Quen lối mòn

07:48 SA @ Chủ Nhật - 08 Tháng Bảy, 2007

Tình trạng sinh viên đi theo lối mòn thật đáng báo động. Những bài tiểu luận đều là copy, cắt dán từ sách này, sách kia. Sinh viên cũng xuề xoà: Anh chị đi trước làm thế, thầy cô chẳng nói gì...

Có nhà sinh vật nọ làm thí nghiệm nhỏ về loài sâu bướm. Ông bắt những con sâu bướm đặt nối tiếp nhau lên vành chậu, đầu con này nối tiếp “đuôi” con kia.

Kết quả là những con sâu bướm cứ nối đuôi nhau bò vòng quanh chậu suốt gần một tuần cho đến khi chết rũ vì đói, mặc dù nhà sinh vật đã để nguồn thức ăn chỉ cách chúng chưa đầy một gang tay.

Trong cuộc sống chúng ta đôi khi cũng giống như loài sâu bướm kia, rất dễ bị “chết mòn” trong những lối mòn, đặc biệt là trong cách suy nghĩ và nhận thức.

Ở quê tôi mấy năm gần đây nổ rộ phong trào đào ao nuôi cá. Nhà nào cũng nuôi, người nào cũng bán thì lấy ai mua? Những phiên chợ cá trở nên ế ẩm. Đến lúc này có người chậc lưỡi biết thế thì mình đầu tư kinh doanh thức ăn chăn nuôi thì khả quan hơn chăng?

Trong lĩnh vực kinh doanh cũng vậy, rất nhiều doanh nghiệp ăn nên làm ra nhưng không ít doanh nghiệp thất bại. Nguyên nhân không phải là trình độ người quản lý kém mà do doanh nghiệp đó không tự tìm cho mình con đường đi riêng.

Có giảng viên nọ hễ lên lớp là chê bai đồng nghiệp dạy không có phương pháp. Vị này còn chỉ trích mạnh mẽ lối dạy học truyền thống: Thầy đọc trò ghi và hùng hồn tuyên bố: Sẽ có cách dạy riêng.

Tuy nhiên thầy vẫn chưa thực hiện lời tuyên bố của mình. Đến giờ, vào lớp, cầm micro, đọc giáo trình và truyền đạt kiến thức giống như các giảng viên khác. Sinh viên háo hức, hy vọng để rồi thất vọng: Thầy cũng chỉ đi theo lối mòn mà thôi.

Tình trạng sinh viên đi theo lối mòn thật đáng báo động. Những bài tiểu luận đều là coppy, cắt dán từ sách này, sách kia. Sinh viên cũng xuề xoà: Anh chị đi trước làm thế, thầy cô chẳng nói gì. Có lẽ thầy cô không nói gì nên khi ra trường họ va chạm với cuộc sống và cảm thấy hoang mang, ngỡ ngàng…

Trong cuộc sống mỗi người đều đặt cho mình mục tiêu để phấn đấu. Tuy vậy nhiều người vẫn lạc vào lối mòn và họ không biết mình đang cần gì, muốn gì.

Điều quan trọng là chúng ta phải xác định cho mình một mục đích để sống. Nếu chúng ta tự thiết kế cho mình con đường đi riêng thì con đường thành công sẽ mỹ mãn và đáng tự hào biết bao.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Hư danh, kém hợp quần, không hiệp tác, hư hỏng

    06/06/2019Vương Trí NhànTục ta nghề nào lập hội ấy, một là để giữ gìn công việc cho nhau, hai là để liên lạc tình nghĩa với nhau, ba là để binh vực nhau cứu giúp nhau, vậy là cái chủ ý cũng hay... Tiếc thay dân trí ta hẹp hòi, chỉ biết có tiền thì lo ngay đến một mảnh danh giá cúng về dân, để lấy cái tên ghi...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tầm nhìn hạn hẹp, cam chịu, lẫn lộn, kìm hãm nhau

    04/06/2018Vương Trí NhànXét nước ta học văn học của Trung Quốc bắt chước quá sâu, có khi mất cả chân tướng của mình. Từ khi hấp thụ văn minh Trung Quốc, không phân biệt tốt xấu cái gì cũng thâu vào, lựa chọn không tinh, được không bù mất.
  • Thói hư tật xấu người Việt chỉ trong 300 trang, có đủ?

    30/06/2016Trần ThanhSau khi cố GS Trần Quốc Vượng, GS Cao Xuân Hạo bày tỏ ý định làm sách về thói xấu người Việt Nam nhưng chưa thành, đến lượt nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn quyết tâm cho ra mắt cuốn sách hứa hẹn hấp dẫn này...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thiếu tri thức, học vụ lợi, dễ tầm thường

    23/08/2015Vương Trí NhànTôi thường thấy ở mình kẻ nào khôn hơn chút đỉnh, giao thiệp với người kém hơn chút đỉnh, thuần chỉ nói dối. Đứa “ăn cắp có giấy”, đứa ăn cắp chưa có cấp bằng cũng đều một mực như thế cả...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tự giam hãm, kéo bè cánh, kiếm chác

    31/07/2015Vương Trí NhànTục nước mình thường hay thiên trọng ở chốn hương thôn, quanh năm suốt tháng lẩn quẩn ở trong làng, chiếm được một chỗ ngồi nơi hương đảng đã lấy làm vinh dự, tranh nhau làm ông phó, tranh nhau làm ông xã, tranh nhau ăn trên, tranh nhau ngồi cao...
  • Biết mình biết người, tỉnh táo đi tới!

    22/12/2010Vương Trí NhànBắt tay vào cuộc hội nhập là chấp nhận rằng chúng ta sẽ tham gia sân chơi lớn của thế giới. Điều cần thiết lúc này là soát xét lại mình, bàn bạc, học hỏi, rút kinh nghiệm, sẵn sàng làm lại mình nếu cần. Bởi mọi cơ hội chỉ có ý nghĩa khi người ta có một phương sách đúng, một chiến lược đúng để tận dụng được nó...
  • Phản đề của “người Việt xấu xí”

    12/01/2007Thiên LươngNgười Việt không ít tính xấu, nhưng cũng cần xét về nguyên nhân, về cội rễ của những thói tật ấy thay vì ngồi nhìn và chỉ trích nó như một khoái cảm. Nhìn vào cái xấu phải có cái tốt làm đối trọng.
  • “Để người Việt Nam tự nhận thức...”

    12/09/2006Nguyên An thực hiệnTự nhận là đang làm công việc “chưa ai khai phá”, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, “người hay nói về nhược điểm của đồng nghiệp”, đang góp nhặt những lời người xưa cảnh tỉnh về thói hư tật xấu của người Việt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau và dự định sẽ in thành sách. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông về công trình này...
  • Hạn chế của tư duy, nhận thức người Việt

    09/09/2006GS, TS Tô Xuân Dân và TS. Nguyễn Thành CôngXét về mặt bản chất, tư duy, nhận thức của người Việt Nam có một số hạn chế cần khắc phục sau đây: Bệnh "cá nhân chủ nghĩa". Trong một thời gian khá dài, tại các đợt học tập chính trị, chỉnh huấn từ những năm 1952 - 1960 đều lấy việc chống chủ nghĩa cá nhân làm chủ đề chính cho các sinh hoạt và rèn luyện đạo đức, tư tưởng...
  • xem toàn bộ