Dám hỗn *)

09:12 CH @ Thứ Hai - 19 Tháng Năm, 2008

Các tài xế coi chừng gà, vịt, chó, mèo, súc vật nói chung, sắp qua hết đường, nghe còi xe thì quay lại! Sao vậy?

- Kinh nghiệm xui nó đấy! Nó chỉ tin vào quãng đường đã đi qua, đâu dám liều bước tới đoạn đường chưa biết.

Tất cả cách ứng xử thông thường đều đúc kết từ kinh nghiệm sống thường ngày, vì sự an toàn cho cuộc sống trước mắt, ngay lập tức, với một lựa chọn đơn giản nhất: đúng – sai, nên – không nên.
- Không nên cầm dao – đứt tay!
- Không nên chơi lửa – cháy nhà!
- Không nên hỗn với người lớn!
- Không nên ăn cắp!
- Vân vân

Từ lời khuyên đến lệnh cấm chỉ gang tấc thôi:
Cấm cầm dao, cấm chơi lửa, cấm hỗn, cấm ăn cắp…

Xin bình tâm nghĩ lại coi: Những điều cấm ấy không sai, nhưng đã hẳn là đúng? Cứ cho ăn cắp là vô đạo đức, nhưng không ăn cắp thì đã chắc là có đạo đức? Hỗn là không nên, nhưng ngoan ngõa thì đã phải là có đạo đức hơn?

May sao, người lớn cứ cấm trẻ em cứ cầm dao, chơi lửa! Cư xử như vậy, trẻ trung thành hơn với nguyên lý NGƯỜI: tránh mối nguy bằng cách vượt qua nó và tạo ra mối nguy còn lớn hơn! Thì đấy, đang đi bộ an toàn, bỗng có anh chàng liều bày chuyện đi xe hai bánh. Đi xe đạp ngã chỉ sầy da, còn ô tô gặp nạn thì toạc trán vỡ đầu, thế mà loài người ngày càng sản xuất ra nhiều ôtô. Rồi máy bay. Rồi con tàu vũ trụ… Mỗi lần cứ như liều lĩnh lao vào một mối khủng khiếp hơn. Thế mới biết bản tính NGƯỜI là không cam chịu quá khứ, dám dấn đến chỗ chưa biết, chưa có trong kinh nghiệm mà người đời bảo là hỗn và liều.

- À mà này, có thật ư, cái thứ đạo đức hỗ như thế?

- Có chứ! Các nhà cách mạng của các thời đại là tấm gương sáng chói về hỗn như thế. Phong trào đổi mới và dân chủ hóa hiện nay thực chất là khuyến khích hỗn như thế.

Chẳng riêng với NGƯỜI, xưa nay thiên nhiên đều khuyến khích sự sống phải hỗn và liều như thế. Cái chồi phải hỗn và liều thì mới dám vượt bỏ quá khứ mầm để trở thành trồi, như trước đó mầm đã dám hỗn và liều vượt bỏ quá khứ hạt giống vậy.

Quá khứ lấy mình làm chuẩn thì phải coi cái mới (trái với kinh nghiệm) là hỗn và liều, và vô đạo đức nữa kia! Nhưng cái gì phù hợp với luật tự nhiên thì bao giờ cũng được cuộc sống cho nó trở thành chính nó, thành chính thống; rồi sẽ đến lượt, chính nó lại lấy mình làm chuẩn để chê bai cái mới tiếp theo là hỗn và liều và vô đạo đức.

Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hiện nay, đâu đâu cũng nhan nhản những sự hỗn loạn về đạo đức, về kỷ cương, những chuyện chướng tai gai mắt… Nhưng từ đó rút ra kết luận gì?

Lập lại kỷ cương xã hội và nhà trường quay về cách dạy lễ như ngày xưa?

- Không! Tôi trả lời KHÔNG. Không phải lập lại kỷ cương cũ, mà xác lập một kỷ cương mới, không phải dạy LỄ mà hình thành lẽ sống mới, theo một nguyên lý đạo đức mới, trên cơ sở triết lý mới của đời sống hiện đại chưa hề có trong kinh nghiệm. Nghĩa là phải thay triết lý nho giáo, vốn là con đẻ của nền tiểu nông, gia trưởng, thủ công nghiệp, với một đời sống trì trệ hàng ngàn năm, bằng một triết lý mới dựa trên nền sản xuất đại công nghiệp, trên cơ sở đời sống xã hội luôn luôn biến động.

Đã có một triết lý như thế cho đạo đức mới: triết lý Mác xít, một triết lý coi trọng KHOA HỌC và CÁCH MẠNG, NHÂN VĂN và CÁ NHÂN.


*) Nhân đọc bài báo của một cây bút Bách khoa bàn về cách dạy giáo dục đạo đức có ý xui nhà trường quay về cách dạy Lễ của ngày xưa

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Tính minh bạch và chuẩn mực đạo đức mới

    30/08/2015Lương Xuân HàTính công khai, minh bạch và lập trường đúng đắn được xem là vấn đề “nhạy cảm” trong mối quan hệ Việt Nam và các quốc gia hiện nay, từ những vấn đề ở tầm vĩ mô như tự do tôn giáo, nhân quyền, quan hệ…
  • Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội

    25/10/2014Mai Xuân Hợi...sự tiến bộ của đạo đức là do những giá trị đạo đức trong lịch sứ phát triển của nó tạo thành. Trong các học thuyết về đạo đức, có học thuyết chỉ có giá trị thúc đẩy tiến bộ xã hội ở một thời điểm nhất định nào đó, nhưng cũng có những học thuyết đạo đức có thể có giá trị lâu dài đối với sự phát triển xã hội...
  • Nghiên cứu nho giáo Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thời đại

    29/09/2013Phó GS Phan Văn CácNho gia vốn quy giá trị nhân sinh thành giá trị xã hội, cho rằng con người phải có trách nhiệm nhất định đối với gia đình, xã hội, đất nước và cả thế giới: đó là lí tưởng cuộc đời và lẽ sống của mỗi người...
  • Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục

    08/11/2010Nguyễn Đình TườngGiáo dục đạo đức trong gia đình. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi người công dân ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
  • Quyền lực và đạo đức

    22/10/2010PGS - TS Bùi Đình PhongTheo "Từ điển tiếng Việt", quyền lực được hiểu là "quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy"...
  • Khai thác các giá trị của truyền thống nho học phục vụ sự phát triển của đất nước trong điều kiện toàn cầu hóa

    05/10/2007Nguyễn Trọng ChuẩnLịch sử của toàn thể nhân loại nói chung dù có những bước thăng trầm nhưng xét trên tổng thể, không ngừng phát triển và không ngừng vận động tiến lên phía trước, đặc biệt là trong thời đại chúng ta. Sự phát triển và vận động đó không tách rời với quá khứ và với việc kế thừa những di sản đã trở thành các giá trị truyền thống được lưu lại từ trong quá khứ...
  • Về tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới

    27/06/2007Nguyễn Văn PhúcTrên bìnhđiện lý luận, cần phân tíchtoàn diện và đầyđủ những nhân tố tácđộng đến quá trình hình thành hệ giá trị và chuẩn mựcđạo đức mới, trongđó, kinh tế thị trường, tiếnbộ công nghệ, giaolưu văn hoá là những nhântố cơ bản nhất...
  • Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay

    28/05/2007Nguyễn Thị Thanh HuyềnToàncầu hóalà một xu thế khách quan,có tácđộng mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Sự tácđộng củanó có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa dẫn đến nhiều nguycơ mà do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nguycơ suy thoáiđạo đức, lối sống của con người Việt Nam...
  • Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

    04/05/2007Lê Thị Tuyết BaTừ khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, bên cạnh rất nhiều cái được, đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực của xã hội, bất chấp những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Một bộ phận trong các tầng lớp, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên nhưng khuôn mẫu, những giá trị đạo đức đích thực.
  • Viễn cảnh mới cho thế kỷ XXI Nhìn từ góc độ một nền đạo đức mới - đạo đức học sinh thái

    31/01/2007Nguyễn Thị Lan HươngVào buổi bình minh của thế kỷ XXIđiều cần thiết là phải tập trung suy ngẫm đến những vấn đề nảy sinh từ sự phát triển và cấu trúc hệ thống hoá chặt chẽ của công nghệ hiện đại. Sở dĩ như vậy là vì vấn đề quan trọng nhất hiện nay chính là sự sống còn của con người và các sinh vật khác trong những nền văn hoá người nhằm mục đích hướng đến một nền hoà bình cho những thế hệ tương lai.
  • Về sự suy giảm giá trị đạo đức hiện nay

    16/01/2007Đinh Hùng TuấnNhững năm gần đây, không ít giá trị đạo đức đã bị xói mòn, suy giảm nghiêm trọng. Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, tệ nạn xã hội, tệ tham nhũng, buôn lậu... có chiều hướng phát triển. Sự suy giảm giá trị đạo đức xã hội thực sự trở thành một trong những vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội ta hiện nay...
  • Tự do đạo đức của chủ thể trong đạo đức học I.Cantơ

    09/01/2007Vũ Thị Thu LanLuận chứng cho việc giải phóng đạo đức học khỏi mọi sự tư biện siêu hình học là một vấn đề triết học mà I.Cantơ đã đặt ra và giải quyết. Đây được coi là một đóng góp quan trọng của ông cho việc xác định bản chất của tri thức triết học.
  • Thuyết nhân, ái thông, hòa của Nho gia

    29/12/2006Mậu Trung GiámLễ kỷ niệm 2550 năm ngày sinh Khổng Tử sẽ được tổ chức long trọng tại quê hương ông - Khúc Phụ vào tháng 10/1999, nhưng từ đầu quý 11, các nhà nghiên cứu đã lần lượt viết bài trên các báo về ý nghĩa, giá trị của Nho học thời đại hiện nay. Bài viết sau đây là một ý kiếm trong số nói trên...
  • Khủng hoảng các giá trị nho giáo

    14/12/2006Trần Văn ĐoànMọi cuộc bàn luận về khủng hoảng giá trị đều không dễ và tôi ngại rằng cuộc bàn luận này cũng khó đạt tới kết quả mong muốn, cho dù chúng ta có đủ thời gian, công sức và tiền bạc. Tính mơ hồ, sự phong phú và cả tính phức tạp nữa của cái mà chúng ta gọi là giá trị đã làm cho công việc trở nên quá khó khăn. Chúng ta tranh cãi về ý nghĩa của giá trị, mà không bàn đến việc tại sao chúng ta phải chấp nhận các giá trị đó. Để tránh các vấn đề rắc rối như thế, chương này chỉ giới hạn trong việc chẩn đoán triệu chứng con bệnh trong một xã hội Nho giáo cụ thể...
  • Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

    28/11/2006Phạm Văn ĐứcNhu cầu là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người hành động. Sự thoả mãn nhu cầu ấy, đối với chủ thê hành động, là lợi ích. Vì vậy, lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu và nó chỉ có nghĩa là lợi ích khi được đặt trong quan hệ với nhu cầu. Ngoài mối quan hệ đó, cái được coi là lợi ích không còn là lợi ích nữa...
  • Quan niệm của nho giáo về xã hội lý tưởng

    20/10/2006Nguyễn Thanh BìnhGiống như bất kỳ một học thuyết chính trị - xã hội nào khác, Nho giáo cũng đưa ra quan niệm về một xã hội lý tưởng với tất cả những đặc điểm căn bản của nó và các biện pháp để tạo lập duy trì cái xã hội ấy.
  • Lý học và tượng số của Nho - Lão - Phật giáo

    23/08/2006Đ.H.LTừ khi ra đời và phát triển đến thế kỷ XI là thời điểm Nho giáo thịnh vượng nhất cùng với những tên tuổi lớn như: Âu Dương Tu, Thiệu Ung, Chu Hi...Đồng thời cho đến lúc này, Nho giáo được chia ra thành hai bộ phận: đạohọc và đứchọc, và trình độ triết học của Nho giáo đã được nâng lên cao ngang với Lão học và Phật học...
  • Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay

    10/08/2006Cao Thu HằngNhững giá trị tinh thần và đặc điểm của nhân cách con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa và bắt nguồn từ những hoàn cảnh địa lý, môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội...
  • Về một số giải pháp xây dựng nhân cách đạo đức hiện nay

    25/06/2006PTS. Nguyễn Văn PhúcSự hình thành nhân cách nói chung, nhân cách đạo đức nói riêng, bị quy định bởi tổng thể những điều kiện kinh tế xã hội và bởimột hệ thống giáo dục do chính những điều kiện kinh tế - xã hội đó quy định. Tuy vậy, để xây dựng nhân cách đạo đức, trước hết cần phải tính đến những nhân tố cơ bản quy định sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức để từ đó, rút ra những giải pháp khả thi...
  • Giá trị đạo đức- giá trị bản thân và giá trị xã hội

    11/03/2006Ngô ToànĐạo đức là một hệ thống giá trị, một hiện tượng xã hội mang tính chuẩn mực, thể hiện mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt...
  • xem toàn bộ