này, trong ngôn ngữ đương đại thiên về ý nghĩa nghề nghiệp thuần túy nhưng ở vào thời điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX lại có nét nghĩa chỉ một nhóm có vai trò ưu đẳng trong xã hội (status group). Với quốc dân, họ là đại diện cho luân lý và tri thức, có chức phận dẫn dắt, hướng đạo. Trong một xã hội vốn có truyền thống trọng quan tước, ký giả thậm chí được liệt vào tầng lớp “quan lại cao cấp”.
  • Về sự cần thiết xây dựng tủ sách kinh điển

    22/07/2005Nguyễn Cảnh BìnhKhông phải ngẫu nhiên mà gần đây, rất nhiều người thể hiện mối quan tâm đặc biệt đến dịch thuật như Nguyên Ngọc, Ngô Tự Lập và mới đây nhất là Nguyễn Quang A khi muốn phát triển tủ sách SOS2 nhằm góp phần xây dựng một “hệ điều hành” cho xã hội Việt Nam. Hiện nay, thị trường sách dịch ở Việt Nam đang bùng nổ với vô số các sách dịch được xuất bản ồ ạt nhưng chất lượng và nội dung đều có những vấn đề cần phải xem xét. Vì vậy, chúng ta cần thảo luận kỹ càng về hệ thống sách dịch ở Việt Nam: cần dịch những cuốn sách nào với những nội dung nào và có lộ trình, phương hướng đúng đắn mới tránh khỏi sự lãng phí và lệch lạc không đáng có.
  • xem toàn bộ