Những năm Hợi đáng ghi nhớ trong lịch sử Việt

02:19 CH @ Thứ Ba - 05 Tháng Hai, 2019

Năm Hợi, trong đó có nhiều năm mang ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với vận mệnh đất nước. Nhân năm mới Kỷ Hợi 2019, xin giới thiệu cùng bạn đọc về những năm Hợi đáng nhớ trong lịch sử dân tộc Việt Nam...

*Năm Đinh Hợi (214) trước Công nguyên: Tần Thủy Hoàng sai tướng là Đồ Thư đem quân đánh chiếm 2 bộ lạc Bách Việt và Âu Lạc, rồi chia làm 3 quận: Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây) và Tượng Quận (miền Bắc Việt Nam).

* Năm Kỷ Hợi (39) sau Công nguyên: Bà Trưng Trắc và bà Trưng Nhị là hai chị em con Lạc Tướng ở huyện Mê Linh. Bà Trưng Nhị là người dũng mãnh, có sức khỏe, mưu trí. Để trả nợ nước, đền thù nhà, năm Kỷ Hợi - 39, bà Trưng Trắc cùng với em Trưng Nhị chuẩn bị lực lượng để sang đầu năm 40 phất cờ khởi nghĩa. Cờ khởi nghĩa của 2 bà phất lên, nhân dân khắp nơi nô nức hưởng ứng. Sau gần 1 năm nổi dậy chiến đấu liên tục, nhân dân Âu Lạc dưới sự lãnh đạo của hai bà Trưng đã giành được độc lập cho đất nước.

* Năm Quý Hợi (543): Vào đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp nghĩa quân Lý Bí lần thứ 2. Nghĩa quân chủ động đánh địch ở Hợp Phố. Quân địch mười phần chết đến bảy, tám phần. Nhiều tướng của giặc bị giết tại trận, quân nhà Lương thua trận phải kéo tàn quân về nước. Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đặt kinh đô gần cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

* Năm Kỷ Hợi (939): Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (thuộc huyện Đông Anh, TP. Hà Nội ngày nay). Ngô vương đặt quan chức, chế triều nghi, định phục sắc và chỉnh đốn chính trị trong nước, mở đầu triều Ngô.

*Năm Tân Hợi (951): Đinh Bộ Lĩnh người châu Đại Hoàng, là con trai Đinh Công Trứ, làm Thứ sử Hoan Châu đã nổi dậy chiếm đóng động Hoa Lư.

* Năm Kỷ Hợi (1179): Tô Hiến Thành giúp vua Cao Tông trị nước, đến năm Kỷ Hợi (1179) thì mất. Ông là người có tài thao lược, thờ vua trung thành cho nên người đời sau ví ông với Gia Cát Lượng.

*Năm Ất Hợi (1275): Sau nhiều lần dùng mưu để khuất phục vua Thánh Tông nước An Nam không được, vua Nguyên quyết định đem quân sang đánh, sai quan ở biên giới do thám địa thế nước ta. Bên An Nam cũng đặt quân vào thế sẵn sàng đánh địch.

* Năm Đinh Hợi (1287): Mùa xuân năm Đinh Hợi (1287), nhà Nguyên kéo 7 vạn quân, với 500 chiếc thuyền, 6.000 quân Vân Nam và 1,5 vạn quân ở 4 châu khác sang xâm lược Đại Việt. Quân và dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, đã thắng lớn ở Bạch Đằng giang vào tháng 3-1287.


,
* Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1287 - Năm Tân Hợi (1311): Vua Trần Anh Tông cùng với Huệ Võ vương Trần Quốc Chẩn, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư đem 3 đạo quân sang đánh Chiêm Thành và đã bắt được Chế Chí đem về An Nam, rồi phong cho em của Chế Chí là Chế Đà A Bà làm vua Chiêm Thành.


* Năm Đinh Hợi (1407): Ngày 22-1-1407, quân Minh từ phương Bắc tràn xuống đánh chiếm kinh thành Thăng Long. Quân nhà Hồ rút lui. Khi đến Lỗ Giang (sông Mã) thì bị quân địch đuổi kịp, tướng Nguỵ Thức thấy nguy cấp bèn tâu: “Nước đã mất, làm vua không nên để người ta bắt được, xin bệ hạ tự đốt đi mà chết còn hơn”. Hồ Quý Ly tức giận bắt Nguỵ Thức đem chém rồi chạy vào Nghệ An. Đến tháng 6 năm Đinh Hợi (1407), quân Minh bắt được cha con Hồ Quý Ly ở Kỳ La (Kỳ Anh, Hà Tĩnh).


Hồ Quý Ly và con trai Hồ Nguyên Trừng. Thời đại nhà Hồ được biết đến bởi những cải cách mới, nhất là sự phát minh súng thần cơ (hỏa pháo cải tiến) và thuyền cổ lâu (thuyền chiến lớn có hai tầng).

.
* Năm Kỷ Hợi (1419): Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1419-1420, trong nước có nhiều cuộc dấy binh nổi lên. Nhưng đáng chú ý là cuộc nổi dậy của nhà sư Phạm Ngọc ở chùa Đồ Sơn, lãnh đạo dân nghèo và vùng ven biển Đông Bắc chiến đấu ngoan cường làm cho quân địch ở đồn Bình Than, thành Xương Giang vô cùng hoảng sợ.

* Năm Kỷ Hợi (1479): Vua Lê Thái Tông sai Ngô Sĩ Liên biên soạn “Đại Việt sử ký toàn thư” và chia làm 2 bản. Một bản kể từ Hồng Bàng Thị đến Thập nhị sứ quân có 5 quyển. Một bản kể từ Đinh Tiên Hoàng đến Lê Thái Tổ có 10 quyển. Cũng trong năm Kỷ Hợi - 1479, có Tù trưởng xứ Bồn Man làm phản, xui người Lão Qua (người Lào) đem quân quấy nhiễu miền Tây nước ta. Vua Trần Thánh Tông sai quan Thái úy Lê Thọ Vực cùng các tướng Công Lộ, Lê Đình Ngạn, Lê Lộng và Lê Nhân Hiếu đem 5 đạo quân từ Nghệ An, Thanh Hóa sang đánh đuổi quân Lão Qua đến sông Kim Sa và quân ta toàn thắng.

*Năm Quý Hợi (1503): Theo sách “Cương mục” có người ghi rằng, Việt Nam chế tạo được thủy xã, một loại xe nước (ngày nay gọi là bánh xe nước) để đưa nước vào đồng ruộng chống hạn, phát triển sản xuất.

*Năm Đinh Hợi (1527): Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lên làm vua, lập ra nhà Mạc và đặt niên hiệu là Minh Đức.

*Năm Quý Hợi (1623): Tháng 8 năm Quý Hợi (1623), Trịnh Tráng đánh tan quân Kính Hoan ở Gia Lâm, rước vua Lê trở lại kinh đô. Mùa đông năm đó, vua Lê phong Nguyên súy thống quốc chính thanh Đô vương cho Trịnh Tráng.

* Năm Ất Hợi (1755): Vua Chân Lạp là Nặc Nguyên thông sứ với chúa Trịnh ngoài Bắc để lập mưu đánh chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh đánh đuổi Nặc Nguyên ra khỏi thành Nam Vang.

* Năm Đinh Hợi (1767): Trịnh Doanh mất con, Trịnh Sâm lên làm chúa.

* Năm Ất Hợi (1815): Gia Long cho ban hành Bộ luật “Quốc triều hình luật”, gồm 22 quyển với 398 điều.

* Năm Kỷ Hợi (1839): Là năm Minh Mệnh thứ 20, vua Thánh Tổ định lương bổng đồng niên và tiền xuân phục của các quan viên.

* Năm Quý Hợi (1863): Trương Định - một lãnh tụ nổi tiếng đứng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam bộ thời cận đại, gửi thư cho Bonard đòi 3 tỉnh miền Đông.

* Năm Ất Hợi (1875): Nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Trần Bình ở Trà Vinh, của Thủ khoa Huân ở Mỹ Tho...

* Năm Đinh Hợi (1887): Cuộc khởi nghĩa chống Pháp. Căn cứ Bãi Sậy của khởi nghĩa Nguyễn Thiện Thuật bắt đầu hình thành.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trao đổi với ông Trần Gia Ninh về bài "Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt"

    16/01/2019Hà Văn ThùyTS Trần Gia Ninh có công sưu tầm những tài liệu mới từ cổ thư khiến cho bài viết có những chi tiết khác với những gì đã biết từ trước nên có thể lôi cuốn được một số người. Tuy vậy, tài liệu mà ông đưa ra chỉ được gom lại từ những sách mang tính sử ký chung mà không phải sách chuyên khảo về Bách Việt nên không phản ánh được toàn diện cách nhìn từ cổ thư...
  • Không nên dạy Lịch Sử bằng tư duy áp đặt

    04/09/2018Lan Anh thực hiệnHọc về thời kháng chiến, hãy đưa các em đến gặp các anh bộ đội cụ Hồ, các bác cựu chiến binh vùng nào chả có. Hãy đưa các em đến để nghe họ kể lại lịch sử của bản thân họ, kể lại những gì họ đã trải qua...
  • Ai là người giết nhiều vua nhất trong lịch sử Việt Nam?

    24/06/2018Nguyễn Thanh TuyềnNgười giết nhiều vua nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam không ai khác chính là Trịnh Tùng, vị chúa đầu tiên của dòng họ Trịnh...
  • Ra mắt 3 tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Thiện Luân

    16/04/2018Lâm DuyBa cuốn tiểu thuyết “Hoàng Hậu nhị triều”, “Đinh Tiên Hoàng Đế” và “Lê Đại Hành Hoàng Đế” được tác giả Nguyễn Thiện Luân viết chào mừng kỷ niệm 1050 năm thành lập Nhà nước Đại Cồ Việt và Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình (968 - 2018)...
  • Phải chăng chưa có 'môn học lịch sử' trong nhà trường?

    13/04/2018Cao Thoại ChâuLà một giáo viên có thâm niên 35 năm dạy môn Sử - Địa, tôi không có gì để phải chọn một cái tựa “giật gân” như trên, nhưng thật sự tôi nghĩ môn học gọi là “lịch sử” hiện nay chưa phải đích thực môn học theo đúng nghĩa một khoa học về quá khứ với những quy luật mà nó phải có...
  • Hồi ký Hồ Hữu Tường: Một góc lịch sử làng báo

    21/03/2018Phạm Quang HuyCuốn hồi ký vừa được ra mắt độc giả sau 45 năm không chỉ kể về một chặng đường làm báo của tác giả mà còn là một góc lịch sử làng báo Việt Nam những năm đầu thế kỷ...
  • xem toàn bộ