Nỗi niềm tự do

08:25 CH @ Thứ Bảy - 06 Tháng Hai, 2016

Trong vườn nhỏ nhà tôi có treo một cái lồng mây rất đẹp, nuôi trong đó một con chim Sáo mỏ vàng. Hàng ngày cô giúp việc cho nó ăn và phun lên bộ lông vũ mượt mềm của nó những tia nước nhỏ mát mẻ, chắc nó thích lắm và cứ nhảy rinh rích trong lồng, trông thật vui nhộn.

Một lần cô giúp việc về quê, tôi cho Sáo ăn rồi quên không đóng cửa lồng cẩn thận. Sáo bay đi mất. Tôi thấy buồn trống vắng nhưng tự an ủi rằng : thôi, mình đã thả về Sáo về khung Trời của nó. Vài hôm sau tôi đã nguôi buồn nhớ con chim Sáo của tôi, đi ra vườn, đưa mắt như thói quen nhìn về chiếc lồng đã trống vắng, thì lạ chưa, trong đó có những 2 con chim Sáo. Con chim cũ của tôi đã rủ thêm được một cô Sáo khác vể ở cùng nó trong cái lồng quen thuộc. Trông chúng có vẻ rất mĩ mãn.

Tôi gọi cô giúp việc ra chỉ cho cô ấy thấy. Cô ấy hỉ hả bước tới đóng ngay cái lồng vào để hai con chim không bay đi được nữa, và hồ hởi nói: từ nay chúng ta đã có hai con ông ạ. Tôi buồn buồn bảo : thôi cô hãy để kệ chúng, và hãy bỏ cái cửa lồng kia đi để chúng được tự do mà đi hay ở, lúc nào chúng muốn.

Thực ra tôi không thấy còn thích nổi con chim Sáo của tôi nữa, nó thích cảnh ‘chim chậu cá lồng’ cho dù no đủ và yên ổn hơn bầu trời của nó. Nhưng chính tôi với sở thích ích kỉ của mình cũng có lỗi đấy chứ. Hơn nữa con Sáo của tôi nó đã cảm thấy ‘hạnh phúc’ với bạn tình của nó thì bầu trời mà tôi gán cho những ý nghĩa to lớn kia, biết đâu không còn mấy ý nghĩa với nó nữa chăng?

Có Hiền triết nói : ‘kẻ nào cảm thấy sung sướng trong nô lệ thì kẻ đó tồi tệ ngàn lần hơn những kẻ nô lệ’… Cũng bởi vậy mà tôi đã mở cửa lồng cho Sáo để tôi không phải chúng kiến thêm một điều ‘tồi tệ’ – Sáo à, từ nay hãy coi cái lồng đó là cái tổ của mày, nó có thể ở trên cành cây trong rừng, trên vách núi, hay trong khu vườn này, hãy sống như mày muốn nhé!


Chiến thắng vị kỷ - Cái tôi tầm thường

Tôi được dự 1 buổi giao lưu biểu dương những cá nhân tiêu biểu của một bệnh viện quân y. Có câu chuyện về 1 cô y tá trưởng, tôi xin được kể ra đây :

Khoa cô làm việc là khoa nội tiết. Theo sáng kiến của cô, Trưởng khoa cho triển khai chương trình “ Phòng bệnh kiểu mẫu” và do cô phụ trách.

Một ngày kia, có bệnh nhân mới đến. Anh ta thay bộ quần áo bệnh nhân xong bèn treo bộ quân phục của mình lên tường. Cô nhắc nhở : anh làm ơn gấp lại cho vào chiếc tủ cá nhân kia. Anh ta quay lại trừng mắt, giọng gắt lên : Cái gì, nhét vào cái tủ bé tẹo kia có mà làm nhàu bộ quân phục trung tá của tôi à? Tôi cứ treo ở đây. Dạ, nếu anh gấp cẩn thận lại thì cũng không nhàu đâu – cô nhỏ nhẹ. Tôi không gấp, tôi cứ treo ở đây…

Cô tiếp tục nhẹ nhàng bảo : tôi sẽ gấp gọn lại giúp anh và xin hứa không làm nhàu nó. Sau mỗi câu nói cô tiến về phía anh một bước, tay chìa ra thiện chí…

Cuối cùng người quân nhân – bệnh nhân kia cũng đành để cô gấp lại bộ quân phục cho mình. Gấp xong, để vào tủ cô mỉm cười : thưa anh, anh thấy thế nào, bộ quân phục của anh vẫn rất đẹp đấy chứ – cô đứng lên nhìn anh. Anh bệnh nhân – quân nhân không nói gì, lặng lẽ nhìn theo cô đang bước nhanh ra khỏi phòng.

Có một điều gì đó đã bừng tỉnh trong anh. Sau này trở lại tìm gặp cô y tá trưởng anh cảm ơn cô rằng : trong cuộc sống và công tác của anh đã có rất nhiều thay đổi tiến bộ từ cái hôm anh cảm nhận được từ điều cô đã làm. Người ta hỏi cô rằng cô vui vì đã giữ được quy chế của phòng bệnh? Đã làm cho anh bệnh nhân phải tuân thủ? Cô nói: Không phải thế, niềm vui ở chỗ người khác thấy điều mình làm là đúng, và giúp họ thấy nên làm điều đúng ở mọi chỗ mọi nơi.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bảy bước tới tha hóa

    16/06/2020Vương Trí NhànKhi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết tự giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa. Quá trình tha hoá, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi thì vĩnh viễn không lấy lại được nữa...
  • “Con thú tật nguyền”

    15/08/2019Nguyễn Hữu VinhCó ai đó chợt hỏi tôi "Con người hơn con vật ở cái gì?" Tôi đã chỉ ngay vào đầu. Người đó cười , Sao không đặt tay lên ngực nhỉ? Tôi bảo từ bé tôi được dạy vậy, coi cái trí khôn (ở trong đầu) giúp cho con người chiến thắng muôn loài, làm ra của cải vật chất... là quan trọng hơn cả. Vậy còn thứ kia, cái con tim ấy, nó làm gì?
  • Qua câu chuyện 5 con vật

    19/12/2017Nguyễn Tất ThịnhTrong Năm câu chuyện mini dưới đây, tôi muốn chia sẻ với các Bạn về Nhân Tình Thế Thái. Cho dù Nhân vật chính là một Con gì đó, thì đều liên quan, đều khiến tôi suy nghĩ về Con Người. Và có thể một Ai trong số Con Người cũng chính là cái Con mà tôi dựng làm Nhân vật trong từng chuyện vậy.
  • Sự tha thứ

    17/06/2017Nguyễn Ngọc BíchSự tha thứ là điều người ta bàn bạc khi nói về đạo đức như là một phạm trù đạo đức liên quan tới con tim chứ không phải lý trí của con người. Về mặt tâm lý, tha thứ có hai mức độ. Thứ nhất là khi nhớ đến ai đã làm một điều gì sai phạm với mình thì ta không nghĩ đến việc trả đũa lại. Thứ hai, cũng trường hợp như vậy nhưng người sai phạm lại còn đến nhờ mình giúp họ một việc gì đó. Khi ấy mình chăng những phải quên việc sai trái, mà lại còn phải làm như đã được nhờ...
  • Cô gái nhảy và người ăn xin

    01/10/2015Vương Tú Phong, Truyện ngắn Trung QuốcTrong căn phòng nhỏ đẹp đẽ ở ngoại ô có một cô gái xinh đẹp. Một hôm, có một người ăn xin đi qua. Ông ta ăn mặc rách rưới cùng mái tóc bạc trắng, trông rất đáng thương...
  • Di chúc

    23/01/2014Có một ông xẩm mù cao tuổi, ngón đàn của ông thật tuyệt diệu, nổi tiếng xa gần. Ông mang theo một đứa bé mù, đi hát rong kiếm sống, lang bạt khắp nơi...
  • Hòn đá sang sông

    11/07/2008Sưu tầmMột hôm Phật cùng các đệ tử đi đến một con sông. Nước sông mênh mông, chảy xiết. Phật cúi xuống nhặt hòn đá khá to rồi quay lại hỏi các đệ tử...
  • Dám hỗn *)

    19/05/2008GS. TS. Hồ Ngọc ĐạiTất cả cách ứng xử thông thường đều đúc kết từ kinh nghiệm sống thường ngày, vì sự an toàn cho cuộc sống trước mắt, ngay lập tức, với một lựa chọn đơn giản nhất: đúng – sai, nên – không nên. Xin bình tâm nghĩ lại coi: Những điều cấm ấy không sai, nhưng đã hẳn là đúng?
  • Trách người…

    16/10/2007Quang Anh“Tiếc thay mộtđóa trà mi, con ong đã tỏ đường đi, lối về”, các cụ nhà ta xưa đã ví cái dễ dãi vô duyên của người con gái cũng thật là ý nhị, văn hoa… Thế mà bây giờ, đem máy ra quay, xem ra cũng chẳng hay gì. Người thì vỡ mộng bởi thần tượng của mình, người thì cố cãi xin hãy coi đó là chuyện bình thường...
  • Hàn Bá Du & danh giá thời nay!

    23/11/2006Cát KhuêPhận làm con phải biết ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ để sau này phụng dưỡng lại cho các cụ khi tuổi già, sức yếu. NgườiViệt mình có câu: “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Đó cũng là nét văn hóa tốt đẹp không chỉ của các dân tộc ChâuÁ như chúng ta mà còn là cảu tất cả mọi con người. Cha mẹ thực ra cũng chỉ là những con người bình thường với những lỗi lầm, những toan tính đời thường...
  • xem toàn bộ